Nhóm Giải Pháp Bảo Tồn, Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống


Vùng đất Hưng Hà - cái nôi nghệ thuật chèo với chiếu chèo làng Hới, làng Hà Xá… làng nào cũng có đội văn nghệ, các đội múa hát chèo. Ở Phương La cũng có những đội văn nghệ của hội khuyến học, các đội thể thao… Vì vậy, cần phát huy triệt để loại hình nghệ thuật truyền thống này, phải mở rộng giao lưu nghệ thuật giữa các đơn vị, giữa các làng xã trên địa bàn Huyện với các địa phương khác.

Tăng cường các hoạt động thể dục - thể thao để thu hút nhiều nhất các đối tượng, các tầng lớp, các lứa tuổi, giới tính tham gia. Tổ chức nhiều buổi giao hữu giữa các làng, các dòng họ để kích thích sự tích cực tham gia của các cá nhân, dòng họ nhằm góp phần tạo không khí sôi nổi, vui tươi, đoàn kết, gắn bó tình cảm giữa các cá nhân, gia đình, dòng họ trong các làng nghề.

Qua hoạt động này, người dân thấy được vai trò của các hoạt động văn hoá, thấy được ý nghĩa to lớn, thiết thực của việc xây dựng đời sống văn hoá trong các làng nghề, tự giác thực hiện các quy định, quyết định của Trung ương, của địa phương về xây dựng gia đình, dòng họ, làng xã, cơ quan, đơn vị văn hóa; về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…

4.3.2. Nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống


4.3.2.1. Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống


Làng nghề tạo ra một giá trị kinh tế lớn và ổn định hơn so với làng nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân ở địa phương. Sản phẩm của làng nghề là sự kết tinh của sức lao động, cái tâm, cái hồn và sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ. Đặc biệt, mỗi làng nghề lại có những truyền thuyết khác nhau, sự phụng thờ khác nhau về những vị tổ nghề; cách thức thi tay nghề cũng rất khác nhau… nên làng nghề chứa đựng nhiều yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc.

, các yếu tố văn hóa dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

gian… có sức sống lâu bền.


Biến đổi văn hóa làng dệt Phương La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình - 18

Như đã phân tích ở trên, do có điều kiện kinh tế khá giả hơn người làng thuần nông, nên các hoạt động về tín ngưỡng, tâm linh của người làng nghề rất được coi trọng. Mà trong cơ chế thị trường hiện nay, các yếu tố văn hoá truyền thống đã bị ảnh


hưởng không nhỏ, nét văn hoá đã bị mai một, các hoạt động tế, lễ thiếu sự khuôn mẫu; một số hoạt động dân gian mờ nhạt, thậm chí đã bị lãng quên. Thay vào đó là sự phô trương, hình thức, đôi khi trở thành sự ganh đua của các dòng họ... Để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong các làng nghề chúng ta cần:

1. Bảo tồn, tôn tạo các di tích thờ cúng. Việc phục hồi, tôn tạo hay xây mới di tích phải chú ý đến yếu tố cổ truyền, tính đồng nhất trong kiến trúc, đặt di tích đó trong cảnh quan chung của cả quần thể di tích, sự hài hòa với môi trường xung quanh.

2. Bảo tồn các lễ thức thờ cúng, hội làng theo đúng khuôn mẫu của các cụ ta xưa. Không nên vì nhu cầu mục đích kinh tế, sự ganh đua, thích thể hiện mình của một số cá nhân mà làm cho các lễ thức bị biến dạng, méo mó.

3. Tuyên truyền, vận động người dân tích cực sưu tầm, tìm hiểu và biên soạn các giá trị văn hóa truyền thống của làng để bảo lưu, truyền bá giúp làm cho mọi người hiểu đầy đủ, đúng đắn về các giá trị văn hóa đó.

4. Giữ gìn những nét đẹp của các phong tục truyền thống (quan hệ chia sẻ, giúp đỡ). Trên cơ sở yếu tố văn hoá riêng biệt của làng nghề chi phối tới đời sống tinh thần của người dân như quan hệ ứng xử giữa người với người trong mối quan hệ làm ăn, quan hệ kinh tế chịu sự chi phối của luật, của lý. Do đó, cần củng cố, duy trì tốt mối quan hệ huyết thống, tình làng nghĩa xóm; đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển. Để giữ gìn các nét đẹp trong phong tục tập quán, cần điều chỉnh các tiêu chí xây dựng gia đình, dòng họ văn hoá… phù hợp với thực tiễn của các làng nghề.

4.3.2.2. Phát triển làng nghề kết hợp với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch

Làng nghề là hạt nhân để hình thành thị tứ, thị trấn ở các vùng nông thôn, có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sự giao lưu, quan hệ giao tiếp mở rộng… giúp cho người dân dễ tiếp thu lối sống đô thị hơn làng thuần nông rất nhiều. Nghề, làng nghề phát triển tạo ra cơ sở kinh tế để bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của các làng nghề, từ đó góp phần vào bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nói chung, văn hoá làng nghề nói riêng làm cho văn hoá trở thành mục tiêu, động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới.


Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, lễ hội nhằm phát triển du lịch ở làng Phương La, cần thiết phải đánh giá được giá trị của các di tích, lễ hội và các giá trị văn hóa khác như sản phẩm nghề, các truyền thuyết… Hiện nay, công tác bảo tồn các di tích và lễ hội ở Phương La đã được người dân quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào việc tu sửa mà chưa quan tâm phát huy vai trò và quảng bá về di tích. Việc tổ chức lễ hội cũng thu hút được người dân ở một số làng xã lân cận tham gia nhưng cũng chưa đủ súc trở thành lễ hội vùng.

Sản phẩm văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần do con người sáng tạo ra để phục vụ chính cuộc sống con người, thỏa mãn những mục đích và nhu cầu khác nhau của các cá nhân, cộng đồng. Sản phẩm văn hóa luôn chứa đựng bản sắc văn hóa riêng, mang dấu ấn cá nhân, dấu ấn cộng đồng nên luôn phản ánh và biểu hiện các yếu tố mang sắc thái địa phương, vùng miền… Các sản phẩm văn hóa đã có sức hấp dẫn đối với du khách, song muốn trở thành sản phẩm du lịch phải được tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch. Mỗi làng nghề có những nét văn hoá dân gian đặc sắc, điển hình, được biểu hiện qua hai loại hình văn hóa: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Văn hóa vật thể tiêu biểu với các thiết chế tín ngưỡng tôn giáo, tâm linh quý hiếm. Sản phẩm người làng nghề làm ra còn mang tâm hồn, cốt cách, sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ nên mỗi sản phẩm là một tác phẩm riêng, độc đáo. Cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng có khi mỗi gia đình lại có những công cụ, dụng cụ riêng, khác biệt…

Văn hóa phi vật thể của các làng nghề được thể hiện đậm nét qua các lễ hội. Lễ hội làng nghề bề thế, lắng đọng trong đó những lớp văn hóa, những trò diễn gợi lại được các nghi thức nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nghi thức tế lễ tổ nghề; tục trình nghề của các phường nghề. Gắn với mỗi nghề lại có những truyền thuyết hấp dẫn, huyền bí (về tổ nghề, về các vị thần được thờ). Người làng nghề có bí quyết, công thức nghề riêng, việc giữ bí quyết nghề cũng hết sức nghiêm ngặt. Người làng nghề thường đi quảng bá, trao đổi sản phẩm nên tư duy cởi mở, năng động, dễ gần và có nhiều điểm khác trong ứng xử, trong các sinh hoạt cộng đồng so với người


a vật thể, phi vật thể của làng nghề có sức sống lâu bền, là điểm khác biệt với các làng nông nghiệp, chính sức sống lâu bền này của văn hóa làng nghề đã thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển.

Phương La là một làng cổ cũng nằm trong cái chung của các làng Việt Bắc Bộ, làng có đủ cả đình, chùa, miếu, nhà thờ họ… và còn nhiều cổ vật quý. Các di tích là phần văn hóa tâm linh vô cùng quan trọng của làng. Nổi bật trong các di tích ấy của làng Phương La là Đình Đông, chùa Ứng Mão, các nhà thờ dòng họ Lê, họ Trần…và lễ hội đình Đông của làng; đây là những điểm thu hút khách du lịch. Lễ hội làng Phương La xưa có nhiều trò diễn đặc sắc, đặc biệt tục thi tay nghề giữa các dòng họ xưa được người dân tham gia, hưởng ứng rất đông (tục này giờ đã không còn). Về với Phương La, chúng ta còn được chiêm ngưỡng và mua các sản phẩm khăn dệt máy hoặc dệt thủ công đặc sắc về dùng hoặc biếu, tặng.

Để hội làng Phương La có sức hút hơn với du khách, ngoài công tác tuyên truyền quảng bá, địa phương cần phải xây dựng Ban quản lý di tích, tổ chức lễ hội đủ tầm, triển khai bài bản các khâu đúng quy định của pháp luật mà phù hợp điều kiện của địa phương. Bên cạnh đó, người dân và chính quyền địa phương cần khôi phục một số trò diễn dân gian, tục thi tay nghề của các dòng họ tạo sự hấp dẫn, cuốn hút nhân dân. Như vậy chúng ta vừa phát triển được kinh tế lại vừa bảo lưu, phát huy các giá trị truyền thống; đồng thời, môi trường cảnh quan được bảo vệ, giữ gìn xanh - sạch - đẹp, phục vụ cuộc sống của con người.

Làng nghề thủ công truyền thống tồn tại và phát triển bởi chính các sản phẩm làng nghề làm ra hình thành một bản sắc riêng về giá trị sản phẩm của nghề, làng nghề mình, tạo được một uy tín về chất lượng sản phẩm, nét độc đáo riêng biệt trong sản phẩm của làng nghề. Mỗi sản phẩm là sự kết tinh của sức lao động, cái tâm, cái hồn và sự khéo léo của đôi bàn tay người thợTừ những cái đó đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng của mỗi nghề và làng nghề - di sản văn hóa phi vật thể; đồng thời làng nghề cũng chính là nơi lưu giữ bảo quản tốt nhất các truyền thống văn hóa lâu đời, lưu truyền bí quyết nghề. Tại đây mang đậm nét những phong tục cổ truyền, những nét văn hóa đặc trưng. Do đó, làng nghề lại còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quảng


bá truyền thống văn hóa Việt Nam, sản phẩm hàng thủ công Việt Nam. Người ta đến với làng có khi cũng chỉ là mua sản phẩm, chiêm ngưỡng sản phẩm, tìm hiểu bí quyết của nghề, hiểu văn hoá của làng nghề. Chính vì vậy chúng ta cần phải có định hướng góp phần tăng thêm giá trị, khẳng định thương hiệu của làng nghề, giúp làng nghề phát triển tốt hơn. Muốn phát huy giá trị văn hoá làng, hơn bao giờ hết cần phát huy vai trò của các nghệ nhân - sự truyền nghề, mở rộng quy mô đào tạo nghề, mở rộng quy mô làng nghề và cần có chính sách đãi ngộ, tôn vinh các nghệ nhân để họ không ngừng cống hiến trí tuệ cho con cháu.

Sản phẩm của làng nghề thu hút sự quan tâm chú ý của khách thập phương, hơn nữa làng nghề là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá đặc trưng bản sắc văn hoá Việt Nam. Ở đâu làng nghề càng phát triển thì ở đó các cổ vật, các di sản văn hoá càng đầy đặn càng cổ xưa,vì vậy chúng ta cần khai thác thế mạnh của làng nghề như một địa danh du lịch - du lịch làng nghề. Đến với làng nghề không những được chứng kiến hoạt động sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống, được tham quan các di tích lịch sử, các giá trị văn hoá của người dân làng nghề, đồng thời có thể tự lựa chọn mua cho mình những sản phẩm ưa thích. Đây là mục tiêu mà các làng nghề cần vươn tới. Để thực hiện được mục tiêu, các cấp uỷ Đảng, chính quyền cần quy hoạch không gian kiến trúc, cảnh quan môi trường, tạo điểm vui chơi, dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn…

Như vậy, phát triển du lịch làng nghề không chỉ tạo được môi trường văn hóa mà còn tạo ra thị trường trao đổi hàng hoá sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm cho các làng nghề ấy, đồng thời giải quyết tốt được nhiều vấn đề môi trường sinh thái, sự phát triển nghề, làng nghề, môi trường văn hoá tốt.

Du lịch làng nghề sẽ góp phần làm cho nhân dân địa phương nhận thức được giá trị của các di sản văn hoá, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ. Tự họ có những hành động, những việc làm phù hợp; đồng thời, còn có ý thức tuyên truyền vận động con, cháu, mọi người cùng tham gia bảo vệ. Không chỉ vậy họ còn góp công, góp của để tôn tạo, bảo vệ các di sản, sưu tầm vốn truyền thống, những cổ vật của địa phương và như vậy văn hoá truyền thống của địa phương ngày càng phong phú đa dạng càng thu hút nhiều khách du lịch.


Muốn làm được điều này các cấp, các ngành ở địa phương cần phải có quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc của các làng nghề. Trong quy hoạch cần tính tới mặt bằng sản xuất, nơi trưng bày, quảng bá sản phẩm làng nghề, quy hoạch khu xây dựng các thiết chế văn hoá, nơi diễn ra các hoạt động văn hoá truyền thống và các hoạt động văn hoá mới, đặc biệt cần tạo ra những khu vực sinh thái hấp dẫn vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân làng nghề vừa đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Như vậy chúng ta vừa phát triển được kinh tế lại vừa bảo lưu, phát triển các giá trị truyền thống đồng thời môi trường cảnh quan được bảo vệ, giữ gìn, phục vụ đắc lực cuộc sống con người.

4.3.3. Nhóm giải pháp về phát triển nghề

4.3.3.1. Quy hoạch làng nghề, tạo điều kiện mở rộng mặt bằng sản xuất

Trong điều kiện hiện nay, làng nghề bảo đảm công ăn việc làm trực tiếp, tức thì cho một bộ phận lớn cư dân nông nghiệp đang chịu sức ép rất lớn của sự mất đất nông nghiệp và sự gia tăng dân số, góp phần ổn định chính trị chính trị ở nông thôn, ngăn ngừa tệ nạn xã hội. Mỗi ngày một làng nghề có thể giải quyết việc cho hàng trăm, hàng ngàn lao động. Một số nông dân làm thuê đã được học nghề để trực tiếp làm ra sản phẩm. Một số khác làm phần ruộng của các hộ trong làng hoặc các việc khác như vận chuyển, nội trợ và tạp vụ tạo tiền đề cho lực lượng công nhân công nghiệp trong giai đoạn mới. Làng nghề góp phần đào tạo ra một đội ngũ thợ thủ công

- công nhân tiền công ghiệp, bổ sung cho lao động công nghiệp sau này.

Ngày nay làng nghề càng ngày càng khẳng định vai trò to lớn của nó trong phát triển kinh tế và xã hội. Hiện nay, nghề dệt vẫn là trụ cột, chỗ dựa kinh tế vững chắc cho người làng Phương La và trong vùng bởi những lý do:

- Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập tương đối cao và ổn định hơn so với sản xuất nông nghiệp, khi cuộc sống dựa nông nghiệp đang gặp khó khăn vì bình quân ruộng đát thấp, manh mún, giá cả nông sản thực phẩm không tương xứng, chịu nhiều bất lợi so với giá các sản phẩm công nghiệp.

- Giải quyết công ăn việc làm cho cư dân các làng không có nghề ở bên cạnh, cũng đang chịu sức ép rất lớn, rất bất lợi của việc mất đất sản xuất, trong khi điều kiện chuyển đổi sang nghề mới rất khó khăn.


- Tạo ra một lượng sản phẩm hàng thủ công đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước; nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Làng nghề tạo ra giá trị kinh tế cao trong cơ cấu kinh tế nói chung và so với giá trị công nghiệp nói riêng, đáp ứng nhu cầu lớn về hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đời sống cư dân luôn đảm bảo hơn các làng thuần nông. Nhiều xã, huyện đã đặt vị trí của làng nghề, xã nghề như một mục tiêu trọng yếu của chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhiều nơi nghề, hộ nghề đã trở thành nguồn sống chủ yếu của người dân.

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện nay, mặt bằng của các cơ sở sản xuất ở Phương La vẫn gặp nhiều khó khăn, cho dù đã được giải quyết bằng lao động vệ tinh. Một cơ sở sản xuất mang tính chất gia đình cần trung bình từ 1.500m2 trở lên để làm nhà xưởng, nhưng trên thực tế diện tích khuôn viên của hầu hết gia đình này từ chỗ 2 - 3 sào (720 - 1.000m2), nay bị thu hẹp do phải chia đất cho các con khi các con ở riêng. Việc mở rộng nhà xưởng rất khó vì giá đất rất cao so với khả năng vốn của các cơ sở sản xuất; hơn nữa, cho dù có đủ vốn để mua thêm đất đai thì cũng không dễ mua được đất đai liền kề với cơ sở sản xuất đang có.

Chính vì những lý do trên, các cấp chính quyền cần quan tâm tạo mọi điều kiện giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất giúp các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất. Làng Phương La hiện nay, người dân không còn nhu cầu làm nông nghiệp vì thu nhập thấp nên ruộng bị bỏ hoang, hoặc ruộng cho người làng khác đến cấy thuê. Do vậy, nên chăng, các cấp chính quyền tạo điều kiện để các chủ cơ sở sản xuất được thuê lại ruộng đất đó mở rộng nhà xưởng đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, thu thuế đất theo quy định của Nhà nước, lấy kinh phí đó đầu tư xây dựng hạ tầng, các công trình phúc lợi của làng xã. Làm như vậy, vừa có lợi cho người làm nghề, lại không để phí đất nông nghiệp.

4.3.3.2. Hoàn thiện hệ thống giao thông; cung cấp điện, nước; giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường

- Cần hoàn thiện hệ thống giao thông, hệ thống giao thông không chỉ có ý nghĩa cho phát triển kinh tế du lịch của làng mà còn có ý nghĩa về mặt dân sinh, góp


phần phát triển nghề. Để hoàn thiện hệ thống giao thông ở làng Phương La, các cấp chính quyền cần giữ nguyên cấu trúc đường hiện có, nâng cấp, khôi phục và mở rộng những con đường có thể để giao thông thuận lợi, tránh tắc nghẽn; cần có một số biển báo, chỉ dẫn đường giao thông trên hệ thống đường liên xã và cả đường nội làng; cần xây dựng khu tập kết nguyên liệu và khu giao nhận sản phẩm xuất đi chung cho từng thôn; tạo không gian thoáng cho người tham quan du lịch.

- Hệ thống điện ổn định và nước sạch là hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống của người dân. Điện, nước ổn định không những đảm bảo cho sinh hoạt còn đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định để sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc, kiểm tra, rà soát và cho nâng cấp hệ thống điện, đảm bảo để cung cấp điện ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất. Các cấp chính quyền sớm triển khai, đưa hệ thống nước máy đảm bảo vệ sinh vào phục vụ sinh hoạt của người dân.

- Cần có biện pháp khống chế, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề. Đồng thời với việc phát triển kinh tế thì nạn ô nhiễm môi trường sống của các làng nghề hiện nay đang là vấn đề rất bức xúc, là cản trở lớn nhất đối với các làng nghề ở Thái Bình. Xét một cách tổng quát thì việc tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề chủ yếu là hộ gia đình do vậy tổ chức sản xuất phân bố ở khắp mọi nơi trong làng không có khu tập trung. Như vậy ô nhiễm môi trường cùng trải rộng khắp địa bàn dân cư ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của người dân. Khi về với làng nghề Phương La, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sầm uất như phố phường, vila, nhà cao tầng mọc lên san sát. Cụm công nghiệp với các công ty, xí nghiệp được xây dựng, đầu tư hiện đại. Tuy nhiên, về với Phương La, ai cũng không khỏi băn khoăn bởi khí bụi của bông vải, mùi nồng nặc của hoá chất tẩy nhuộm, dòng sông nước đen ngòm chảy qua làng song vì quá tham việc, thờ ơ với vấn để liên quan tới cuộc sống của mình, thậm chí ý thức còn kém trong các vấn đề xã hội. Do vậy, để giải quyết những bất cập trên, các cấp chính quyền địa phương cần phải quy hoạch tổng thể cho làng nghề. Việc quy hoạch phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của làng, để người dân dễ chấp hành và thực hiện trong sản xuất, sinh

Xem tất cả 299 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí