Thực trọng hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên trong trường trung học phổ thông bán công và giải pháp vươn đến sự hoàn thiện - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.





NGUYỄN VIỆT CƯỜNG













THỰC TRỌNG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁVIỆC THỰC


HIỆN NHIỆM VỤ NGƯỜI GIÁO VIÊNTRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÁN CÔNG VÀ GIẢI PHÁP VƯƠN ĐẾN SỰ HOÀN THIỆN
















LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






















TP. HỒ CHÍ MINH – 2002



LỜI CẢM ƠN‌ Xin chân thành biết ơn tất cả quí thầy cô đã tận tình giảng 1

LỜI CẢM ƠN‌


Xin chân thành biết ơn tất cả quí thầy - cô đã tận tình giảng dạy trong thời gian học tập lớp cao học quản lý giáo dục tại trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.

Xin trân trọng công sức và cảm ơn TS. Cao Duy Bình đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.

Xin cảm ơn các Anh (Chị) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn các trường THPT Bán công: Thailraan, Marie Curie, Trần Khai Nguyên, Nguyễn An Ninh, Nam Kỳ Khỏi Nghĩa, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Bình, Lý Tự Trọng đã giúp thực hiện điều tra thực trạng, đóng góp ý kiến, động viên trong quá trình thực hiện luận văn.

Xin cảm ơn tập thể Cán bộ - Giáo viên - Công nhân viên trường THPT BC Hàn Thuyên đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn và thông cảm của các Thầy Cô, các đồng nghiệp và các bạn.


NGUYỄN VIỆT CƯỜNG

MỤC LỤC‌

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 8

1. Lý do chọn đề tài

8

2. Mục đích nghiên cứu. 10

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 10

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 10

4.1. Tổng quan cơ sở lý luận về công tác đánh giá GV. 10

4.2. Điều tra thực trạng công tác đánh giá GV trong các trường BC hiện nay 10

4.3. Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện việc đánh giá GV phù hợp với đặc thù trường bán công và hướng sử dụng kết quả đánh giá đối với nhà quản lý 11

5. Giả thuyết khoa học

11

6. Giới hạn đề tài 11

7. Những phương pháp nghiên cứu. 11

7.1. Những phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu. 11

7.2. Các phương pháp cụ thể 12

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 12

7.2. Phương pháp điều tra 12

7.2.3. Phướng pháp lấy ý kiến chuyên gia: 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ 14

1.1. Khái niệm đánh giá - Đánh giá trong giáo dục - Đánh giá GV 14

1.2. Vài khía canh tâm lý cần quan tâm trong việc đánh giá GV

17

1.3. Vài vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến việc đánh giá GV 18

1.4. Mục đích của việc đánh giá trên góc độ phục vụ công tác quản lý 19

1.5. Nguyên tắc - yêu cầu và qui trình của hoạt đông đánh giá.

19

1.5.1. Nguyên Tắc 19

1.5.2. Yêu Cầu 21

1.5.3. Qui trình 22

1.5.4. Phương pháp đánh giá. 23

1.6. Lý thuyết về định chuẩn đánh giá.

24

1.6.1. Định tính 25

1.6.2. Định lượng 26

1.7. Hiệu trưởng và việc đánh giá GV 28

1.7.1. Vị trí và vai trò HTrưởng trong việc đánh giá. 28

1.7.2. Nhiệm vụ người GV- đối tượng đánh giá 29

1.7.3. Những mặt năng lực và phẩm chết cụ thể của GV cần được Đgiá 32

1.7.4. Những tiêu chuẩn hiện hành do Bộ và Sở GD - ĐT qui định 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT BC TP.HCM 37

2.1 . Khái lựơc tình hình các trường THPT BC tại thành phố 37

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 37

2.1.2. Tình hình đôi ngũ CB - GV 40

2.1.3. Những đặc thù của loại hình trường BC 41

2.2. Tổ chức quá trình nghiên cứu. 44

2.2.1. Quan điểm nghiên cứu. 44

2.2.2. Bộ công cụ khảo sát thực trạng 45

2.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu. 45

2.2.4. Tổ chức nghiên cứu. 46

2.3. Thực trạng việc đánh giá GV thông qua kết quả điều tra. 48

2.3.1. Nhận thức về hoạt đông đánh giá GV. 48

2.3.2. Tiêu chuẩn Đgiá hiện hành. 57

2.3.3. Các giai đoạn của tiến trình Đgiá hiện hành 62

2.3.4. Tác dụng của quá trình Đgiá 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66

Chương 3: GIẢI PHÁP VƯƠN ĐẾN SỰ HOÀN THIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG 68

3.1. Một số căn cứ trong việc đề xuất giải pháp hoàn thiện. 68

3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước 68

3.1.2. Định hướng về tình hình phát triển các trường THPT BC tại thành phố 69

3.2. Các giải pháp vươn đến sự hoàn thiện việc Đgiá thực hiện nhiệm vu GV. 71

3.2.1. Tiêu chuẩn Đgiá 71

3.2.2. Phương thức đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ Giáo viên 75

3.2.3. Tổ chức thực hiện. 80

3.3. Đgiá tính khả thi và hiệu quả 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83

PHẨN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1. Kết luận. 84

2. Kiến nghị 85

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo. 86

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh. 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 91

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài.‌


Từ chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI - 1986, từ năm 1987 - 1988 các trường lớp hệ B trong trường công lập được hình thành với chủ trương tận dụng cơ sở vật chất hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của HS, mô hình trường - lớp hệ B bất nguồn từ TP.HCM được coi là một "đột phá" trong việc tháo gỡ những ràng buộc của cơ chế và đã tạo điều kiện để các trường góp phần khắc phục các khó khăn về vốn đầu tư cho cơ sở vật chất, cải thiện đời sống của CB - GV - CNV ngành GD và tạo chỗ học cho HS có nhu cầu.

Trường - lớp hệ B đã không thể tồn tại mãi mãi bởi tính hợp pháp của nó không được nêu đến trong hệ thống văn bản pháp qui của ngành GD. Từ nghị quyết hội nghị TW4 - khóa VII" ... huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà Nước" và với chủ trương Xã hội hóa giáo dục, Đảng ta đã khẳng định "củng cố trường công, chuyển một số trường công sang bán công, khuyến khích mở trường dân lập, đa dạng hóa các hình thức đào tạo". Thời gian qua, vận động theo tinh thần của nghị quyết TW4, ngành GD bậc THPT - TP.HCM đã thực hiện bán công hóa hệ B tách lớp bán công ra khỏi trường công (1997 - 2000). Hiện nay số trường THPT bán công đã chiếm một tỉ lệ gần 25% so với trường THPT công lập và cũng đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quản lý.

Các yếu tố đầu vào của chất lượng GD đào tạo trong nhà trường, ngoài các yếu tố về khả năng, động cơ học tập của HS; chất lượng chương trình các môn học; thời gian học tập và cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy học ... thì đội ngũ GV có đủ năng lực và phẩm chất là một yếu tố rất quan trọng. Để có được một đội ngũ GV tốt, người HTrưởng cần làm tốt việc tổ chức khoa học lao động quản lý, trong đó phải thực hiện tốt việc Đgiá GV một mặt để phục vụ cho hoạt động bố trí sử dụng mặt khác giúp cho người GV nhận thức những mục tiêu phấn đấu cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà trường.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 26/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí