1.2. Vài khía canh tâm lý cần quan tâm trong việc đánh giá GV.
Kết quả Đgiá của người quản lý có tác động mạnh mẽ đến GV. Nó tạo một trạng thái cảm xúc chi phối toàn bộ hành vi và tạo ảnh hưởng đến hoạt động tiếp sau của GV. Nếu đó là Đgiá chính xác - đặc biệt với kết quả đạt tốt, GV sẽ tự tin hơn, phấn khởi hơn trong việc ra sức nâng cao hiệu suất công tác và phấn đấu vươn lên ương việc thực hiện nhiệm vụ.
Đgiá cần quan tâm chỉ ra sự cố gắng của từng GV nghĩa là phải có sự kết hợp so sánh giữa năng lực với kết quả đạt được trên quan điểm xem trọng những nỗ lực vượt trên năng lực thông qua sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm. Đây cũng là một "liệu pháp tâm lý" có khả năng kích thích, động viên tình thần nỗ lực của người GV có hiệu quả.
Kết quả Đgiá không chỉ có ảnh hưởng đến GV mà còn liên quan đến chính người quản lý . Nếu sự Đgiá là đúng đắn, tìm được sự đồng tình của nhiều người thì tác dụng sẽ rất Iđn, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp trong bầu không khí tập thể và củng cố uy tín của lãnh đạo - ngược lại, sẽ tạo dư luận xấu tạo sự xa cách giữa lãnh đạo với quần chúng và tất nhiên ảnh hưởng đến kết quả chung.
Phổ biến kết quả Đgiá đặc biệt là với kết quả Đgiá xếp loại yếu cũng là một việc mang tính nhạy cảm tuỳ thuộc đặc điểm tâm lý - khí chất của mỗi người được Đgiá. Nói chung phải tuy từng trường hợp mà lựa chọn cách thức hợp lý với sự thận trọng, tế nhị cần thiết.
Xu hướng Đgiá không cụ thể, chung chung : Đgiá tất cả đều tốt (đều yếu) hoặc Đgiá tất cả đều trung bình như nhau là những điều nên tránh vì chúng dễ dẫn đến việc khiến nhân viên hoặc tự thoa mãn hoặc bi quan làm triệt tiêu động lực phấn đấu để thực hiện công việc tốt hơn.
Một số yếu tố có thể làm sai lệch kết quả Đgiá của người lãnh đạo đối với GV cần được lưu ý [23;tr.247,248]:
Để tình cảm cá nhân chi phối việc Đgiá theo kiểu "yêu ai trái ấu cũng tròn". Thiện cảm thì chỉ thiên về cái tốt đẹp - Ác cảm thì lại thiên về cái xấu.
Dùng cách nhìn chủ quan của bản thân mình làm chuẩn Đgiá người khác, "suy bụng ta ra bụng người".
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trọng hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên trong trường trung học phổ thông bán công và giải pháp vươn đến sự hoàn thiện - 1
- Thực trọng hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên trong trường trung học phổ thông bán công và giải pháp vươn đến sự hoàn thiện - 2
- Định Lượng Hóa Tiêu Chí Hoặc Nhóm Các Tiêu Chí:
- Thực Trạng Việc Đánh Giá Giáo Viên Tại Các Trường Thpt Bc Tp.hcm
- Xây Dưng Phiếu Hỏi Ý Kiến Htrưởng. Phổ Htrưởng. Gv.
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Để tâm trạng bản thân ảnh hưởng kết quả Đgiá, "giận cá chém thớt".
Lầm lẫn hiện tượng với bản chất, nội dung và hình thức, động cơ và hành vi như là "trông mặt mà bắt hình dong".
1.3. Vài vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến việc đánh giá GV
Hệ thống quản lý GD trong cơ chế bao cấp GD cộng với tình trạng khó khăn về đời sống và thiếu GV thời gian trước đây ít nhiều tạo tâm lý và tâm thái còn nhiều biểu hiện của sự e dè, nương cậy, ngại đụng chạm, lợi người lợi mình ... trong hoạt động Đgiá làm cho việc Đgiá thiếu tính chính xác.
Cơ chế quản lý điều hành chưa giao hết quyền hạn thực sự cho người lãnh đạo và lực lượng thanh tra trong việc sử dụng kết quả Đgiá, làm cho việc Đgiá nhiều khi trở thành hình thức.
Một số GV có tâm lý thỏa mãn , bằng lòng với mảnh bằng đào tạo sư phạm và chức nghiệp xã hội thường có phản ứng rất nhạy cảm, có khả năng "bảo vệ" rất vững vàng khi được Đgiá chưa tốt về trình độ tay nghề - năng lực sư phạm; họ xem đó là lãnh địa "bất khả xâm phạm", đụng chạm đến lòng tự trọng và tự ái nghề nghiệp chính đáng của GV !
Trong một thời gian dài, do chúng ta chưa làm rõ mối quan hệ giữa Đgiá và thi đua dẫn đến việc xem chuẩn thi đua là chuẩn Đgiá, kết quả thi đua là kết quả Đgiá; Nếu hiểu thi đua là cùng nhau đưa hết khả năng ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong mặt hoạt động nào đó [44; tr.l559] thì Đgiá trở thành cơ sở quyết định cho kết quả thi đua: kết quả Đgiá có tốt mới xem xét vị trí cao trong thi đua; trong thi đua người ta thường đề cập đến cái tốt đẹp mà ít đề cập đến cái khiếm khuyết, thi đua chủ yếu là động viên kích thích những cá nhân có thành tích vượt trên yêu cầu đề ra.
1.4. Mục đích của việc đánh giá trên góc độ phục vụ công tác quản lý.
Vận dụng quan điểm của Cronbach, Đgiá là quá trình thu thập thông tin tạo kết quả để sử dụng cho ba loại quyết định: quyết định giúp cải tiến, hoàn thiện đội ngũ; Quyết định về mặt quản lý hành chánh của người Đgiá; Quyết định có liên quan đến cá nhân được Đgiá [21;tr.28], có thể lý giải các loại quyết định trên trong hoạt động Đgiá GV như sau:
Quyết định giúp cải tiến, hoàn thiện đội ngũ: trong nhà trường nội dung này thể hiện qua việc cung cấp thông ùn phản hồi cho GV, giúp họ hiểu được nhà quản lý nhận định gì về chất lượng hoạt động của mình và từ đó nhận thức những gì cần được quan tâm phấn đấu nhằm cải thiện hiệu năng công tác góp phần hoàn thiện cá nhân, nâng cao hiệu quả của nhà trường.
Quyết định về mặt quản lý hành chánh của người Đgiá: bao gồm những quyết định liên quan đến việc đề ra yêu cầu phấn đấu cho cá nhân; về tổ chức thực hiện; về tổ chức nhà trường; về bồi dưỡng nghiệp vụ; phân công nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; hoạch định phát triển nhà trường...
Quyết định liên quan đến cá nhân được Đgiá: đó là việc thực hiện chế độ lương
bổng, khen thưởng; thăng, giáng chức, thôi hợp đồng, thuyên chuyển...
1.5. Nguyên tắc - yêu cầu và qui trình của hoạt đông đánh giá.
1.5.1. Nguyên Tắc:
Nếu dựa trên 5 nguyên tắc chung về Đgiá của Stufebean và Guber (liên quan đến mặt kỹ thuật Đgiá) [21; tr.28]:
- Là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu
đã đề ra do vậy phải xác định rõ mục tiêu Đgiá.
- Qui trình và công cụ Đgiá phải được chọn theo mục tiêu Đgiá.
- Phải có công cụ và biện pháp thích hợp để tìm được giá trị tổng hợp.
- Biết những hạn chế của từng công cụ Đgiá để sử dụng cho đúng.
- Đgiá là phương tiện để đi đến mục đích chứ bản thân nó không có mục đích.
Và dựa trên các nguyên tắc chung nhất về Đgiá của tác giả Lê Đức Phúc (liên quan
đến mặt phương pháp Đgiá):
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động - nhân cách.
- Nguyên tắc đảm bảo tính xã hội lịch sử.
- Nguyên tắc đảm bảo mối liên hệ giữa Đgiá và phát triển.
- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu.
- Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy và độ ứng nghiệm.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa Đgiá và tự Đgiá.
Có thể vận dụng các nguyên tắc chung nêu trên, trong Đgiá GV như sau:
- Phải dựa trên văn bản pháp lý qui định nhiệm vụ của người GV để xác định mức độ kết quả đạt được của khi thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ là qui định chung, khi áp dụng vào từng đơn vị phải được cụ thể hóa theo hoàn cảnh, điều kiện, yêu cầu thực tế của đơn vị trong những giai đoạn nhất định.
- Công cụ Đgiá phải chọn lựa tương thích với các yếu tố hữu hình hoặc yếu tố vô
hình trên cơ sở đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy:
o Yếu tố hữu hình là các yếu tố có thể đo lường bằng con số, chẳng hạn: tỉ lệ bảo đảm giờ công, tỉ lệ chất lượng sản phẩm (kết quả học tập của HS), các chỉ số về công tác chuyên môn (tiết thao giảng, dự giờ, hội họp...)
o Yếu tố vô hình là các yếu tố không thể đo lường bằng con số, do vậy chỉ có thể xác định giá trị mức độ qua việc so sánh với một mẫu định tính chọn trước, chẳng hạn: thái độ nghề nghiệp, lòng thương yêu HS, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức...
Một điều đáng lưu ý trong Đgiá GV là có một số tiêu chí Đgiá chứa đựng cả yếu tố hữu hình và vô hình với chất lượng có thể đối lập, thí dụ ta không thể đánh đồng trường
hợp hai GV tham dự đầy đủ mọi buổi hội họp sinh hoạt chuyên môn (yếu tố hữu hình như nhau) song một thì với ihái độ sinh hoạt cầu tiến, năng động và một thì thụ động chỉ vì mục đích có mặt!
- Phải quan tâm đến biện pháp kiểm tra thường xuyên nhằm thu thập thông tin cho việc Đgiá, cần lưu ý rằng kiểm tra chỉ quan tâm vào tiêu chuẩn của công việc còn Đgiá phải quan tâm vào các yếu tố CIPP: hoàn cảnh (Context) -đầu vào (Input) - sản phẩm (Product) - quá trình (Process). [17; tr.24].
- Cần coi trọng các tiêu chí chủ yếu mang tính quyết định đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, tránh tình trạng các yếu tố phụ ảnh hưởng đến kết quả Đgiá.
- Đảm bảo có sự phối hợp thống nhất giữa Đgiá của nhà quản lý với Đgiá của đồng nghiệp và lự Đgiá của GV.
1.5.2. Yêu Cầu
Giá trị của kết quả Đgiá chỉ thực sự có nghĩa nếu kết quả đó được hình thành trong điều kiện đảm bảo tính hợp lệ, độ tin cậy, tính công bằng trong phương pháp, tiến trình Đgiá... trên cơ sở của nguyên tắc Đgiá.
Tính hợp lệ thể hiện qua các điểm:
o Khách thể có cơ hội thực hiện các tiêu chí đã đặt ra thông qua hoạt động.
o Bằng chứng có thể thu thập được bằng nhiều cách, đa dạng trong khoảng thời gian của chu kỳ Đgiá.
o Tiêu chí Đgiá đặt ra thích hợp với điều kiện và đảm bảo mục tiêu.
Độ tin cậy của việc Đgiá được xác lập từ các yếu tố:
o Các tiêu chí tham gia Đgiá phải rõ ràng.
o Có hướng dẫn thống nhất về việc diễn giải các kết quả Đgiá.
o Qui trình thực hiện Đgiá cần khoa học.
o Có qui trình giám sát và điều chỉnh việc Đgiá.
Tính công bằng phải được đảm bảo cho mọi người, không gây bất lợi cho bất cứ ai thông qua việc bảo đảm các yêu cầu:
o Được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến Đgiá.
o Đảm bảo sự bình đẳng về điều kiện khách quan
1.5.3. Qui trình
Thông thường việc Đgiá được thực hiện theo trình tự như sau:
1.- Xác định yêu cầu Đgiá.
2.- Lựa chọn phương pháp Đgiá, chuẩn Đgiá thích hợp với yêu cầu hoặc trên cơ sở
chuẩn do cấp trên ban hành.
3.- Thảo luận với nhân viên về nội dung và phạm vi Đgiá.
4.- Huấn luyện kỹ năng cho các bộ phận tham gia công tác Đgiá.
5.- Thực hiện Đgiá theo tiêu chuẩn mẫu.
6.- Thảo luận với nhân viên về kết quả Đgiá .
7.- Vạch ra phương hướng cải tiến công việc dựa trên Đgiá.
Quan sát sơ đồ tiến trình Đgiá công tác của R.Wayne Mondy và Robert M.Noe ở trên [38; tr.331], chúng tôi cho rằng đây là một diễn tả hợp lý, bởi lẽ tác giả đã nhúng tiến trình Đgiá vào hệ thống, thông qua việc đặt thêm yêu cầu có quan tâm xem xét ảnh hưởng của môi trường bên trong và bên ngoài trong quá trình thực hiện hoạt động Đgiá.
Riêng bước thực hiện đánh giá, cần tuân thủ các bước nêu trong qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan [35;tr93]: 1- Tự nhận xét; 2-Góp ý của tập thể; 3- Kết luận của thủ trưởng trực tiếp; 4- Ghi hồ sơ lưu trữ.
1.5.4. Phương pháp đánh giá.
Trong hoạt động Đgiá việc thực hiện nhiệm vụ của người GV, thông tin Đgiá nhận được từ các phản hồi:
Phản hồi từ bản thân GV: Bằng những thể hiện cụ thể trong quá trình lao động của người Thầy: hồ sơ,sổ sách; giờ dạy (nội dung, phương pháp dạy học...); nghiệp vụ chuyên môn; thái độ nghề nghiệp... người Đgiá sẽ nhận định về chất lượng việc thực hiện nhiêm vụ của GV
Phản hồi từ các HS: Thông qua kiểm tra tập vở; kết quả bài kiểm tra -thi; bảng hỏi ý kiến (cần thận trọng); dư luận HS... có thể nhận thông tin bổ ích về nhiều phương diện: phương pháp trình bày, kiến thức và kỹ năng; các phương tiện giảng dạy mà người Thầy đã thể hiện trong quá trình lên lớp và cả các nhận xét chung về họ.
Phản hồi từ các đồng nghiệp và những người quan tâm: (người quan tâm ở đây bao gồm cả bộ phận quản lý và cha mẹ HS) đây là thông tin tương đối có giá trị do đặc điểm của nguồn phát thông tin có trình độ nhận thức, hiểu biết và có trách nhiệm. Khai thác tốt nguồn thông tin này sẽ rất hữu ích cho việc Đgiá chuẩn xác chất lượng GV.
Các phản hồi trên được thu thập bằng hai phương pháp chính:
Trực tiếp: thông qua việc quan sát hoạt động và sản phẩm của người GV: dự giờ; thông qua việc nghiên cứu giáo án, sổ sách, bài chấm của GV, vở ghi bài, kết quả học tập của HS; thông qua đối thoại với GV.
Gián tiếp: thông qua các số liệu về việc chấp hành kỷ luật lao động, về tiến độ thực hiện kế hoạch; thông qua dư luận, qua trao đổi ý kiến với GV đồng nghiệp khác - với phụ huynh HS - với HS.
1.6. Lý thuyết về định chuẩn đánh giá.
Sau khi xác định mục tiêu, để Đgiá đạt hiệu quả, nhà quản lý phải xây dựng các chuẩn Đgiá trên cơ sở lý luận của việc định chuẩn và thực tế tình hình của đơn vị.
Để làm rõ các khái niệm được dùng, xin nêu các định nghĩa:
Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để làm mẫu. [44;tr.397]
Tiêu chuẩn là điều được qui định dùng làm chuẩn để phân loại, Đgiá.
Tiêu chí là đặc trưng làm cơ sở để nhận biết xếp loại [44;tr. 1640]
Nói rõ hơn, Chuẩn là các yếu tố qui chiếu, tức là các yếu tố chúng làm cơ sở so với kết quả mong muốn, chuẩn vừa là công cụ để nhà quản lý Đgiá đối tượng vừa có ý nghĩa hướng dẫn đối tượng hành động. Nói cách khác, chuẩn là mô hình của đối tượng, chuẩn thường có hai yếu tố: định tính và định lượng.
Đối với các chuẩn Đgiá do cấp trên ban hành như chuẩn Đgiá trường học, chuẩn Đgiá tiết dạy, chuẩn Đgiá GV... việc xây dựng chuẩn được xem là vận dụng chuẩn đó cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như chiến lược và mục tiêu của đơn vị sao cho vẫn giữ được tinh thần cơ bản của chuẩn cấp trên để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý. Trong vận dụng có thể thay đổi yếu tố định tính và định lượng theo nguyên tắc: đối với yếu tố định tính chỉ nên điều chỉnh những tiêu chí con ít quan trọng - phải giữ cho được những nhóm tiêu chí và tiêu chí quan trọng có tính quyết định; đối với yếu tố định lượng, để giữ nguyên tính cơ bản của chuẩn, giá trị thay đổi gồm phần thêm vào của tiêu chí mới và giá trị thay đổi của tiêu chí cũ chỉ được chiếm một tỉ lệ hạn chế không vượt quá khung nhỏ nhất trong thứ hạng xếp loại.