Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững - 3


Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hàng trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT.

Ngoài ra có thể định nghĩa TMĐT dưới các góc độ khác nhau:

Về góc độ thông tin : TMĐT là sự chuyển giao hàng hóa dịch vụ thông tin hoặc thanh toán qua hệ thống máy vi tính hoặc bằng bất lỳ một phương tiện điện tử nào khác.

Về góc độ kinh doanh : TMĐT là ứng dụng của công nghệ nhằm mục đích tự động hoá các giao dịch kinh doanh và công việc

Về góc độ dịch vụ : TMĐT là một công cụ dùng để đáp ứng nhu cầu cắt giảm chi phí hàng hoá dịch vụ của công ty, khách hàng và người quản lý trong khi cải tiến chất lượng hàng hoá và nâng cao tốc độ cung ứng dịch vụ

Về góc độ trực tuyến: TMĐT cung cấp khả năng mua bán sản phẩm và thông tin trên mạng Internet và các dịch vụ trực tuyến.

Về góc độ liên kết hợp tác: TMĐT là môi trường cho sự hợp tác trong và ngoài doanh nghiệp

Về khía cạnh cộng đồng: TMĐT tạo ra nơi để các thành viên trong cộng đồng có thể tập trung lại để học tập, trao đổi và hợp tác.

Nói tóm lại, TMĐT đánh dấu sự bắt đầu của một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới. Nó là một cơ hội thương mại tuyệt vời để phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, TMĐT đang được các doanh nghiệp từng bước áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

1.4. Đặc điểm TMĐT

Có sự trao đổi hàng hóa , dịch vụ, thông tin và tiền tệ qua mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác.

Thương mại điện tử Việt Nam các giải pháp phát triển bền vững - 3


Có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả (tốc độ) đối với các quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động của hầu hết các tổ chức.

Có thể ứng dụng ngay vào các ngành dịch vụ (chính phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch, tư vấn).

Khi hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển, khả năng liên kết và chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Có sự phân biệt tương đối giữa TMĐT và kinh doanh điện tử: TMĐT ( hẹp) tập trung vào mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử và Internet. KDĐT (hẹp) tập trung vào sự phối hợp các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp dựa trên mạng nội bộ.

Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT. Nhờ sự phát triển của ICT mà TMĐT ra đời. Tuy nhiên, sự phát triển của TMĐT cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dùng cho các ứng dụng TMĐT, thanh toán điện tử.

1.5. Các hình thức TMĐT:

Căn cứ vào đối tượng tham gia TMĐT: Chính phủ ( G ), Doanh nghiệp (B ), Khách hàng cá nhân (C), có các hình thức chủ yếu sau: B2B, B2C, B2G, C2C, C2G, G2G.

a. B2B: Là giao dịch mua bán các sản phẩm hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. B2B giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và đem lại lợi nhuận cao hơn. Doanh nghiệp lựa chọn đầu vào tốt hơn, thay đổi sản phẩm và mẫu mã nhanh hơn và đưa hàng ra thị trường nhanh hơn. Trong giao dịch B2B xuất hiện các website đứng ra giúp các doanh nghiệp mua bán hàng hóa; hình thành các sàn giao dịch điện tử. Sàn giao dịch thực hiện các giá trị gia tăng như cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, tổ chức hội thảo, cung cấp các nghiên cứu điều tra thị trường. Sàn giao dịch có thể được tổ chức dưới dạng hiệp hội cho phép kết nạp các doanh nghiệp dưới hình thức hội viên đóng góp hội phí nhất định để duy trì sàn. Hình thức này được sử dụng


nhiều nhất trong TMĐT. Theo thống kê, năm 2002 B2B chiếm 83% doanh số TMĐT, năm 2006 khoảng 88%. 1

b. B2C:

Loại giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ các doanh nghiệp và các doanh nghiệp thực hiện bán lẻ qua mạng. Ví dụ tiêu biểu là www.amazon.com. Các giao dịch B2C không chỉ dừng lại ở việc bán lẻ qua mạng mà còn mở rộng ra các hoạt động dịch vụ như thông tin, ngân hàng, đấu giá, bất động sản, du lịch. Xuất hiện nhiều siêu thị ảo bán hàng hóa dịch vụ. Hình thức B2C ngày càng được các doanh nghiệp chú ý, đầu tư triển khai áp dụng. Khác với B2B ở điểm: giá cả cố định và không có đàm phán. Doanh nghiệp chỉ cần xây dựng hệ thống catalog điện tử, hệ thống trình duyệt dễ cho khách hàng tìm sản phẩm, tìm một giải pháp giao hàng nhanh, hiệu quả đến tận tay khách hàng.

c. B2G:

Loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và chính phủ. Cơ quan chính phủ thực hiện mua sắm qua mạng như người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nộp báo cáo, tờ khai hải quan, giấy phép đăng kí kinh doanh qua mạng thông qua các dịch vụ công mà cơ quan chính phủ cung cấp. Giao dịch này phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ nhận thức tầm quan trọng và quyết tâm áp dụng CNTT vào các hoạt động quản lí vĩ mô, thúc đẩy TMĐT phát triển.

d. C2G:

Loại hình giao dịch giữa người tiêu dùng và chính phủ. Cung cấp các thông tin chính sách, trả lương hưu, giải đáp thắc mắc, giải quyết các giao dịch dân sự, xin giấy phép kinh doanh...mà các cơ quan chính phủ muốn sử dụng TMĐT là phương tiện. Giao dịch này liên quan đến quá trình xây dựng chính phủ điện tử.

e. C2C:



1 Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2005


Giao dịch giữa những người tiêu dùng có nhu cầu mua và bán các hàng hóa dịch vụ mà mình sở hữu. Ví dụ như tổ chức các sàn đấu giá trực tuyến, các giao dịch dân sự như tìm việc làm, cho thuê nhà....

f. G2G:

Giao dịch giữa các cơ quan chính phủ, giữa các cấp ngành với nhau để trao đổi thông tin phục vụ công tác điều hành, quản lí vĩ mô cung như kiểm tra kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp. Ví dụ: báo cáo thống kê, báo cáo xuất nhập khẩu, thuế, chi tiêu ngân sách. Các giao dịch này nằm trong bộ phận của chính phủ điện tử.

Ngoài ra nếu căn cứ vào công nghệ kết nối mạng, các hình thức dịch vụ còn có một số loại hình TMĐT đặc thù khác như: Thương mại di động, Dịch vụ giải trí trực tuyến (đặc biệt là trò chơi trực tuyến).

1.6. Lợi ích và hạn chế của TMĐT

1.6.1. Lợi ích của TMĐT

a. Lợi ích đối với các tổ chức

Mở rộng thị trường với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống

Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lí hành chính, chi phí đăng kí kinh doanh...

Cải thiện hệ thống phân phối, giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng, làm tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường.

Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, có thể cập nhật và cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v…

Giúp thiết lập củng cố quan hệ đối tác

Tăng doanh thu

Tạo lợi thế cạnh tranh qua việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ


Đơn giản hóa được các thủ tục hành chính, các công việc giấy tờ, tăng hiệu quả giao dịch thương mại.

Thông tin, giá cả sản phẩm được cập nhật, thay đổi một cách tức thời theo sự biến động của thị trường.

Tóm lại, TMĐT thực sự là một cơ hội cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nên suy nghĩ về việc áp dụng TMĐT để làm tăng lợi thế cạnh tranh của mình, trước thềm hội nhập kinh tế thế giới.

b. Lợi ích đối với người tiêu dùng

Loại bỏ những trở ngại về không gian và thời gian: Khách hàng có thể tham gia vào các sàn đấu giá trực tuyến, mua bán và tìm kiếm các món hàng mình quan tâm mọi lúc, mọi nơi trên thế giới.

Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Người mua có thể tiếp cận cùng một lúc nhiều nhà cung cấp.

Có cơ hội mua sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp chính không qua trung gian

Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất.

Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engine) kèm theo cả hình ảnh và âm thanh chân thực hơn.

Được hưởng nhiều lợi ích từ cộng đồng trực tuyến: Môi trường kinh doanh điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả, nhanh chóng.

Miễn thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng.

Tóm lại người tiêu dùng thực sự trở thành người chủ với toàn quyền lựa chọn sản phẩm, tìm kiếm bất kỳ thông tin nào về sản phẩm theo nhu cầu, so sánh


giá cả, đặt mua hàng với hệ thống tính toán tiền tự động, đầy đủ, rõ ràng, trung thực và chính xác nhất.

c. Lợi ích đối với quốc gia:

Tạo ra phong cách làm việc, kinh doanh mới

Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá. Do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người.

Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận được với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời có cơ hội học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm từ các nước tiên tiến.

Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế tri thức: TMĐT kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức.

Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn, tạo động lực cải cách cho cơ quan nhà nước

1.6.2. Hạn chế của TMĐT

Có hai loại hạn chế của TMĐT, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại.

a. Hạn chế về kỹ thuật:

Các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy chưa đầy đủ, tạo tâm lí e ngại cho DN khi tham gia TMĐT.

Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Đôi khi tốc độ xử lí của đường truyền chậm gây tâm lý sốt ruột cho người dùng.

Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.

Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.

Để có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.

Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.

Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn.


b. Hạn chế về thương mại:

An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT

Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp. Nhiều người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng và thông tin cá nhân trên Internet.

Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.

Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.

Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian. Phần lớn người tiêu dùng vẫn thích được trực tiếp tiếp xúc với hàng hóa hơn là xem trên mạng vì tâm lý an toàn.

Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.

Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi). Đối tượng tham gia TMĐT giới hạn trong nhóm người thuộc tầng lớp trí thức và thu nhập cao.

Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT. Vì môi trường

TMĐT là môi trường ảo nên khó có thể kiểm soát được nạn xâm nhập cơ sở dữ liệu trái phép, lấy cắp thông tin, gian lận thẻ tín dụng…..

Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com.

1.7. Quá trình kinh doanh TMĐT

1.7.1. Điều kiện áp dụng TMĐT

Còn tùy thuộc vào ngành nghề mà có thể áp dụng TMĐT. Thường thì TMĐT rất thích hợp cho các ngành trí tuệ, đặc biệt là sản phẩm hoặc dịch vụ có thể số hoá hoặc hiển thị được bằng kỹ thuật số. Nói chung TMĐT có thể áp dụng cho hầu hết các hãng kinh doanh nhưng tuỳ thuộc vào mặt hàng kinh doanh mà áp dụng vào giai đoạn thích hợp.

Nếu như doanh nghiệp dự định tiến hành TMĐT, doanh nghiệp phải chuẩn bị kĩ lưỡng về các mặt sau:


Ý tưởng kinh doanh: doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi “mình sẽ bán cái gì”, “doanh thu của mình đến từ đâu”?

Đánh giá rủi ro: sau khi đã có câu trả lời ở trên, doanh nghiệp phải quan sát xem đã có ai làm điều đó chưa? họ làm có thành công không? Và phải phân tích rủi ro cho dự án của mình, trong trường hợp xấu nhất, chuyện gì sẽ xảy ra? Doanh nghiệp có chấp nhận hay chịu đựng được rủi ro xấu nhất không?...

Tìm nguồn đầu tư: cuối cùng, nếu doanh nghiệp vẫn thấy dự án của mình khả thi, doanh nghiệp phải tìm cho được nguồn vốn cần thiềt để trang trải cho dự án trong thời gian chưa sinh lợi nhuận.

Chuẩn bị kĩ lưỡng như vậy mới bước đầu đảm bảo kinh doanh thành công trong lĩnh vực này.

Những hàng hoá bán tốt trên mạng:

Những mặt hàng như CD, sách

Những sản phẩm thu hút những người say mê (dụng cụ nấu nướng, những vật lưu niệm về thể thao)

Các dịch vụ ít đòi hỏi sự tiếp xúc (dịch vụ du lịch, mua bán trực tuyến)

Những hàng hoá được mua thường xuyên (những linh kiện sản xuất, vǎn phòng phẩm)

Các sản phẩm công nghệ (phần mềm, máy tính)

Những danh mục hàng hoá khó tìm (các xuất bản phẩm không được in ấn, tem quí hiếm)

Những hàng hoá khó bán trên mạng:

Những sản phẩm khó vận chuyển (đồ gỗ)

Những dịch vụ tập trung vào một thị trường địa phương (hiệu cắt tóc)

Những hàng hoá bị qui định nghiêm ngặt (chất nổ)

Những sản phẩm đòi hỏi sự tuỳ biến ở cấp độc cao (bộ complê may đo)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024