Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH HOÀ BÌNH

TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY


Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Hồng Hải

Lớp

: Anh 10-K43C

Khoa

: KT&KDQT

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Kiều Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


HÀ NỘI, 06 - 2008

LỜI MỞ ĐẦU


I/ Tình cấp thiết của đề tài

Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Du lịch hay còn được biết đến là “ngành công nghiệp không khói” đang cho thấy sự lớn lên không ngừng trong cơ cấu GDP của Việt nam trong những năm qua. Đặc biệt với sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2000-2007, ngành du lịch đã chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển Kinh tế- Xã hội của đất nước. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước đã có chủ trương phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của từng địa phương nói riêng và của Quốc gia nói chung.

Đối với các tỉnh và địa phương có tiềm năng về du lịch thì hoàn toàn có thể phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nhà nước. Đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện cơ cấu GDP và nâng cao đời sống Xã hội của nhân dân tại địa phương. Vai trò quan trọng là như vậy nhưng để thúc đẩy được ngành du lịch phát triển thì đây là một bài toán không hề đơn giản. Bài toán này phải cần nhiều công sức và tâm huyết của từng địa phương mới có thể đưa ra được lời giải đúng đắn và hợp lý. Có thể đưa tỉnh Hoà Bình làm một ví dụ về nỗ lực không ngừng trong việc phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương chính sách của Nhà nước.

Hoà Bình là tỉnh miền núi có khí hậu trong lành, phong cảnh ngoạn mục. Núi rừng Hoà Bình là nơi giao lưu giữa những bản sắc dân tộc độc đáo của “Văn hoá Hoà Bình” và cộng đồng các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông…Đây là miền đất du lịch hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn hấp dẫn cả khách quốc tế đến tham quan và tìm hiểu nền văn hoá của các dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, so với tiềm năng thì sự phát triển của du lịch Hoà Bình trong thời gian qua chưa thực sự tương ứng, còn nhiều hạn chế, lượng khách đến Hoà Bình tăng không đều qua các năm, tỷ lệ khách đến lần 2 thấp, khách quốc tế ít, thời gian lưu trú ngắn, công suất sử dụng buồng không cao và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Tất cả những hạn chế này đã đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế, những người đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Hoà Bình băn khoăn là làm thế nào để có thể thu hút, phát triển nguồn khách đến với Hoà Bình ngày càng tăng, nhằm đưa ngành kinh tế này trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách địa phương và tương xứng với tim năng du lịch vốn có của Hoà Bình.

Vì lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây" là hết sức cần thiết. Đó cũng là đề tài của luận văn tốt nghiệp này.

II/ Mục đìch của đề tài

Trên cơ sở những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng trong ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, khoá luận này đã phan tích thực trạng tình hình phát triển du lịch Hoà Bình, thực trạng về các giải pháp thu hút khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian qua; rút ra được những bài học thành công, hạn chế, nguyên nhân của tình hình từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến Hoà Bình và nâng cao hiệu quả kinh doanh

III/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là khả năng hay những tiềm năng du lịch của tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây.

Bên cạnh đó khoá luận còn nghiên cứu làm sáng tỏ những khả năng,và điều kiện để thu hút khách; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình.

2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian của nghiên cứu là thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Hoà Bình, tại Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Phạm vi thời gian là những số liệu được thu thập từ năm 2000 đến hết năm 2007 và dự báo một số năm tới.

Phạm vi các giải pháp được đề xuất gồm các giải pháp vĩ mô thuộc cơ quan quản lý nhà nước và các giải pháp vi mô của doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

IV/ Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê thực nghiệm, phương pháp phân tích tổng hợp.

V/ Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1: Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch

Chương 2: Thực trạng về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình từ năm 2000 trở lại đây

Chương 3: Giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh

Xin chân thành cảm ơn cô giáo- Thạc sỹ Trần Thị Kiều Minh (Trường Đại Học Ngoại Thương) và các cán bộ Phòng Du lịch thuộc Sở Thương Mại- Du lịch Hoà Bình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.


Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hồng Hải

chương 1

khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng

đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch


Du lịch được xem xét dưới góc độ là một ngành kinh doanh dịch vụ, vì thế mà nó cũng bao gồm ba yếu tố cơ bản: đối tượng kinh doanh, chủ thể kinh doanh và sản phẩm kinh doanh. Trong đó đối tượng kinh doanh chính là những tiềm năng về du lịch bao gồm tiềm năng du lịch tự nhiên và tiềm năng du lịch nhân văn; chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cụ thể là đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành; sản phẩm của kinh doanh chính là sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.‌

Chương này sẽ cung cấp những cơ sở lý luận cần thiết giúp cho việc phân tích và lý giải thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình liệu có phù hợp với lý thuyết hay không, và từ đó làm cơ sở để đề xuất những giải pháp khắc phục, hạn chế những tiêu cực và phát huy những điểm tích cực trong quá trình phát triển ngành du lịch của tỉnh.

