Tình Hình Rút Giấy Phép Đầu Tư, Giải Thể Trước Thời Hạn.


tới 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là một xu hướng tích cực vì chất lượng

nguồn vốn này cao hơn và thực hiện nhanh hơn nhiều so với vốn cấp mới.

2.3 Tình hình rút giấy phép đầu tư, giải thể trước thời hạn.

Thực trạng rút giấy phép đầu tư của các dự án có vốn FDI trong những năm gần đây đã có dấu hiệu đáng lo ngại cần xem xét một cách kỹ lưỡng và toàn diện. Việc giải thể các dự án FDI trước thời hạn là một bằng chứng cho thấy hiệu quả hoạt động yếu kém của các dự án này. Trong 3 năm đầu 1988-1990, số dự án FDI bị rút giấy phép chỉ có bình quân 2 dự án/năm. Thời kỳ 1991-1995, con số này tăng lên bình quân 47 dự án/năm, thời kỳ 1996-2000: 80 dự án/năm; thời kỳ 2001-2002 đã tăng lên 95 dự án/năm2. Không chỉ số dự án mà số vốn đầu tư bị giải thể trước thời hạn không ngừng tăng qua các giai đoạn. Cụ thể, thời kỳ 1988-1990 số vốn đầu tư giảm do rút giấy phép là 26 triệu USD tăng lên

2.459 USD thời kỳ 2001-2003. Tổng số vốn đầu tư bị rút giấy phép đến nay là hơn 10 tỷ USD. Hầu hết các dự án bị rút giấy phép đầu tư đều là các dự án kinh doanh thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản ngừng hoạt động. Các doanh nghiệp liên doanh có tỷ lệ lỗ vốn giải thể nhiều nhất. Số dự án giải thể tập trung nhiều nhất ở một số ngành như công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, xây dựng, giao thông, khách sạn- du lịch, xây dựng văn phòng, căn hộ...

Ngoài ra, bên cạnh các dự án bị rút giấy phép đầu tư thì còn rất nhiều dự án FDI mặc dù vẫn đang hoạt động nhưng đang có nguy cơ phá sản, khả năng tồn tại thấp. Trong tương lai, các dự án này có thể sẽ trở thành các dự án giải thể trước thời hạn.

3.Đánh giá về FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2003

3.1. Kết quả đạt được.

Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Trong những năm vừa qua, các nguồn vốn nước ngoài ở Việt Nam chủ yếu

gồm: vốn FDI, vốn ODA, các khoản tín dụng thương mại và khoản vay nợ nước

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 4


ngoài. Trong số đó, nguồn vốn FDI là quan trọng nhất bởi vì nó tạo ra một khu vực kinh tế có trình độ thiết bị kỹ thuật công nghệ cao. Tính đến hết tháng 12/2002, khu vực FDI đã cung cấp 21,6 tỷ USD cho phát triển xã hội. Tỷ trọng vốn FDI trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh qua các năm, đạt mức bình quân khoảng gần 20% tổng vốn đầu tư xã hội thời kỳ 1988 – 1995 và lên khoảng 25,7% thời kỳ 1996 – 2001.3

Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH; phát triển lực lượng sản xuất. Nếu đầu tư nước ngoài những năm đầu (ngoài dầu khí) tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh bất động sản , thì trong thời kỳ 1996-2000, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được du nhập vào nước ta, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử tin học, ô tô, xe máy... tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Ví dụ như công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, rôbốt; dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử; công nghệ chế tạo máy biến thế, cấp thông tin, cấp điện... Nhìn chung, phần lớn trang thiết bị đồng bộ, có trình độ cao hơn hoặc ít nhất là bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực.

Đầu tư nước ngoài có đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào tăng trưởng

kinh tế, mở rộng nguồn thu ngân sách.

Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP tại Việt Nam năm 1992 là 2%, 1995 là 6,3%, 1996 là 7,9%, 1997 là 9,1%, 1998 là 10%, 1999 là 11,8%, 2000



2 Tp chí Kinh tế và dbáo S5/2003 Trang 9

3 Niên giám thng kê năm 2001


là 12,7% 2001 là 13,1%, và năm 2002 là 13,5% 4. Những con số này cho thấy chúng ta khá thành công trong công tác thu hút FDI, tuy nhiên so với các nước trong khu vực vẫn còn thấp.

Tuy phần lớn các doanh nghiệp FDI đang trong thời kỳ hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng nguồn thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài liên tục tăng, năm 1994 đạt 128 triệu USD, năm 1995 đạt 195 triệu USD, năm 1996 đạt 263 triệu USD, năm 1997 đạt 340 triệu USD và năm 1998 đạt 370 triệu USD chiếm 7% tổng số thu thuế và lệ phí của ngân sách, năm 1999 đạt 7,5%, năm 2000 đạt 8,5%, năm 2001 đạt 7,8% và năm 2002 đạt 8,6%, bình quân chiếm 6-7% nguồn thu ngân sách (nếu tính cả thu từ dầu khí, tỷ lệ này đạt

gần 20%).5

Đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng

thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) của khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong 5 năm 1991-1995 đạt trên 1,12 tỷ USD, thời kỳ 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD, tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước và chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ngoài ra khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lý, công nghệ; tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế.

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực: Đến nay khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 37 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ... Một số lượng đáng kể người lao động đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, công



4 Tp chí tài chính S9/2003 Trang 9

5 Tp chí Tài chính S9/2003 Trang 9


nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài. Qua hợp tác đầu tư, người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động mới. Quan hệ lao động trong doanh nghiệp từng bước được cải thiện. Đội ngũ cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ngày một trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản lý.

3.2. Tồn tại.

Công tác quy hoạch chậm được thực hiện, chất lượng chưa cao.

Trong khi đầu tư đã thực hiện được hơn chục năm nhưng gần đây chúng ta mới tiến hành quy hoạch. Không có quy hoạch các nhà đầu tư không đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Điều này dẫn tới hậu quả là cơ cấu đầu tư theo ngành, theo vùng lãnh thổ mất cân đối. Mặt khác, do quy hoạch chưa có hoặc được triển khai chậm, lại dựa trên một số dự báo thiếu chính xác, chưa lường hết được những diễn biến phức tạp của thị trường... nên thời gian qua có tình trạng cấp phép vào một số lĩnh vực quá nhu cầu hiện tại gây nên tình trạng cung vượt quá cầu, sản xuất thừa, doanh nghiệp hoạt động không có lãi.

Môi trường đầu tư còn nhiều yếu kém và hạn chế

Hệ thống pháp luật, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ và ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự đoán được trước môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế. Đây chính là điều khiến cho các nhà đầu tư còn e ngại khi đầu tư vào Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội còn nhiều hạn chế. Giao thông, vận tải, điện nước, các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí cho đối tượng người nước ngoài...chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, chi phí còn cao.

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực FDI còn quá rườm rà, phức tạp. Thủ tục và các bước tiến hành thực hiện dự án từ khâu thẩm định, cấp giấy phép đến theo dõi kiểm tra sau khi cấp giấy phép đã được quy định nhưng trong quá trình


thực hiện các cơ quan quản lý còn gặp nhiều lúng túng, các nhà đầu tư còn gặp nhiều rắc rối. Sự thiếu đồng bộ trong việc cấp giấy phép đầu tư đã làm chậm trễ cho việc thực hiện dự án FDI.

Các yếu tố của kinh tế thị trường chưa được tạo lập đầy đủ, một số công cụ quan trọng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản...

Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành có sự mất cân đối: Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản, mặc dù ta đã có những chính sách ưu đãi nhất định nhưng lượng vốn đăng ký còn quá thấp, số dự án thành công không nhiều do gặp rủi ro, thiên tai, nguồn nguyên liệu không ổn định... Chiều hướng tăng tỷ trọng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp là tốt, tuy nhiên, tỷ trọng đối với các dự án thay thế nhập khẩu, hướng vào thị trường nội địa còn cao, nhất là các dự án của EU, Mỹ, Nhật. Trong lĩnh vực dịch vụ, tỷ trọng các dự án kinh doanh bất động sản còn lớn, chiếm một phần ba tổng vốn đăng ký, thị trường về dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý còn chưa thực sự mở đối với đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ mất cân đối. FDI tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi. Tuy điều này có góp phần làm cho các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển, nhưng cũng làm cho chênh lệch về kinh tế xã hội giữa các vùng ngày càng lớn. FDI có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, tỷ lệ các dự án phải rút giấy phép đầu tư ở các địa bàn kinh tế- xã hội khó khăn cũng cao hơn ở các địa bàn khác.

Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác Châu Á: Các đối tác đầu tư chủ yếu của Việt Nam vẫn là các nước trong khu vực Châu Á trong khi đó các công ty xuyên quốc gia, các nhà đầu tư ở các nước tư bản còn ít hoặc đang trong quá trình thăm dò đầu tư. Chủ đầu tư phía Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp


Nhà nước do khả năng tài chính, chính sách Nhà nước ưu đãi các doanh nghiệp Nhà nước hơn các doanh nghiệp tư nhân.

Khả năng góp vốn của phía Việt Nam còn hạn chế. Vốn góp của phía Việt Nam thường là giá trị quyền sử dụng đất, vốn bằng tiền ít sẽ gây bất lợi cho Việt Nam trong liên doanh về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có hạn chế là Nhà nước thực tế không thu được tiền thuê đất và tạo ra tiền lệ cơ quan nào có quyền sử dụng đất là nghiễm nhiên trở thành đối tác Việt Nam trong liên doanh bất kể những cơ quan này có hợp ngành nghề kinh doanh hay không. Cán bộ Việt Nam không có nghiệp vụ chuyên môn mà vẫn vào liên doanh nên dễ bị nước ngoài thao túng. Mặt khác, chúng ta còn thiếu cơ chế huy động các nguồn lực khác nhau để góp vốn liên doanh với nước ngoài.

Hình thức thu hút vốn FDI chưa phong phú.

Hơn chục năm qua, FDI tại Việt Nam chỉ thực hiên theo 3 hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, trong đó các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó, trong nhiều năm, ta chưa mở được các kênh mới để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài của thế giới.

Cán bộ là yếu tố quyết định nhưng đang là khâu yếu nhất.

Nhiều cán bộ Việt Nam được làm việc trong các liên doanh thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm vững phát luật, không biết ngoại ngữ. Một số cán bộ kém phẩm chất, thoái hoá, lo nghĩ trước hết đến lợi ích cá nhân, thậm chí đứng về phía lợi ích của chủ đầu tư nước ngoài. Chất lượng lao động của Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp về lao động kỹ thuật có tay nghề cao, kỷ luật lao động còn kém, năng suất lao động thấp, trình độ ngoại ngữ và giao tiếp hạn chế.


Như vậy, trong hơn 15 năm qua, kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, hoạt động FDI ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động FDI trong những năm qua cũng bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế: Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp còn chưa cao, môi trường pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện, thủ tục hành chính còn nhiều rườm rà…đặc biệt từ năm 1997, do nhiều nguyên nhân, nhịp độ tăng trưởng của hoạt động FDI liên tục giảm sút, tuy từ năm 2000 cho đến nay tình hình đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc. Vì vậy, việc cải thiện toàn diện môi trường đầu tư tại Việt Nam là vấn đề tất yếu trong giai đoạn hiện nay.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG

NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.

I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.

1.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Việt Nam.

1.1. Cơ sở lưu trú:

Trong kinh doanh, cơ sở lưu trú là một phần quan trọng. Đó là những khách sạn, motel, bungalow, làng du lịch hoặc những biệt thự nhỏ. Bộ phận quan trọng nhất trong cơ sở lưu trú là khách sạn. Từ năm 1996-1997, số lượng khách sạn trong cả nước đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa. Tuy lượng buồng phòng tăng mạnh nhưng nhìn chung hệ thống khách sạn Việt Nam còn bị phân tán, không đồng bộ, mang tính chất nhỏ. Chỉ có khoảng 2% số khách sạn có qui mô trên 100 phòng, còn lại số khách sạn có qui mô dưới 20 phòng chiếm 70%. Vì vậy, không chỉ gặp khó khăn khi đón tiếp và phục vụ các phái đoàn khách lớn, ngành khách sạn còn rất hạn chế trong việc bổ sung, khai thác các dịch vụ cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ.

Với tổng số 3.267 cơ sở lưu trú trong phạm vi cả nước thì chỉ có 850 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên với tổng số khoảng 20.000 phòng chiếm tỉ lệ 30% tổng số phòng khách sạn trong cả nước, trong đó chủ yếu là khách sạn 1 - 2 sao.

Số khách sạn có trang thiết bị nội thất khá, vệ sinh đảm bảo chỉ chiếm 30%, lượng phòng trong từng khách sạn nhỏ (dưới 10 phòng) lại thhiếu các dịch vụ bổ sung nên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng. Số khách sạn này chủ yếu của tư nhân và phân bố đều trong cả nước.

Còn lại khoảng 34% tổng số buồng phòng khách sạn đã xuống cấp, thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, không đảm bảo vệ sinh, trang thiết bị thiếu đồng bộ. Loại khách sạn này chủ yếu thuộc các nhà nghỉ hoặc khách sạn ở địa phương mà du lịch chưa phát triển, vị trí không thuận lợi. Số phòng của khách

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/04/2023