là văn bản chính sách đầu tiên của Việt Nam mang tính định hướng cho sự phát triển của TMĐT, trong đó nêu rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam và những hướng ưu tiên cho thời gian 5 năm tới như: Cần phát triển nguồn nhân lực đồng bộ, nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản dưới luật để phục vụ cho TMĐT, đến năm 2010, các cơ quan chính phủ phải đưa hết các dịch vụ công lên mạng, khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, hợp tác quốc tế về thương mại điện tử...Các chính sách trên được thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2010 thông qua việc triển khai sáu chương trình. Mỗi chương trình gồm nhiều dự án. Mỗi dự án sẽ do một bộ ngành chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh triển khai
b. Chiến lược phát triển CNTT- truyền thông đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
Xác định công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chính sách định hướng phát triển công nghệ thông tin - truyền thông cho từng thời kỳ. Năm 2005, văn bản mới nhất là Chiến lược phát triển công nghệ thông tin - truyền thông đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Chiến lược có 4 nội dung chính dưới đây:
Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông
Có thể bạn quan tâm!
- Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững - 3
- Các Công Đoạn Của Một Giao Dịch Mua Bán Qua Mạng
- Một Số Kinh Nghiệm Phát Triển Tmđt Trên Thế Giới
- Thực Trạng Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Và Viễn Thông
- Nguồn: Báo Cáo Toàn Cảnh Internet Việt Nam, Nguyễn Lê Thúy (15/6/2005), Đường Link Www.hca.org.vn/su_Kien/sk_Hca/toan_Canh_Cntt/nam2005/thamluanvio05/nguyenlethuy
- Các Chủ Thể Tham Gia Cung Cấp Dịch Vụ Đào Tạo Cntt/tmđt
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông Trong số các chương trình trọng điểm được nêu trong bản Chiến lược, có
hai chương trình liên quan trực tiếp đến hoạt động TMĐT:
Xây dựng hệ thống thông tin thương mại và các doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình này nhằm hỗ trợ các DN và thu hút đầu tư, thúc đẩy xuất nhập khẩu, khai thác thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế và tiến tới TMĐT.
Xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến TMĐT, tham gia chương trình e-ASEAN về TMĐT, chuẩn bị hội nhập quốc tế. Chương trình này sẽ mang lại những cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và TMĐT nói riêng những bước chuyển biến mới, tạo nền tảng vững chắc cho Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới.
Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg phê duyệt Ngày 29/7/2005. Mục tiêu của đề án là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường công nghiệp CNTT
c. Các chính sách khác
Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010: Nhận thấy chính phủ điện tử là một bộ phận quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính, từ năm 2004, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã chủ trì xây dựng dự thảo Kế hoạch tổng thể phát triển Chính phủ điện tử đến năm 2010. Dự thảo Kế hoạch tổng thể đặt ra 3 mục tiêu cho Chính phủ điện tử Việt Nam đến năm 2010 là nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan Chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp, xây dựng hạ tầng truyền thông và hoàn thiện môi trường pháp lý.
Dự án "Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam": Ngày 10/8/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 777/QĐ-TTg phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam. Đây là dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các cơ quan chính phủ và doanh
nghiệp, đào tạo, điều chỉnh một số vấn đề về chính sách viễn thông và công nghệ thông tin cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập.
Một số văn bản khác cũng đang trong quá trình soạn thảo: Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet, Chương trình trọng điểm quốc gia ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010, Chiến lược phát triển công nghiệp phần mềm.
1.1.2. Pháp luật về TMĐT
Để đáp ứng các yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TMĐT cũng bước đầu được hình thành và bổ sung.
a. Luật giao dịch điện tử
Sau gần hai năm soạn thảo, ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ tám thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.
Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử.
Nhìn chung, việc ban hành Luật GDĐT có hai ý nghĩa lớn. Thứ nhất, Luật thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối với GDĐT, trong đó có giao dịch TMĐT. Thứ hai, doanh nghiệp và các bên khác tham gia TMĐT có thêm lòng tin, sự cổ vũ để mạnh dạn tiến hành TMĐT vì họ biết rằng nếu có tranh chấp thì đã có chỗ dựa về mặt pháp lý bảo vệ quyền lợi cho mình.
Trước đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã không ký kết hợp đồng với DN trong nước do không thể GDĐT, Luật GDĐT ra đời đã thiết lập nền tảng cho các giao dịch điện tử, trong đó có giao dịch TMĐT, tác động mạnh đến hiện trạng TMĐT ở Việt Nam. Luật GDĐT đề cập đến nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hành chính công. Trong hoạt động của các bộ các ngành trước đây, việc cấp phép phải qua nhiều nấc, nhiều khâu, nhiều cửa. GDĐT sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, bớt cho người dân phải đi lại.
Mặc dù Luật GDĐT đã công nhận tính pháp lý của thông điệp dữ liệu, chứng thực điện tử và chữ ký điện tử (CKĐT)..., nhưng trong thực tế còn rất nhiều những trường hợp chưa biết phải giải quyết như thế nào. Ví dụ như: việc xác thực CKĐT có những chi tiết nào, DN nào được cấp CKĐT, thủ tục xin cấp như thế nào...? Tất cả phải chờ nghị định. Song, cho đến nay, các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật vẫn chưa soạn xong, trừ nghị định về TMĐT đã được trình Chính Phủ.Chưa có nghị định, hàng loạt câu hỏi đặt ra khiến các doanh nghiệp cảm thấy không yên tâm tham gia TMĐT: Các công nghệ CKĐT và xác thực CKĐT ở Việt Nam hiện nay có đủ tin cậy không? Khi có tranh chấp về TMĐT, cán bộ của viện kiểm sát, tòa án liệu có đủ trình độ công nghệ và am hiểu những đặc tính của thế giới ảo để phân biệt đâu là thật, đâu là gian lận, và biết cách làm việc với các chứng cứ điện tử? Liệu chính các nghị định có bỏ sót nhiều trường hợp có thể xảy ra trong thực tế? ….
Việc Luật có đủ tác động đến TMĐT hay không phụ thuộc vào nhiều phía. Bản thân Luật còn cần các văn bản hướng dẫn chi tiết nên các cơ quan Nhà nước phải khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản này. Mặt khác, khi đã có Luật, Nhà nước cần phải có chiến dịch tuyên truyền rộng rãi giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn tác dụng của Luật này. Ban hành luật và tuyên truyền chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là chính doanh nghiệp phải nhận thấy lợi ích của việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình trên cơ sở những gì Luật và văn bản dưới luật đã quy định.
b. Luật thương mại (sửa đổi)
Được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Luật Thương mại là văn bản pháp lý nền tảng cho các hoạt động thương mại, trong đó có TMĐT. Điều 15 (Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại) của Luật ghi nhận: "Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản."
Ngoài ra, một điều khoản khác liên quan đến TMĐT là khoản 4, Điều 120
(Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ), trong đó coi "Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet" là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh TMĐT đang ngày được các doanh nghiệp nhận thức rõ về tầm quan trọng và ứng dụng ở nhiều mức độ khác nhau, những quy định về TMĐT cần được phản ánh chi tiết và cụ thể hơn trong luật và các văn bản dưới luật.
c. Bộ luật dân sự (sửa đổi)
Được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2006 là một văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Khoản 1, Điều 124 "Hình thức giao dịch dân sự" đã chấp nhận thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản:
"Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản."
Bộ luật Dân sự đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp giao kết, sửa đổi, thực hiện, hủy bỏ hợp đồng. Đây là những khái niệm quan trọng cần tính đến khi xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến giao kết hợp đồng trong môi trường điện tử.
d. Luật hải quan ( sửa đổi)
Được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. So với Luật Hải quan năm 2001, luật này bổ sung một số quy định mở đường cho áp dụng hải quan điện tử (trình tự khai hải quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử).
Điều 39 quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng TMĐT. Khi thực hiện thông quan điện tử, doanh nghiệp sẽ khai báo thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu đến cơ quan hải quan thông qua hệ thống mạng điện tử. Trung tâm dữ liệu thông tin Hải quan điện tử sẽ tiếp nhận và xử lý dữ liệu đó, sau đó cơ quan hải quan xử lý phân luồng hàng hóa và quyết định hình thức kiểm tra thông quan…Hồ sơ hải quan điện tử được phân vào 3 luồng, tương ứng với các cấp độ thông quan: luồng xanh là miễn kiểm tra và thông quan ngay; luồng vàng là kiểm tra hồ sơ trước khi thông quan và luồng đỏ là kiểm tra hàng hóa trước khi
thông quan. Sau khi nhận được thông tin phân luồng qua mạng điện tử, hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra hàng hóa và giám sát. Nếu như khai báo hải quan bằng văn bản giấy thường mất từ 2-3 ngày thì với việc khai báo qua hải quan điện tử các thủ tục giảm xuống còn chưa đầy 1 giờ. Việc làm này sẽ giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp, bản thân hải quan cũng sàng lọc được đội ngũ nhân viên của mình để họ nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Quyết định của Hải quan điện tử về việc thông quan đối với một lô hàng phụ thuộc rất nhiều hệ thống dữ liệu liên quan đến lô hàng đó như chủng loại hàng, biểu thuế các loại, chính sách thuế ưu đãi hay hạn ngạch đối với mặt hàng đó... Tất cả các thông tin phải được mã hoá để máy tính có thể hiểu và đưa ra quyết định. Nhưng riêng ngành hải quan không hoàn thiện được hệ thống dữ liệu này. Thiếu sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành đang được coi là trở ngại lớn nhất đối với Hải quan điện tử.
Luật hải quan sửa đổi ra đời góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quản lý của hải quan, tương thích với hải quan các nước trong khu vực và phù hợp với tiến trình hội nhập… như mong muốn của không ít doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc quản lý thông tin tập trung sẽ giúp hải quan chuyển từ kiểm tra, kiểm soát từng lô hàng sang quản lý toàn bộ thông tin về quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu thuế cho nhà nước tốt hơn
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ hình thức khai báo truyền thống bằng văn bản giấy sang điện tử là một bước ngoặt đòi hỏi đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất kỹ về trình độ nghiệp vụ cũng như tâm lý sẵn sàng của nhân viên hải quan và bản thân doanh nghiệp. Ở các nước trên thế giới, khoảng thời gian này thông thường mất gần 20 năm.
e. Luật sở hữu trí tuệ
Được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2006, Luật Sở hữu trí tuệ thể hiện một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy không có quy định cụ thể liên quan đến lĩnh vực TMĐT, nhưng các nguyên tắc trong Luật Sở hữu trí tuệ có thể áp dụng đối với môi trường mới này. Ví dụ: hành vi sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trái phép trên Internet vẫn bị coi là hành vi vi phạm quyền độc quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá của chủ sở hữu như hành vi vi phạm trong môi trường truyền thống.
Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh thực hiện, tình hình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến công nghệ thông tin và TMĐT vẫn chưa có nhiều thay đổi. Đánh giá của Liên minh Doanh nghiệp phần mềm (BSA, www.bsa.org) cho thấy tỷ lệ sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền ở Việt Nam vẫn lên đến 92%, là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với giá trị vi phạm 55 triệu USD. Ở vị trí thứ 2 (91%) là Ucraina, vị trí thứ 3 là Trung quốc (90%). Mỹ là quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền thấp nhất (21% - giảm 1% so với trước đó một năm). Tỷ lệ vi phạm chung toàn cầu là 35%, giảm 1% so với năm trước. 3
Với sự phát triển nhanh chóng của TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới đây, việc ban hành một số văn bản dưới luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu trí tuệ trong TMĐT là rất cần thiết để tạo ra sự minh bạch, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.
f. Luật CNTT
Là một dự án luật đang được xây dựng, nhưng Luật CNTT được dự đoán sẽ có nhiều tác động đến TMĐT do phạm vi điều chỉnh của luật đề cập đến những quy định về ứng dụng CNTT trong môi trường điện tử.
Luật này dành hẳn một mục về TMĐT, bao gồm các Điều từ 32 đến 40, trong đó có những quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng (Điều 34), website bán hàng (Điều 35), trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi trường mạng (Điều 36), đặt hàng trên môi trường mạng (Điều 37), quảng cáo trên môi trường mạng (Điều 39).
Các quy định trên có nội dung đề cập trực tiếp đến hoạt động thương mại điện tử, tuy nhiên còn chưa đầy đủ do không thể bao quát hết các vấn đề của
3 Báo cáo của BSA- Liên minh doanh nghiệp phần mềm, tháng 5/2005,website: www.bsa.com
thương mại điện tử trong khi lại có những nội dung liên quan đến phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác, ví dụ vấn đề quảng cáo, thanh toán, hoặc bảo vệ thông tin cá nhân (Điều 17). Do vậy, cần xác định lại phạm vi điều chỉnh, từ đó làm căn cứ xây dựng nội dung, thiết kế lại bố cục của dự thảo Luật CNTT. Nói chung có hai giải pháp để Luật CNTT có thể hướng tới.
Giải pháp thứ nhất là Luật CNTT điều chỉnh về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT nói chung, chứ không chỉ là ứng dụng CNTT để thực hiện thương mại điện tử, chính phủ điện tử và phát triển công nghiệp CNTT.
Giải pháp thứ hai là Luật này nên điều chỉnh về CNTT và truyền thông. CNTT là công nghệ tổ chức, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin dựa trên nền tảng của công nghệ điện tử - tin học - viễn thông và tự động hóa. Do vậy, CNTT gắn liền với truyền thông, tách truyền thông ra khỏi CNTT là không phù hợp.
g. Nghị định về TMĐT
Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử và Bộ luật Dân sự đã có những quy định chung về thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử, an toàn - an ninh trong giao dịch điện tử. Tuy nhiên, các luật nói trên chưa có quy định cụ thể, chi tiết về TMĐT và giao nhiệm vụ này cho Chính phủ quy định. Nghị định về TMĐT được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu trên.
Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT. Nghị định hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh hợp pháp, đồng thời không tạo ra rào cản không cần thiết; bao quát những hoạt động TMĐT diễn ra trong thực tế; đề ra những quy định thực tế và khả thi, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong thương mại còn chưa phát triển tốt là do người tiêu dùng e ngại sự không an toàn, không được bảo vệ khi tham gia mua bán trên không gian điện tử (dễ bị mất tiền). Vấn đề này trong các luật (như Luật TM, Luật GDĐT, Luật CNTT) không có điều kiện nêu kỹ, cho nên trong nghị định cần đề cập chi tiết hơn nữa để có thể bảo vệ quyền lợi NTD tốt hơn. Điều đó sẽ tác động mạnh đến tâm lý người và kích thích họ tham gia các hoạt động TMĐT.