Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM


Giáo viên hướng dẫn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

: THS. Nguyễn Thị Việt

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 1

Hoa


Sinh viên thực hiện : Đào Thị Thanh Thuỷ


Lớp

: A14 K38D


HÀ NỘI - 2003


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 8

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 8

1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

2. Đặc điểm 8

3. Các hình thức FDI 9

4. Vai trò của FDI 10

4.1.Đối với nước chủ đầu tư 10

4.2.Đối với nước nhận đầu tư 11

II.QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM 13

1.Quan điểm của Việt Nam trong thu hút FDI 13

2.Chính sách thu hút FDI của Việt Nam 16

III. FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1988-2003. 18

1.Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2003. 18

2.Tình hình triển khai hoạt động các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2003. 23

3.Đánh giá về FDI tại Việt Nam giai đoạn 1988-2003 25

3.1. Kết quả đạt được 25

3.2. Tồn tại 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG

NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 32

I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 32

1.Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Việt Nam 32

1.1. Cơ sở lưu trú: 32

1.2. Các cơ sở ăn uống: 33

1.3.Hệ thống giao thông vận tải 33

1.4. Hệ thống thông tin liên lạc 33

1.5.Hệ thống cung cấp điện nước 34

1.6.Các cơ sở vui chơi giải trí 34

2. Tính tất yếu khách quan của việc thu hút FDI vào ngành du lịch Việt

Nam 35

II.THUẬN LỢI TRONG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT

NAM 37

1.Bối cảnh quốc tế 37

1.1.Xu thế hoà bình hoá và toàn cầu hoá 37

1.2.Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ 37

2.Bối cảnh trong nước 38

2.1.Chính trị xã hội ổn định 38

2.2. Tiêm năng du lịch phong phú 38

2.2.1.Tài nguyên thiên nhiên 38

2.2.2.Tài nguyên nhân văn 40

2.3. Nguồn lao động dồi dào có tri thức 42

II.THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TRONG NGÀNH DU LỊCH (1988-2003) 42

1.Tình hình thu hút FDI vào ngành du lịch (1988-2003) 42

1.1. Nhịp độ thu hút vốn đăng ký 42

1.2.Quy mô bình quân một dự án 46

1.3. Phân bổ vốn đăng ký theo chủ đầu tư 47

1.4.Phân bổ vốn đăng ký theo hình thức đầu tư 49

1.5.Phân bổ vốn đăng ký theo vùng lãnh thổ. 50

1.5. Phân bổ vốn đăng ký theo loại hình kinh doanh 52

2.Tình hình thực hiện vốn đầu tư đăng ký. 53

2.1. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện và vốn đầu tư đăng ký 53

2.2. Cơ cấu phân bổ vốn thực hiện 55

2.3. Tình hình rút giấy phép đầu tư 57

3.Đánh giá về FDI vào ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 1988-2003 59

3.1. Thành tựu 59

3.1.1.Bù đắp sự thiếu hụt về vốn cho phát triển du lịch 59

3.1.2.Góp phần tăng doanh thu của ngành du lịch 60

3.1.3. Chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến 62

3.1.4.Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực 63

3.1.5.Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước 64

3.1.6.Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ tăng thu ngoại tệ 66

3.2.Tồn tại 67

3.2.1.Lượng vốn thu hút nhỏ so với nhu cầu 67

3.2.2.Sử dụng vốn đầu tư mất cân đối 68

3.2.3.Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý 69

3.2.4.Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu 69

3.2.5.Hình thức đầu tư chưa phong phú, khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế 70

3.2.6. Trình độ công nghệ còn yếu kém và lạc hậu 71

3.3.Nguyên nhân 71

3.3.1.Nguyên nhân khách quan 71

3.3.2.Nguyên nhân chủ quan 73

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 78

I.MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH (2001-2010) 78

1.Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 78

1.1.Mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói chung 78

1.2.Mục tiêu thu hút FDI của ngành du lịch. 78

2.Định hướng thu hút FDI của ngành du lịch Việt Nam 79

2.1.Về lĩnh vực đầu tư 79

2.2.Về địa điểm đầu tư 80

2.3.Về chủ đầu tư 81

2.4.Về hình thức đầu tư 81

II.CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI

TRONG NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 82

1.Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nói chung. 82

1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI 82

1.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật 82

1.1.2. Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI 84

1.2.Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước 86

1.3.Cải tiến thủ tục hành chính 88

1.4.Công tác cán bộ đào tạo. 88

2.Giải pháp cụ thể cho ngành du lịch 89

2.1.Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch 89

2.2.Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch.

.........................................................................................................................90

2.3.Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư 91

2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý Nhà nước

về đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch 93

2.5.Trợ giúp về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. 94

2.6.Tăng cường đào tạo lực lượng lao động trong ngành du lịch 94

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Do vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch rất cao. Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn vốn đầu tư bên ngoài là một nhu cầu tất yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong các nguồn vốn đầu tư bên ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò chủ đạo. FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà đi kèm với vốn là cả kỹ thuật, công nghệ bí quyết kinh doanh, năng lực marketing.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, FDI vào du lịch đã giảm sút, phát triển không bền vững. Việc tìm ra nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp hợp lý để tăng cường thu hút FDI vào ngành “công nghiệp không khói này” là hết sức cần thiết. Sau đây, khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam” sẽ đi sâu nghiên cứu tình hình FDI vào ngành du lịch Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực này.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp được chia thành 3 chương:

Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.


Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành du lịch Việt Nam.

Chương III: Các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam.


Do những hạn chế về kiến thức, thời gian và đặc biệt là nguồn số liệu nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khoá luận thêm phong phú về lý luận và có tác dụng thực tiễn hơn.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment

-FDI).

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về FDI, tuy nhiên khái niệm được chấp nhận và sử dụng rộng rãi là do quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra. Nó được định nghĩa như sau: FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn dành được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp. Trong đó đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản là thu hút được lợi nhuận từ việc mua bán các tài sản, tài chính từ nước ngoài nhưng nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp. Trong đó với FDI, các nhà đầu tư vẫn dành quyền kiểm soát quá trình quản lý.

Có thể nói, mỗi nhà kinh tế định nghĩa về FDI theo mỗi cách khác nhau tuỳ theo cách họ tiếp cận. Từ đó ta có thể rút ra một định nghĩa chung nhất như sau: FDI là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần đủ lớn vốn đầu tư của dự án nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án mà họ bỏ vốn đầu tư.

2. Đặc điểm.

FDI có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trực tiếp trước hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Vì vậy, việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước chủ nhà.

Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước để họ có quyền

Ngày đăng: 05/04/2023