I/ Tổng quan về ngành dịch vụ du lịch


1. Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế, xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Theo Liên hợp quốc các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union of Official Travel Organization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình

nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…

Theo định nghĩa của khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội thì: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị- xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”(1).

Theo Luật du lịch được Quốc hội ban hành tháng6 năm 2005 thì: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Theo quan điểm tổng hợp: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội ngày càng phổ biến, phát sinh các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế, bao gồm 4 nhóm nhân tố tương tác với nhau: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư và chính quyền nơi đến du lịch.

Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch.

- Đối với khách du lịch: du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì được thưởng thức một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng nhu cầu gải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng, tham quan



1: Nguồn: Giáo trình Kinh tế Du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hoà- NXB lao động- Xã hội (năm 2006)

- Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: họ xem khách du lịch như một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua việc cung ứng các loại hàng hoá và dịch vụ du lịch cho du khách.

- Đối vối chính quyền sở tại: du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế địa phương. Chính quyền quan tấm đến số công ăn việc làm mà du lịch tạo ra, thu nhập dân cư, các khoản thuế thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch .

- Đối với cộng đồng dân cư địa phương: du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ cũng là nhân tố tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch bởi lòng hiếu khách và những nét văn hoá đặc trưng của địa phương.

2. Vai trò của ngành du lịch

*Đối với nền kinh tê, du lịch có những vai trò sau:

Ngành du lịch góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc tế, giúp tăng thu và tăng dự trữ ngoại tệ. Ngành du lịch được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ, việc tăng doanh thu từ du lịch cụ thể là tăng nguồn thu từ khách du lịch quốc tế sẽ làm cho thu ngoại tệ từ du lịch tăng, khiến cho cán cân thương mại quốc tế được cải thiện.

Ngoài ra sự phát triển của du lịch còn kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác như : kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, và các dịch vụ khác.

Thông qua sự phát triển của ngành du lịch sẽ góp phần quảng bá cho sản xuất địa phương và quốc gia. Qua các hoạt động xúc tiến du lịch giới thiệu du khách về địa phương và quốc gia mình sẽ giúp khách du lịch thêm hiểu và tin tưởng tiêu dùng các sản phẩm tại đây, từ đó kích thích cho nền sản xuất tại

địa phương ngày càng phát triển như ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp tiêu dùng…

Phát triển du lịch còn tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thu từ việc xuất nhập cảnh của khách quốc tế, hay các khoản thu có liên quan như thu từ các loại thuế đánh vào hàng hoá, sản phẩm vận chuyển ra nước ngoài…

Hơn nữa, ngành du lịch phát triển sẽ giúp hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Khách du lịch ngày một khó tính vì vậy họ thường đòi hỏi phải được trang bị các thiết bị , cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại phục vụ cho những dịch vụ của bản thân. Những đòi hỏi càng cao như thế này sẽ góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại các địa điểm du lịch.

* Đối với xã hội, du lịch cũng có không ít tác dụng tích cực, cụ thể:

Vai trò đầu tiên là giúp giải quyết công ăn việc làm. Hiện nay lực lượng lao động trong ngành dịch vụ du lịch ngày càng tăng về số lượng, đó là lực lượng làm tại các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú, tại cơ sở kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển…Việc phát triển của du lịch đã giúp giảm áp lực của tình trạng thất nghiệp đối với xã hội.

Bên cạnh đó, du lịch còn làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển, giảm tập trung dân cư ở đô thị. Sự phát triển của du lịch đã làm cải thiện đáng kể môi trường sống tại các địa phương kinh doanh du lịch. Cơ sở hạ tầng, và vật chất kĩ thuật được cải thiện giúp cho đời sống tại các vùng này được nâng cao, người dân ở đây không còn cảm thấy cần thiết phải di cư ra các thành phố lớn để có một môi trường sống chất lượng hơn, vì họ có thể hưởng thụ nó tại chính miền quê của mình.

Không những thế, du lịch còn là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hiệu quả cho địa phương, cho đất nước phát triển, kinh doanh du lịch. Thông qua những hội chợ, triển lãm… về du lịch hoặc qua những quảng cáo về du

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí