Đánh Giá Các Sàn Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Việt Nam

được chứng nhận đảm bảo VSATTP, hoàn toàn không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất trừ cỏ và phân bón hóa học, không chất bảo quản... Sản phẩm của cửa hàng được chia thành 2 nhóm chính:

Nhóm 1: Sản phẩm do chính công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị sản xuất và đóng gói.

Tiêu Cùa

Tiêu Ngũ Sắc

Muối mỏ

Cà phê Khe Sanh

Chè Vằng

Sâm Bố Chính sấy khô

Hạt ném Quảng Trị

Hộp quà đặc sản Quảng Trị

Nhóm 2: Sản phẩm do các công ty khác trong địa bàn tỉnh Quảng Trị sản xuất và đóng gói, cửa hàng chỉ giữ vai trò làm đại lý phân phối sản phẩm.

Bột sắn dây Thịnh Thành

Tinh bột nghệ Vĩnh Linh

Tinh dầu thơm Quảng Trị (tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế, tinh dầu ngũ sắc, tinh dầu cam)

Dầu lạc – Bơ đậu phộng Cam Lộ

Cao cà gai leo An Xuân Quảng Trị

Gạo sạch Triệu Phong

Giá các sản phẩm trong cửa hàng chỉ từ 30.000 đồng trở lên, giá sản phẩm đã được công ty niêm yết.

Nhiều sản phẩm có thể khách hàng còn ít quan tâm và biết đến, nhưng đối với một số sản phẩm thì rất phổ biến và được khách hàng ưa chuộng. Chính vì vậy, cửa hàng cần phải đổi mới hình thức bán hàng để có thể tiếp cận và quảng bá nhiều sản phẩm đến với khách hàng trong nước, thậm chí là cả những khách hàng đến từ nước ngoài.

2.1.2.2. Phân tích khách hàng


Khách hàng là yếu tố ác động trực tiếp đối với việc kinh doanh của cửa hàng 8S. Một sản phẩm và dịch vụ có giá trị hay không đều phụ thuộc vào sự chấp nhận của thị trường.

Khách hàng là người tiêu dùng các sản phẩm của cửa hàng. Có thể thấy yếu tố khách hàng là một yếu tố quyết định khả năng sinh lời tiềm tàng của ngành cũng như sự thành công hay không của cửa hàng. Vì vậy, việc xác định khách hàng và nhu cầu của họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cửa hàng.

Khách hàng của cửa hàng 8S chủ yếu là những khách hàng có thu nhập ổn định từ mức trung bình trở lên, có nhu cầu mua sản phẩm để làm quà tặng bạn bè, người thân, đồng nghiệp và cấp trên. Bên cạnh đó cửa hàng vẫn đáp ứng một lượng ít những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm để sử dụng.

Cơ cấu khách hàng của cửa hàng: Khách hàng trong địa bàn tỉnh Quảng Trị chiếm 70% tổng số khách hàng. Trong đó, khách hàng mua làm quà tặng chiếm 50% còn lại 20% là khách hàng mua để sử dụng. Khách hàng ở các tỉnh thành khác chiếm 30% trong tổng số khách hàng.

2.1.2.3. Phân tích ma trận SWOT


Phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) nhằm phác họa những khó khăn và cơ hội trong vấn đề xây dựng kế hoạch đưa sản phẩm của cửa hàng 8S lên các sàn giao dịch thương mại điện tử phù hợp, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc bán hàng trực tuyến qua sàn thương mại điện tử. Dưới đây là phân tích ma trận SWOT cho cửa hàng 8S:

Bảng 2.3. Phân tích ma trận SWOT


STRENGTH – Điểm mạnh

WEAKNESS – Điểm yếu

- Cửa hàng có nhiều sản phẩm đa dạng,

- Phương thức kinh doanh và quản lý

phong phú và chất lượng tốt là đặc sản

đang ở quy mô nhỏ.

của các huyện, thị tỉnh Quảng Trị.

- Số lượng nhân viên của cửa hàng

- Có thị trường ổn định, được một số

chưa có hiểu biết nhiều và đúng về

khách hàng trong tỉnh cũng như trong

thương mại điện tử.

nước biết tới và tín nhiệm.

- Đang trong quá trình bán hàng theo

- Giá cả được niêm yết hợp lý, dịch vụ

phương thức truyền thống là chủ

chăm sóc khách hàng tốt. nằm ở trung

yếu, chưa áp dụng thương mại điện

tâm thành phố Đông Hà, khách hàng dễ

tử vào kinh doanh.

dàng đến mua sắm và tham quan sản


phẩm.


OPPORTUNITY – Cơ hội

THREAT – Thách thức

- Nền kinh tế trong nước đang ổn định,

- Công nghệ thông tin phát triển

thu nhập của người dân ngày càng tăng.

mạnh mẽ đòi hỏi cửa hàng phải

- Thương mại điện tử ngày càng phát

nhanh chóng triển khải và phát triển

triển và phát triển ngày càng mạnh mẽ,

nhiều ứng dụng hơn để thu hút quảng

cùng với sự bùng nổ của công nghệ

bá tới khách hàng.

thông tin và mạng Internet trên khắp các

- Việc kinh doanh trực tuyến đòi hỏi

quốc gia thế giới. Con người ngày càng

có nhiều phương thức thanh toán nên

có điều kiện tiếp xúc nhiều với Internet.

cửa hàng phải tích hợp nhiều phương

- Trong điều kiện nền kinh tế phát triển

thức thanh toán.

cuộc sống của con người ngày càng trở

- Cần phải đầu tư một khoản chi phí

nên bận rộn hơn, con người ngày càng

cho việc ứng dụng thương mại điện

yêu thích và lựa chọn những thứ mang

tử.

tính tiện lợi, họ ưu tiên cho sự thuận

- Sự cạnh tranh trong kinh doanh

tiện, tiết kiệm về thời gian và chi phí.

ngày càng khốc liệt, nhất là về giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Qua ma trận SWOT trên ta thấy cửa hàng đang đối diện với các đối thủ cạnh tranh về giá, sản phẩm của cửa hàng vẫn chưa được đại đa số khách hàng trong nước biết đến, giúp cửa hàng vẽ ra chiến lược khác biệt so với đối thủ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

2.1.2.4. Phân tích thị trường kinh doanh


Ma trận PEST

Ma trận PEST là một công cụ để xác định được thị trường đang đi lên hay đi xuống và dựa vào đó để định vị, tìm kiếm khả năng và định hướng cho doanh nghiệp. Phân tích PEST là viết tắt của 4 chữ:

Political – Chính trị

Economic – Kinh tế

Social – Xã hội

Technology – Công nghệ

Phân tích PEST được dùng để phát triển chiến lược kinh doanh một cách chủ động và toàn diện.

Political (Chính trị, pháp luật)


Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng ổn định, ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện kinh doanh ổn định, lâu dài và cạnh tranh lành mạnh.

Bảng 2.4. Phân tích ma trận PEST


Economic (Kinh tế)


GDP Việt Nam dự kiến tăng 1,8% trong năm 2020 và tăng ở mức 6,3% trong năm 2021, trong khi GDP khu vực châu Á đang phát triển sẽ suy giảm 0,7% trong năm 2020, và tăng 6,8% trong năm 2021. Nền kinh tế tăng trưởng dẫn đến nhu cầu về đời sống của người dân tăng lên. Điều này giúp cho cửa hàng kinh doanh thuận lợi hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn.


Technology (Công nghệ)


Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khách hàng đã có thể ngồi ở nhà truy cập vào facebook, website của cửa hàng để lựa chọn và biết thêm thông tin chi tiết của nhiều sản phẩm. Thêm vào đó là sự phát triển của các sàn thương mại điện tử càng tạo cho khách hàng sự thuận tiện trong việc mua sắm và so sánh giá giữa các cửa hàng khác nhau.

Sociocultural (Văn hóa – Xã hội)


Xã hội có rất nhiều cửa hàng bán hàng nông sản sạch – đặc sản của địa phương họ. Tuy nhiên khách hàng vẫn quan tâm đến những sản phẩm đặc sản Quảng Trị, đặc biệt là những khách hàng muốn mua sản phẩm của cửa hàng làm quà biếu bạn bè, đồng nghiệp và người thân của họ. Đây là những đặc điểm chính của khách hàng mà cửa hàng nên nắm bắt để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Từ ma trận PEST trên ta thấy rằng mọi thứ đang rất thuận tiện cho việc kinh doanh của cửa hàng 8S, với những điều kiện trên thì bên cạnh đó cũng có những thách thức đi kèm. Điều này buộc cửa hàng 8S phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để khắc phục những khó khăn.

Phân khúc thị trường


Bảng 2.5. Phân tích phân khúc thị trường


Phân khúc

Phân khúc theo tâm lý

Phân khúc theo nhân chủng học

Theo sở thích

Theo thu nhập

Theo độ tuổi, giới

tính

- Thị hiếu khách hàng đối với sản phẩm của cửa hàng.

- Phân khúc thị trường chủ yếu là những người quan tâm đến nông sản, đặc sản sạch.

- Có nhiều đối tượng khách hàng.

- Thị trường dễ tiếp cận thông qua mạng xã hội và các kênh.

- Phân khúc thị trường chủ yếu là những khách hàng có thu nhập ổn định từ mức trung bình trở lên.

- Thị trường có giá trị cần thu hút.

- Khách hàng ở thị trường này là những người có độ tuổi từ 18 trở lên có việc làm và có thu nhập ổn định.

- Không phân biệt giới tính.

Phân tích đối thủ cạnh tranh


Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh đặc sản của địa phương ngày càng phổ biến và đang được quan tâm. Do đó cửa hàng đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở trong địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng như các thành phố khác. Trong tỉnh Quảng Trị có QTOrganic Mart của công ty cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng Trị và những cửa hàng bán đặc sản riêng biệt của những huyện, thị xã. Thêm vào đó, đối thủ của cửa hàng còn là các cá nhân, hộ gia đình cũng đang kinh doanh nhỏ lẻ trong cùng lĩnh vực này.

Ngoài ra, đặc sản Quảng Trị cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của rất nhiều đặc sản đến từ các vùng miền khác trên cả nước. Ví dụ như đặc sản khoai deo Quảng Bình, dầu lạc Phong Nha – Quảng Bình, trà Cung Đình Huế, tiêu Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột,... Đây đều là những đặc sản đã có một lượng lớn khách hàng quan tâm đến và yêu thích.

2.2. Đánh giá các sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam


Thị trường Thương mại Điện tử ở nước ta có xu hướng tăng dần đều ở những năm 2015 đến nay, tuy nhiên để nói về sự bùng nổ thì phải nhắc đến năm 2019. Trong năm, ngành Thương mại Điện tử đã có sự tăng trưởng vượt bậc, thu về 2,7 tỷ USD trong riêng năm 2019 và đã có hơn 35,4 triệu người sử dụng. Cũng trong năm 2019, lượng người sử dụng mạng tại Việt Nam là 59,2 triệu/tổng dân số cả nước, dự đoán trong năm 2021 con số này sẽ tăng trưởng lên thành 68 triệu người/tổng dân số. Lượng người sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm cũng tăng khá rò rệt, dự đoán cho đến năm 2021 sẽ tăng thêm 5 triệu người sử dụng, tăng từ 35 triệu lên 40 triệu người.

Với số liệu khá khả quan như vậy, đó cũng là một trong những điều kiện rất tốt để công ty nói chung và cửa hàng 8S nói riêng chuyển hướng đầu tư vào mảng kinh doanh, mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Để kể đến các sàn thương mại điện tử thì phải điểm mặt qua 4 ông lớn đang “nắm trùm” thị trường tại Việt Nam đó là Tiki, Lazada, Shopee và Sendo.

2.2.1. Sàn thương mại điện tử Lazada Việt Nam


2.2.1.1. Tổng quan về Lazada Việt Nam


Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Lazada Group được điều hành bởi giám đốc kiêm nhà sáng lập người Đức Maximilian Bittner. Sau đó tập đoàn Alibaba của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma mua lại và hoàn tất thương vụ vào đầu năm 2015.

Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012, là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, sản phẩm thời trang, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao,…


Hình 2 3 Giao diện trang chủ của sàn thương mại điện tử Lazada Nguồn 1


Hình 2.3. Giao diện trang chủ của sàn thương mại điện tử Lazada


(Nguồn: www.Lazada.vn)


2.2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trên sàn TMĐT Lazada Việt Nam


Bán hàng trên Lazada có ưu điểm:

Lazada Việt Nam là một trong các sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập. Theo số liệu công bố của Lazada vào năm 2014, sàn TMĐT này đang chiếm 36,1% thị phần. Chính sách thu phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí.

Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 3% cho sản phẩm điện tử – điện gia dụng, 5% với sản phẩm thời trang, 5% cho các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng. Nhà bán hàng có thể tận dụng ưu điểm Lazada để tạo một nền móng vững chắc trong doanh thu. Ngoài ra còn có thể nhờ kênh bán hàng này gây dựng thương hiệu của mình. Tính chuyên nghiệp của Lazada thể hiện rò ràng nhất ở mục Quản lý bán hàng dành(Seller Centre) cho đối tác. Qua khảo sát, nhà bán hàng cho rằng Seller Centre của Lazada là ít (gần như không) bị lỗi. Hệ thống thể hiện rò ràng, minh bạch, rất tiện cho việc theo dòi và quản lý kinh doanh. Thêm vào đó, bộ phận chăm sóc đối tác, giải quyết khiếu nại (CPS) cực kỳ chuyên nghiệp, nhanh chóng và có trách nhiệm. Khi bạn cần hỗ trợ hoặc khiếu nại, 99% trường hợp sẽ được giải quyết thấu đáo. 100% được ghi nhận và phản hồi qua email cho đến khi vấn đề của bạn được giải quyết. Đặc biệt ở Lazada nhà bán hàng có thể giao hàng qua hệ thống DOP rất thuận tiện và tiết kiệm chi phí, Lazada cũng tự lập 1 nhà vận chuyển phục vụ riêng cho mình, dịch vụ khiến nhiều nhà bán hàng khen ngợi.

Bán hàng trên Lazada gây ra nhiều trở ngại:

Thủ tục đăng ký gian hàng trên Lazada khá phức tạp hơn so với các sàn TMĐT khác, khai báo ảnh CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh,… để mở gian hàng. Các chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao trong khi thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng. Hiện tại Lazada chưa có hệ thống về quản lý thông tin người mua, khiến phát sinh các đơn hàng xấu (hay gọi là bom hàng). Nhà bán hàng hay bó tay trước những đơn hàng mà xác suất bị bom cao mà không thể hủy vì ảnh hưởng đến độ uy tín của gian hàng mình. Vì vậy, Lazada chỉ là kênh tăng doanh thu, khó phát triển và mở rộng bởi chính sách tập trung vào người mua và các quy định khắt khe với người bán hàng. Có hệ thống DOP tuy tiện nhưng chưa phổ biến toàn quốc.

2.2.2. Sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí