Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 2


trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Chẳng hạn, ở Việt Nam điều 8 của Luật Đầu tư nước ngoài có quy định: “Số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án” (Trừ những trường hợp do Chính phủ quy định).

Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp có vốn FDI phụ thuộc vào vốn góp. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càng cao thì quyền quản lý, ra quyết định càng lớn.

Thu nhập của các chủ đầu tư không phải là các khoản thu nhập cố định hàng năm mà phụ thuộc vào việc sử dụng vốn đầu tư.

Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lí - những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.

Nguồn vốn FDI được sử dụng theo mục đích của chủ thể đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ Luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Nước tiếp nhận đầu tư chỉ có thể định hướng một cách gián tiếp việc sử dụng vốn đó vào những mục đích nhất định.

3. Các hình thức FDI.

Hiện nay có 3 hình thức FDI chủ yếu ở Việt Nam.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự chịu trách nhiệm quản lý và hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp liên doanh: Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các qui định luật pháp nước sở tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam - 2

Ngoài ra còn một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đó là Hợp đồng xây dựng- kinh doanh-chuyển giao (BOT); Hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh doanh (BTO); Hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT). Các hình thức này hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 sửa đổi 2000 qui định tại điều 19.

4. Vai trò của FDI.

4.1.Đối với nước chủ đầu tư:

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Phần lớn các nước này là các nước công nghiệp phát triển và hiện nay là một số các nước công nghiệp mới NICs. Ở những nước này, trình độ phát triển đã đạt tới mức khá cao làm cho các nhân tố sản xuất theo chiều rộng ngày càng mất đi ý nghĩa ban đầu kèm theo là hiện tượng thừa tương đối nguồn vốn trong nước. Bằng cách đầu tư ra nước ngoài họ đã sử dụng được những lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để có thể khắc phục được tình trạng tỷ suất lợi nhuận đang có xu hướng giảm dần.

Kéo dài vòng đời sản phẩm: Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các nước chủ đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp phần lớn là máy móc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị khấu hao vô hình nhanh (trong xu hướng phát triển và đổi mới công nghệ, sản phẩm ngày càng rút ngắn) sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để mau khấu hao, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận.


Khai thác nguồn nguyên liệu ở nước tiếp nhận đầu tư: FDI sẽ tạo cơ hội cho các nước này mở rộng và ổn định thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu với giá khống chế thông qua đầu tư vào các ngành, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước tiếp nhận đầu tư là các nước chậm và đang phát triển.

Tạo thế và lực trên trường quốc tế: FDI giúp các nước chủ đầu tư tăng thêm sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Thông qua xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là các địa bàn có giá trị “đầu cầu” để thâm nhập, mở rộng thị trường có triển vọng), các nước chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở các nước, cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà, có lợi cho nước đầu tư.

4.2.Đối với nước nhận đầu tư:

Trước hết, FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ nên rất cần vốn từ bên ngoài bổ sung cho vốn đầu tư phát triển. Loại hình FDI không quy định mức đầu tư vốn tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu do vậy cho phép các nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Hai là, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý

kinh doanh của nước ngoài.

Đối với các nước phát triển thì FDI góp phần bổ sung và hoàn thiện công nghệ. Đối với các nước đang phát triển trình độ công nghệ lạc hậu thấp kém thì FDI được coi là một phương tiện hữu hiệu để nhập công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài bằng các con đường khác nhau:

Nhập khẩu công nghệ có trình độ cao hơn thông qua việc mua bằng phát

minh và cải tiến công nghệ nhập khẩu trở thành công nghệ phù hợp cho mình


(như Nhật Bản và Hàn Quốc). Con đường này giúp các nước tạo lập được nền

tảng công nghệ riêng và giảm mức độ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển vào đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiép cận thị trường...cũng như đưa chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực đó. Điều này cho phép các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần, mà còn nắm vững cả kỹ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ.

Ba là, FDI góp phần vào phát triển phân công lao động trong nước và quốc tế,

nâng cao hiệu quả kinh tế và mở rộng thị trường cho nước tiếp nhận đầu tư. Việc thu hút FDI cho phép nước tiếp nhận đầu tư tham gia rộng và sâu hơn vào phân công lao động quốc tế (nhất là khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới) và trong nước (thông qua việc phát triển các doanh nghiệp vệ tinh ccủa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Hơn nữa, bằng kinh nghiệm, công nghệ, vốn từ FDI, sẽ cho phép các nước tiếp nhận FDI tận dụng và phát huy được các lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý và nguồn lao động... của mình. Đặc biệt nhờ kênh tiêu thụ có sắn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhờ sự cải thiện chất lượng và danh mục hàng hoá xuất khẩu sản xuất trong nước với sự giúp sức và xúc tiến của FDI...nước tiếp nhận FDI có điều kiện tiếp cận, mở mang thị trường quốc tế, cũng như mở rộng ngay thị trường nội địa.

Thứ tư, FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH)

Bằng sự chuyển giao những công nghệ và lĩnh vực sản xuất đã mất sức cạnh

tranh ở chính quốc, nhưng còn là mới và khá hiện đại đối với nước tiếp nhận


đầu tư, FDI góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế nước tiếp nhận đầu tư theo hướng

CNH-HĐH và quốc tế hoá.

Thứ năm, FDI ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh toán quốc tế.

Nếu xét FDI trong mối quan hệ với các nguồn vốn nước ngoài khác như tín dụng quốc tế, chứng khoán quốc tế, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)... thì FDI cho phép các nước đang phát triển tránh được gánh nặng nợ nần, ít mạo hiểm, và do đó có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán trong thời gian trước mắt.

Thứ sáu, FDI giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp và giúp tăng thu nhập cho người lao động.

Thông qua FDI, mục tiêu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia là thu lợi nhuận cao và tìm kiếm thị trường mới, củng cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh của công ty trên trường quốc tế. Các công ty này đặc biệt chú trọng đến việc tận dùng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua việc tạo ra các doanh nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô của các doanh nghiệp hiện có, FDI đã tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng khá lớn người lao động, đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển nơi có nguồn lao động dồi dào, nhưng thiếu vốn để khai thác và sử dụng. Kinh nghiệm ở các nước cho thấy FDI vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Song song với tạo thêm việc làm, FDI còn làm tăng thu nhập cho người lao động bởi tiền lương trả từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường lớn hơn các doanh nghiệp trong nước, góp phần nâng mặt bằng tiền lương trong nước lên.

II.QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM.

1.Quan điểm của Việt Nam trong thu hút FDI.

1.1. Đánh giá đúng vị trí của FDI trong nền kinh tế quốc dân.

FDI là bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia mà nguồn vốn trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định. FDI không thể thay


thế được các nguồn đầu tư khác nhưng có thế mạnh riêng của nó. Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn hạn hẹp, nguồn ODA chưa đáng kể thì FDI giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình thu hút FDI tránh coi nhẹ thậm chí lên án FDI như một nhân tố có hại cho nền kinh tế độc lập tự chủ. FDI vào Việt Nam là một nước có độc lập chủ quyền, có pháp luật phải chịu sự điều hành của luật pháp Việt Nam, những qui định kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước. FDI không thể là nhân tố tạo nên chệch hướng nếu chúng ta có chiến lược đúng đắn và có biện pháp quản lý tốt.

Mặc dù nhiều nước trên thế giới coi FDI như một chìa khoá vàng của sự tăng trưởng kinh tế, chúng ta cũng không nên ảo tưởng về tính “màu nhiệm” của FDI gán cho nó một vai trò tích cực tự nhiên bất chấp điều kiện bên trong của đất nước. Chúng ta không được ỷ lại vào FDI mà phải chú ý khai thác tối đa các lợi thế bên trong. FDI giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhưng không phải là nguồn vốn có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

1.2. Quan điểm “mở” và “che chắn”

Việc mở cửa là cần thiết để thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài, là phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế. Quan điểm “mở cửa” là quan điểm lâu dài nhất quán, tuy nhiên “mở” phải có chừng mực nhất định, “mở” nhưng không quên những biện pháp “che chắn” cần thiết cho an ninh chính trị, kinh tế xã hội. Việc che chắn được thực hiện thông qua một hệ thống luật, hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách qui định cụ thể về những lĩnh vực được phép đầu tư, hình thức đầu tư và qui định về hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên việc “che chắn” chỉ mang tính chất tạm thời và nó sẽ thay đổi theo thời gian. Cùng với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, các biện pháp che chắn sẽ được giảm bớt dần.

1.3. Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa các bên trong quá trình hợp tác đầu tư.


Xét nhu cầu, khả năng và lợi thế của mỗi bên, hợp tác đầu tư giữa nước ta với nước ngoài thực chất là tìm “điểm gặp nhau” về lợi ích để cùng nhau sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc thoả thuận, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là ngang nhau, bằng nhau mà là bình đẳng trên cơ sở xác định thoả đáng lợi ích của mỗi bên phù hợp với lợi thế so sánh, phù hợp với tương quan về nhu cầu và khả năng của bên này và bên kia trong hợp tác, có lựa chọn so sánh cái giá phải trả cho các đối tác khác trong cùng một mục tiêu và một thời điểm, có tính đến những điều kiện về môi trường đầu tư.

1.4. Đặt lợi ích kinh tế xã hội lên hàng đầu trong quá trình đầu tư.

Đứng về lợi ích của nhà đầu tư thì hiệu quả cao nhất là lợi nhuận thu được. Do đó thông thường các nhà đầu tư nước ngoài và đôi khi cả Việt Nam chỉ quan tâm nhiều đến lợi nhuận thu được. Trong khi đó, Nhà nước khuyến khích nhiều hay ít một dự án FDI phải mang lại hiệu quả kinh tế xã hội (tạo công ăn việc làm, góp phần tạo cơ cấu ngành hợp lí...). Vì vậy, trong khi thẩm định xem xét một dự án FDI cần phải đặt hiệu quả kinh tế xã hội lên trên và coi trọng đó là phương hướng cơ bản của những biện pháp khuyến khích đầu tư.

1.5.Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và phương thức đầu tư.

Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987, FDI vào Việt Nam được thực hiện dưới 3 hình thức chủ yếu là: doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Những năm đầu, sự phân biệt đối xử giữa 3 hình thức đầu tư này thể hiện khá rõ: hình thức doanh nghiệp liên doanh được ưu đãi nhiều hơn hai hình thức còn lại, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ được phép ở một số lĩnh vực. Đến nay, sự phân biệt đối xử này đã dần dần được xoá bỏ dần. Luật Đầu tư nước ngoài 1996 sửa đổi năm 2000 ưu đãi như nhau đối với hai hình thức đầu tư liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh.


Về phương thức đầu tư, sự ra đời của phương thức đầu tư khu chế xuất năm 1991, luật hoá khu chế xuất năm 1992, sự ra đời của phương thức đầu tư khu công nghiệp năm 1994, luật hoá khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao năm 1996 đã thể hiện quan điểm đa dạng hoá các phương thức đầu tư của Việt Nam. Trong lĩnh vực đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sự ra đời của phương thức đầu tư BOT (Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) năm 1992 và hai phương thức đầu tư BTO (Xây dựng-chuyển giao-kinh doanh), BT (Xây dựng-chuyển giao) năm 1996 cũng đã tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

2.Chính sách thu hút FDI của Việt Nam.

2.1. Về lĩnh vực và hình thức đầu tư.

Theo qui định hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế (trừ các dự án có liên quan đến an ninh, quốc phòng) và theo các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Chính phủ cũng đã ban hành quy chế riêng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT với những ưu đãi cụ thể. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng được quyền chủ động trong việc tổ chức lại doanh nghiệp dưới các hình thức chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức đầu tư để tạo cơ chế linh hoạt hơn cho phù hợp với điều kiện kinh doanh.

2.2. Về các ưu đãi và bảo đảm đầu tư.

Đây là những vần đề mà các nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm và cũng thể hiện quan điểm của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm:

Ưu đãi về tài chính:

Mức thuế suất phổ thông đối với thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, các mức thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, 10% và có thể miễn đến 8 năm đối với các

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí