Tính Tất Yếu Khách Quan Của Việc Thu Hút Fdi Vào Du Lịch Việt Nam.


sạn này chủ yếu phục vụ khách nội địa và du lịch “Ba lô” loại khách không có khả năng thanh toán cao. Đứng trước tình hình trên, việc đầu tư nâng cao chất lượng khách sạn là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế.

1.2. Các cơ sở ăn uống:

Cùng với sự gia tăng khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống ở Việt Nam cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có phòng ăn, quầy bar... không chỉ phục vụ khách nghỉ ở khách sạn mà còn cả khách bên ngoài. Vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đồ uống được quan tâm thích đáng. Tuy nhiên, chỉ ở vài khách sạn lớn mới có y tế kiểm tra vệ sinh thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là đồ uống pha chế, còn hầu hết các cơ sở ăn uống khác vấn đề này đang bị buông lỏng.

1.3.Hệ thống giao thông vận tải:

Giao thông vận tải có tầm quan trọng đặc biệt đối với du lịch. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn vốn tích luỹ chưa nhiều nên hệ thống giao thông của nước ta còn nhiều hạn chế.

Hệ thống đường bộ ở nước ta tương đối kém so với khu vực, 47% là đường xấu, chỉ có khoảng 7% chiều dài đường quốc lộ là tương đối tốt. Mật độ đường sắt của chúng ta cao hơn các nước Đông Á nhưng chủ yếu phát triển ở miền Bắc, chất lượng đường xấu. Giao thông đường hàng không còn chưa phát triển, giá cả còn cao. Đối với giao thông đường thuỷ, các cảng biển phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Trung trong khi lượng khách chủ yếu lại tập trung ở miền Bắc và miền Nam. Hơn nữa, hàng năm lại thường có lũ đột ngột, hạn hán kéo dài nên khai thác giao thông đường thủy của nước ta đạt hiệu quả chưa cao.

1.4. Hệ thống thông tin liên lạc:

Thông tin liên lạc mấy năm gần đây đã có những bước tiến khá dài, thoả mãn một phần yêu cầu của khách du lịch tuy nhiên vẫn còn ở mức độ thấp so với sự phát triển của các nước trong khu vực. Đến nay cả nước có khoảng 3,5


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

triệu máy điện thoại trong cả nước, bình quân 4 máy/100 dân. Điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay đã được phủ sóng hầu hết các tỉnh trong cả nước. Bên cạnh dịch vụ điện thoại, những phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như máy fax, liên lạc thông qua mạng internet, thư điện tử...liên tục phát triển và ngày càng hiện đại. Đây là những tín hiệu đáng mừng về hệ thống thông tin liên lạc tại Việt Nam. Tuy nhiên chất lượng và chi phí sử dụng hệ thống thông tin liên lạc vẫn còn là một vấn đề đáng bàn. Sóng điện thoại ở các thành phố lớn như Hà Nội nhiều khi vẫn còn yếu khiến cho nhiều cuộc điện thoại di động không thực hiện được. Giá cả dịch vụ viễn thông thì vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Trong thời gian tới, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng hệ thống thông tin liên lạc và hạ giá thành sử dụng sao cho phù hợp với mặt bằng chung của các nước trong khu vực.

1.5.Hệ thống cung cấp điện nước:

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 5

Hệ thống cung cấp điện ở Việt Nam không ổn định, và cũng không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nguồn nước khai thác chủ yếu là nước mặn nên đa số vùng nước ven biển đều đã bị nhiễm mặn. Tiêu chuẩn ở các đô thị lớn mới đạt bình quân 70-90 lít/ngày/người và phạm vi cấp mới chỉ khoảng 40%-50% thị dân. Trong khi đó mức tiêu thụ của một khách du lịch là 230 lít nước/ngày. Trong số 463 đô thị có số dân trên 50000 người mới có 100 đô thị có hệ thống cấp nước phục vụ khoảng 6 triệu dân (47% dân số đô thị). Số người còn lại buộc phải dùng nước trong các giếng khoan, nước mưa hoặc nước giếng. Những khó khăn của việc cấp nước này chủ yếu là do hệ thống nước ngầm ít, trang thiết bị khai thác chưa hiện đại. Nhìn chung, việc cung cấp điện và nước sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất tại những thành phố lớn gặp rất nhiều khố khăn. Tuy đã có những bước phát triển song đây vẫn là một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng.

1.6.Các cơ sở vui chơi giải trí:


Bên cạnh những dịch vụ, thông tin liên lạc... hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí là một phần không thể thiếu được trong kinh doanh du lịch. Đây là một hình thức nhằm làm cho khách du lịch sử dụng hết thời gian rỗi trong ngày, tăng cường sức khỏe sau những công việc căng thẳng và cũng là một nguồn thu ngoại tệ lớn. Các hình thức vui chơi giải trí rất đa dạng, khó có thể liệt kê các chủng loại: các hình thức vui chơi giải trí trên mặt nước, trong lòng biển, trên không, và trên mặt đất. Tuy nhiên, các hình thức vui chơi giải trí chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu tiêu dùng các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí của du khách.

Như vậy, đây vẫn là một điểm yếu kém của ngành du lịch Việt Nam. Ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh với các khu vui chơi giải trí như công viên Đầm Sen, khu du lịch Kì Hoà hay mới đây là Sài Gòn WATER PARK là những khu vui chơi giải trí lớn, thu hút được nhiều khách du lịch thì các điểm trong khu vui chơi giải trí trong những khu du lịch còn thiếu và đơn điệu. Ở một số điểm, các khu vui chơi giải trí tập trung ngay trong khách sạn vì vậy hạn chế thời gian lưu trú của khách cũng như hiệu quả kinh doanh du lịch. Các vũ trường tuy phát triển ở nhiều nơi song do vé vào cửa còn quá cao, chỉ đáp ứng nhu cầu cho một phần thanh thiếu niên và những khách du lịch trẻ tuổi.

Các hình thức vui chơi giải trí khác nhau mang tính chất đại chúng hầu như không có. Các cơ sở dịch vụ xông hơi, massage... đã có ở nhiều nơi nhưng chất lượng chưa bảo đảm, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách.

Việc xây dựng, đầu tư vào những khu vui chơi giải trí lớn là điều cần thiết. Nó góp phần quan trọng trong việc thu hút khách đến, kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng thêm thu nhập cho ngành du lịch nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

2. Tính tất yếu khách quan của việc thu hút FDI vào du lịch Việt Nam.

Những hạn chế về hạ tầng cơ sở du lịch như đã phân tích ở trên khiến cho

chất lượng sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa cao. Hầu hết các sản phẩm


cũng như loại hình du lịch còn ở dạng “thô”, chưa độc đáo đa dạng. Giá máy bay của Việt Nam còn cao, giá khách sạn còn đắt so với giá mặt bằng trong khu vực, chất lượng dịch vụ vệ sinh chưa đảm bảo... dẫn đến các tour du lịch vào Việt Nam đắt, hạn chế lượng khách du lịch vào Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân làm cho du lịch Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch phong phú. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có vốn để nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch do vậy là rất lớn.

Trong việc huy động nguồn vốn đầu tư cần thiết để phát triển du lịch, chúng ta cần phải quán triệt phương châm: “Huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế”. Nguồn vốn trong nước có thể huy động được là ngân sách Nhà nước, là nguồn vốn tư nhân của các doanh nghiệp và nguồn vốn tiết kiệm trong dân cư. Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai của ngành du lịch. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể huy động gồm có:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Đầu tư chứng khoán

Tín dụng quốc tế

Trong điều kiện hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa phát triển, việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ là rất khó khăn. Chúng ta cũng không thể trông đợi nhiều vào nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức do tình hình chung hiện nay toàn bộ lượng vốn ODA vào Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực du lịch nói riêng có chiều hướng giảm cả về quy mô lẫn mức độ ưu đãi; điều kiện cho vay khắt khe, rủi ro của biến động tỷ giá ngày càng cao. Hơn


nữa, việc nhận ODA đôi khi kèm theo một số điều kiện bất lợi cho nước chủ nhà như: ràng buộc mua hàng, ràng buộc điều kiện chính trị... Đồng thời, đây là nguồn vốn phải trả vào một thời hạn qui định nên nếu việc sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng đó là sự lệ thuộc nặng nề vào nước cung cấp ODA. Do vậy, nguồn vốn FDI sẽ đóng vai trò chủ đạo. FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà còn đi kèm với vốn là cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kinh doanh, năng lực marketing. Hơn nữa, FDI không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận đầu tư.

Tóm lại, việc huy động nguồn vốn nước ngoài để phát triển du lịch Việt Nam là cần thiết và việc thu hút FDI là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế phát triển quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.

II.THUẬN LỢI TRONG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT

NAM.

1.Bối cảnh quốc tế.

1.1.Xu thế hoà bình hoá và toàn cầu hoá.

Tình hình quốc tế trong thời gian qua có những chuyển biến sâu sắc, xu hướng đối đầu chuyển sang đối thoại đang diễn ra rộng khắp trên thế giới. Việc nước ta gia nhập các tổ chức và diễn đàn quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)... và đang tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ, ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ...đã cải thiện được bầu không khí chính trị giữa nước ta với các nước góp phần đẩy mạnh hợp tác đầu tư.

1.2.Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ

Sự phát triển có tính chất bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) đã tác động đến tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, môi


trường... Sự chuyển nhượng công nghệ diễn ra nhanh hơn đặc biệt là từ các trung tâm công nghệ tới các nước đang phát triển dẫn tới sự xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm công nghệ cao, và tốc độ đào thải các công nghệ cũ diễn ra rất nhanh, chu kỳ công nghệ và đổi mới sản phẩm ngày càng được rút ngắn. Cuộc cách mạng KH-CN là tiền đề cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong đó có ngành du lịch. Nhu cầu và động lực chuyển giao công nghệ tìm thấy phương thức thực hiện tốt nhất là thông qua FDI. Vì thế, càng phát triển KH-CN thì FDI càng phát triển cả về quy mô lẫn hình thức nhất là FDI vào ngành dịch vụ trong đó có du lịch.

2.Bối cảnh trong nước.

2.1.Chính trị xã hội ổn định.

Môi trường chính trị xã hội của Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là ổn định lâu dài cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Mọi hoạt động từ Trung ương tới địa phương trên cả nước đều được chỉ đạo dưới sự lãnh đạo sáng suốt của một tổ chức Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng có uy tín lớn trong quần chúng, được quần chúng nhân dân tin yêu và ủng hộ nhiệt tình. Kể từ khi Đảng ra đời năm 1930 chưa có một cuộc đảo chính hay bạo động nổi loạn nào từ phía quần chúng nhân dân chống lại sự lãnh đạo của Đảng. Các hành động mít tinh, biểu tình, bãi công... hầu như không xuất hiện tại các nhà máy, phân xưởng. Sự ổn định chính trị xã hội này là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI.

2.2. Tiêm năng du lịch phong phú.

2.2.1.Tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý.

Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dương; phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào, Campuchia; phía Đông và Nam trông ra biển Thái Bình Dương; Việt Nam là cầu nối phần lục địa với các quần đảo bao


bọc xung quanh biển Đông. Hơn nữa, Việt Nam còn là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không, các nhà đầu tư cũng như du khách ra vào nước ta rất dễ dàng.

Địa hình:

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3/4 là đồi núi trải dài từ miền Bắc vào miền Nam tạo nên những dãy núi và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Nếu như ở vùng Đông Bắc có Động Tam Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Pó, Thác Bản Giốc (Cao Bằng), núi Yên Tử, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); đỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Tây Bắc có độ cao 2.431m thì vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam lại có động Phong Nha (Quảng Bình) kỳ thú với những đường đèo nổi tiếng như Đèo Ngang, đèo Hải Vân...Nơi đây còn có cả những vùng đất huyền thoại chứa đựng nhiều bí ẩn về động vật, thực vật, nhất là nền văn hoá đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Đà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng đã được hình thành từ cuối thế kỷ XIX.

Trên lãnh thổ Việt Nam còn có hàng nghìn con sông lớn nhỏ. 3260 km đường bờ biển, với hơn 100 bãi biển và các hải đảo đã tạo nên giá trị tổng hợp lớn chứa đựng tiềm năng du lịch biển. Nếu đi dọc theo bờ biển Việt Nam, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của những bãi biển như: Trà Cổ, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên..., những nơi núi ăn lan ra biển tạo thành những cảnh quan tuyệt đẹp như Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Không chỉ có vậy, rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững như: Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Bạch Mã (Huế), Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)...

Khí hậu:

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 220C-270C, rất


thích hợp cho việc đi du lịch. Khí hậu Việt Nam có 2 mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10) rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch theo mùa.

2.2.2.Tài nguyên nhân văn.

Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước ta còn có nguồn tài nguyên nhân văn du lịch đa dạng, phong phú, đang được nhiều khách nước ngoài ưa thích, nền lịch sử hàng nghìn năm văn hiến và một nền văn minh lúa nước lâu đời cùng với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước đã tạo nên nhiều công trình văn hoá, kiến trúc, những di tích lịch sử phong phú được trải đều mọi miền đất nước. Đồng thời, nền văn hoá đậm đà bản sắc của 54 dân tộc anh em cũng đã tạo nên những nét văn hoá đặc trưng, những lễ hội truyền thống, những phong tục và nghề cổ truyền đã lôi cuốn và hấp dẫn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Di tích lịch sử, công trình văn hoá kiến trúc.

Việt Nam có những ngôi chùa, những nhà thờ cũng như đình, đền, miếu nổi tiếng- một trong những nhân tố làm giàu thêm cho nền văn hoá dân tộc. Đó là: chùa Trấn Quốc (Hà Nội), nguyên là chùa Khai Quốc, được xây dựng từ thời tiền Lý Nam Đế (541-547), chùa Thiên Vụ (Thừa Thiên Huế) do chúa Nguyễn Hoàng tái thiết vào năm 1601, chùa Quán Sứ (Hà Nội) được triều đình dựng vào đầu thời kỳ Lê Sơ để đón tiếp các sứ giả nước ngoài đến lễ Phật (hiện nay, chùa đặt trụ sở giáo hội Phật giáo Việt Nam), nhà thờ Lớn (Hà Nội) được xây dựng năm 1886, nhà thờ Đức Bà (Thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng (7/10/1877-11/4/1880), Đền Hùng (thế kỷ XV) là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm nằm trên một ngọn núi thuộc thành phố Việt Trì, đền Quán Thánh (Hà Nội- đời Lý Thái Tổ 1010-1028), Văn Miếu-Quốc Tử Giám (lập năm 1070 và 1076 thờ Khổng Tử và Chu Văn An) là trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/04/2023