Các Công Đoạn Của Một Giao Dịch Mua Bán Qua Mạng


Những danh mục hàng hoá cần có sự trợ giúp thực tế (áo cưới)

1.7.2. Các bước triển khai TMĐT

Các doanh nghiệp muốn áp dụng TMĐT vào kinh doanh thường phải triển khai qua các bước như sau:

Bước 1: Chọn tên miền

Để có một website, việc đầu tiên là doanh nghiệp phải có một tên miền (domain). Sau đó, doanh nghiệp phải kiểm tra xem tên miền đó đã bị mua chưa tại www.domains.yahoo.comđể tránh tình trạng tranh chấp tên miền. Doanh nghiệp có thể mua trực tiếp trên mạng, song phải có thẻ tín dụng để trả tiền, hoặc có thể nhờ dịch vụ thiết kế web mua tên miền cho mình.

Bước 2: Thiết kế website

Doanh nghiệp phải chuẩn bị nội dung, cấu trúc của website của mình. Sau đó nhờ đơn vị kỹ thuật thiết kế thành những trang web.

Bước 3: Lưu trữ website (hosting)

Để website hiện diện trên Internet, doanh nghiệp phải trả tiền cho dịch vụ lưu trữ website. Lưu trữ có nghĩa là có một máy chủ (server) chứa những file hình ảnh, nội dung, trang web… của doanh nghiệp và máy chủ này phải online suốt 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Nếu máy chủ này có sự cố không hoạt động vào bất kỳ lúc nào, thì có nghĩa là website của doanh nghiệp cũng không thể hoạt động vào lúc đó và người truy cập sẽ không thể truy cập website của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Bước 4: Quản lý đầu vào, đầu ra, hệ thống phân phối, thanh toán…

Khi bán hàng trên mạng, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầu vào (sản phầm), đầu ra (khách hàng), hệ thống phân phối, giao nhận, thanh toán v.v… để mọi thứ đều có thể hoạt động tốt và trơn tru.

Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững - 4

Bước 5: Bảo vệ việc kinh doanh

Kinh doanh trên mạng có nhiều rủi ro và nguyên tắc. Về mặt rủi ro, doanh nghiệp có thể bị hacker phá website, thay đổi dữ liệu v.v… Về mặt nguyên tắc, có một số “quy luật” doanh nghiệp nên tuân thủ, như việc thông tin rõ ràng, các tuyên bố (Privacy, Disclaimer, Payment Guidelines…). Khi website càng đầy đủ


thông tin, thông tin càng rõ ràng về các điều kiện mua bán, trả hàng, thanh toán v.v… thì người mua hàng càng tin tưởng hơn.

Bước 6: Thích ứng với công nghệ mới

Doanh nghiệp cũng phải lưu ý cập nhật công nghệ mới cho website và việc kinh doanh trên mạng của mình, ít nhất mỗi năm một lần. Vì trong công nghệ mạng và Internet, tốc độ phát triển công nghệ rất nhanh nên doanh nghiệp phải theo kịp thời đại.

1.7.3. Các công đoạn của một giao dịch mua bán qua mạng

Gồm có 6 công đoạn sau:


1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website TMĐT. Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng...

2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).

4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán


đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt).

5. Ngân hàng của doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.

6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.


Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây.‌


II. Hạ tầng cơ sở cho phát triển TMĐT

Song song với những lợi ích to lớn có thể mang lại, TMĐT đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đa dạng, vững chắc bao gồm: cơ sở pháp lý, CNTT và truyền thông, thanh toán, giao nhận, bảo mật, nhân lực…

Không có một hạ tầng như vậy thì mọi lợi ích có được nhờ TMĐT chỉ là thứ hình dung ra, trong khi tổn thất lại có thể phát sinh. Hạ tầng cơ sở cho TMĐT là một tổng hòa nhiều yếu tố đan xen vào nhau mà không thể xử lý riêng rẽ từng thứ một. Cho nên có thể hiểu được vì sao các nước đang phát triển dù bị thúc ép bởi nhiều yếu tố - trong đó có yếu tố sợ bị tụt hậu - vẫn tránh né chưa áp dụng ngay TMĐT, vì hạ tầng cơ sở cần thiết ở các nước này chưa được hình thành đầy đủ.

2. 1.Cơ sở pháp lý

Trong giao dịch luôn luôn phát sinh các tranh chấp, để giải quyết các tranh chấp đó cần phải có các quy định pháp luật điều chỉnh. Chỉ khi có khung pháp lý chặt chẽ, đảm bảo phân định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan thì giao dịch điện tử mới có thể phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.


Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy TMĐT phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ TMĐT. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý vững chắc cho TMĐT hoạt động thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt động kinh doanh TMĐT.

Hơn thế nữa TMĐT là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ TMĐT là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của APEC, việc Việt nam đang tích cực tham gia và ủng hộ sự phát triển của TMĐT trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những đòi hỏi của pháp lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ sở pháp lý bao gồm: thừa nhận tính pháp lý của các thông điệp điện tử, các chữ ký số hóa và chữ ký điện tử, các thủ tục pháp lý cần thiết để thực thi sự thừa nhận đó.

Để đáp ứng các yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử cũng bước đầu được hình thành và bổ sung.

Ví dụ như: Luật mẫu về TMĐT vào năm 1996 (UNCITRAL - Ủy ban của LHQ về Luật Thương mại Quốc tế), Luật giao dịch điện tử, Luật sở hữu trí tuệ,


Luật công nghệ thông tin, Nghị định về chữ kí số và chứng thực điện tử, Nghị định về TMĐT.....

2.2. Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) - viễn thông

Đây là cơ sở quan trọng nhất trong TMĐT. Một hạ tầng viễn thông hiện đại, tốc độ truyền dẫn cao và khả năng bao phủ rộng khắp vùng lãnh thổ là cơ sở quan trọng để phát triển mạng máy tính và các dịch vụ của nó.

Mạng máy tính thỏa mãn điều kiện cần để TMĐT ra đời và phát triển phải có tính phân tán và tính mở như đã nói ở phần trước.

Đặc tính phân tán của mạng Internet không chỉ đơn giản là sự kết nối trên phạm vi toàn cầu ( phạm vi địa lý ) mà ở trong mối quan hệ kết nối giữa máy này với máy khác. Trong mạng Internet, một máy tính vừa có thể là máy chủ ( server ), vừa có thể là máy khách ( client ), tức là tạo ra một quan hệ bình đẳng ( peer to peer). Như vậy một máy tính khi nối mạng Internet có khả năng giữ vai trò người bán hoặc người mua, tạo khả năng thông tin hai chiều.

Đặc tính mở của internet cho phép một máy tính khi đăng kí một IP- địa chỉ internet là có thể kết nối với tất cả các thành viên khách trong mạng một cách bình đẳng. Mở ra một tiềm năng về thị trường của Internet so với bất kì mạng máy tính nào khác.

Sự ra đời của công nghệ web với ngôn ngữ siêu văn bản HTML cho phép không chỉ trao đổi hai chiều thông tin dạng văn bản mà cả dạng âm thanh, hình ảnh kết hợp, làm cho khả năng tương tác giữa người bán và người mua mạnh hơn. Tạo yếu tố kỹ thuật phát triển TMĐT. Khi áp dụng TMĐT và số người sử dụng internet lớn, yêu cầu thông lượng của các kênh truyền phải lớn. Mạng internet thích hợp cho TMĐT khi đó phải có khả năng cung cấp dịch vụ băng rộng.

Công nghiệp phần mềm tạo cơ sở phát triển bền vững cho TMĐT. Ở các nước phát triển, TMĐT được bắt đầu trên nền tảng công nghiệp phần mềm khá phát triển. Ví dụ: ở Mỹ, khi bắt đầu phát triển TMĐT (1995-1997), công nghiệp


phần mềm chiếm tỉ trọng trên 7% GDP và đóng góp thúc đẩy tăng trưởng GDP trong các ngành khác khoảng 14%.2 Công nghiệp phần mềm có tác dụng:

Tạo nhiều doanh nghiệp hoạt động CNTT nhanh chóng sử dụng công nghệ internet để tham gia TMĐT.

Tạo sản phẩm là các phần mềm thiết kế web, quản lý khách hàng, cơ sở dữ liệu phân tán...

Cung cấp các sản phẩm số hóa phù hợp mua bán qua mạng

Cung cấp nguồn lực phong phú giúp doanh nghiệp nhanh chóng tham gia TMĐT.

Như vậy, CNTT và viễn thông là điều kiện cần để phát triển TMĐT. Đòi hỏi mạng viễn thông mạnh, tốc độ truyền dẫn lớn, mức độ sử dụng dịch vụ viễn thông cao. Ngoài ra còn đòi hỏi lượng máy tính sử dụng trong kinh tế xã hội lớn, có kết nối internet và mạng internet phát triển mạnh, đặc biệt là internet băng rộng. Do vậy các công ty CNTT thường đi đầu trong tham gia TMĐT.

2.3. Hệ thống thanh toán điện tử

Dù mua bán dưới hình thức nào đi nữa, mục đích cuối cùng của người mua cũng là nhận được hàng hóa đúng số lượng, qui cách, thời hạn. Mục đích của người bán là thu đuợc tiền. Thanh toán là bước cuối cùng và cũng là một phần rất quan trọng của quá trình mua bán. TMĐT đang phát triển với tốc độ rất nhanh, kéo theo yêu cầu phát triển của hệ thống thanh toán điện tử.

Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử (electronic message), các thông điệp này thực hiện việc tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác.

Mô hình tổng quát về thanh toán điện tử bao gồm ba mô hình chủ yếu : 1 - Mô hình Tiền điện tử (electronic currency): E-cash, Net-cash.

2 - Mô hình Séc điện tử (electronic cheque ): Net-cheque, Netbill.

3 - Mô hình Thẻ điện tử thông minh ( smart card ): credit-card, deposit card


2 Nguồn: đường link http://vietnambiz.com/home/Detail.asp?BZ=40&CatID=11&SubID=27


Một hệ thanh toán điện tử được gọi là tốt nếu nó thoả mãn các yêu cầu về "tính bảo mật, độ tin cậy, tính quy mô (scalability), tính vô danh (anonymity), tính chấp nhận được, tính mềm dẻo, tính chuyển đổi được, tính hiệu quả, tính dễ kết hợp với ứng dụng và dễ sử dụng". Một mô hình thanh toán điện tử tốt phải đáp ứng càng cao càng tốt các yêu cầu nêu trên, trong đó tính bảo mật đóng vai trò tối thượng. Trong các mô hình thanh toán kể trên, mô hình thẻ điện tử có tiềm năng to lớn bởi tính đơn giản và có lâu năm lịch sử thành công của thẻ tín dụng (credit-card) tại các nước tiên tiến (Mỹ, Pháp, Anh, úc,...).

Để sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử bạn cần phải có một Thương khoản (Merchant Account ) và một Cổng thanh toán ( Payment Gateway ).

Merchant account

Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này.

Merchant Account phải được đăng ký tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp nhận được các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Payment gateway

Payment gateway là một chuơng trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng.

Các nhà cung cấp Merchant Account

Để được chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, công việc đầu tiên là bạn phải liên hệ với nhà cung cấp Thương khoản (Merchant Account), họ sẽ cung cấp cho bạn phần mềm và phần cứng để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trên trang web của bạn.

Các nhà cung cấp Merchant Account bao gồm 3 nhóm chính:

Nhà cung cấp trực tiếp: Đại diện là các ngân hàng, họ sẽ trực tiếp đưa giao dịch của bạn đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng. Những đơn đặt hàng đã hoàn tất sẽ được gửi từ site của bạn đến ngân hàng thông qua phần mềm


“Payment Gateway”, tuyệt đối an toàn đối với các thông tin được ghi trong thẻ tín dụng

Môi giới: Một nhà môi giới hoạt động với tư cách là một trung gian giữa bạn với các nhà cung cấp trực tiếp sẽ giúp bạn xác định rõ được nhu cầu của mình cũng như thực trạng của nhà cung cấp.

Nhà cung cấp thứ ba: Nhà cung cấp thứ ba chuyển quá trình thanh toán thẻ tín dụng từ đơn đặt hàng trên trang web của bạn bằng chính tài khoản của họ. Khi bạn ký kết với nhóm các nhà cung cấp này, việc thanh toán của khách hàng sẽ được thực hiện thông qua tài khoản của nhà cung cấp Merchant Account.

2.4. Cơ sở bảo mật thông tin:

Bảo mật được hiểu là các vấn đề an toàn dữ liệu và chống sự truy cập trái phép vào dữ liệu.TMĐT là môi trường kinh doanh ảo, cho nên vấn đề an ninh, bảo mật lại càng có tầm quan trọng hơn. Môi trường mạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh như: bị lấy cắp số liệu, thay đổi số liệu, truy cập bất hợp pháp, tạo ra chứng từ điện tử giả... Do vậy để đảm bảo an ninh và an toàn mạng , TMĐT phải dùng công nghệ mã hóa với độ dài từ khóa ngày càng lớn. Công nghệ mã hóa dùng trong TMĐT được sử dụng trong ba loại dịch vụ:

Xác nhận điện tử (authentication) như xác nhận nguồn gốc chứng từ, trong đó bao gồm cả định dạng điện tử (identification)- xác nhận bản thân người tham gia vào giao dịch.

Đảm bảo không thoái thác (non-repudition) để ngăn ngừa việc người tham gia giao dịch từ chối đã đọc hay nhận các dữ liệu điện tử.

Đảm bảo tính riêng tư của các giao dịch thương mại, ngăn cấm người khác đọc trộm.

Lược đồ bảo mật gồm mã hoá, chữ ký điện tử, tóm tắt thông tin, và sử dụng các chứng thực và cơ quan chứng thực (CA).

Có 2 loại mã hóa: mã hoá khoá công khai (Public Key Cryptography) và mã hoá khoá bí mật (Secret Key Cryptography)

Mã hoá Khoá bí mật (Secret Key Cryptography)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024