Doanh Số Cho Vay Theo Kỳ Hạn Của Vietinbank Ba Đình Giai Đoạn 2010-2012

nhiều hơn. Ngoài ra, chi nhánh tổ chức các chương trình hội nghị khách hàng, chương trình phát thẻ ATM miễn phí, và gửi tiền qua thẻ không thu phí trên toàn quốc…để cố gắng quảng bá hình ảnh ngân hàng, tạo lòng tin đối với khách hàng. Tuy nhiên doanh số này tăng tương đối chậm trong khi nhu cầu của thị trường vay ngắn hạn khá lớn, do đó chi nhánh nên đưa ra các kế hoạch thúc đẩy tăng doanh số này hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khá lớn hiện nay góp phần tăng doanh thu cho chi nhánh.

Theo ngành kinh tế:

Cũng giống như những ngân hàng khác, chi nhánh hoạt động chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, do vậy ngân hàng cho vay đối với mọi ngành nghề. Tuy vậy, việc xác định những ngành nghề chiến lược có tiềm năng là cần thiết để tập trung đầu tư cho vay nhằm tạo lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó cần xem xét mức độ phát triển của các ngành nghề, đánh giá khả năng hoạt động để điều chỉnh tỷ trọng cho vay hợp lý.

Theo số liệu bảng 2.6, đối với ngành công nghiệp, đây là ngành kinh tế được ngân hàng chú trọng cho vay nhiều nhất, chiếm gần 40% doanh số cho vay của ngân hàng và tỷ trọng này giảm nhẹ qua các năm 2010, 2011, 2012. Mặc dù về tuyệt đối, tổng số vốn đầu tư ngắn hạn trong ngành công nghiệp tăng nhẹ qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp tăng 1,39% hay tăng 39.656 triệu đồng so với năm 2011, đến năm 2012 doanh số cho vay tăng 31.565 triệu đồng hay tăng 1,09% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp tăng là do trong những năm gần đây, các ngành công nghiệp như sản xuất đồ gia dụng, chế biến thực phẩm,..mang tính thời vụ rất cao nên phát sinh vốn tín dụng ngắn hạn để dự trữ nguyên liệu. Các ngân hàng trên cùng địa bàn cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng vay vốn, bằng những biện pháp khuyến mãi tinh tế, linh hoạt, biện pháp marketing đa dạng, mới mẻ, khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Ba Đình ngày càng đông, làm cho doanh số cho vay không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó thành phố Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất. Các đoàn công tác của thành phố thường xuyên tiếp xúc, giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp, theo từng chuyên ngành, lĩnh vực riêng tạo điều kiện cho công nghiệp thành phố phát triển.


Bảng 2.5. Doanh số cho vay theo kỳ hạn của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012 /2011


Cuối kỳ

Tỷ trọng

(%)


Cuối kỳ

Tỷ trọng

(%)


Cuối kỳ

Tỷ trọng

(%)


Giá trị

Tỷ lệ (%)


Giá trị

Tỷ lệ (%)

Cho vay ngắn hạn

6.944.303

60,36

7.376.067

60,29

7.731.654

60,14

431.764

6,22

355.587

4,82

Cho vay trung hạn

1.358.718

11,81

1.273.592

10,41

1.313.893

10,22

(85.126)

(6,27)

40.301

3,16

Cho vay dài hạn

3.201.788

27,83

3.584.653

29,30

3.810.546

29,64

382.865

11,96

225.892

6,30

Tổng doanh số cho vay

11.504.809

100

12.234.312

100

12.856.092

100

729.503

6,34

621.780

5,08

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình - 5

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)


41


Bảng 2.6. Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012


Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỷ lệ (%)


Giá trị

Tỷ lệ (%)

Theo ngành kinh tế











Công nghiệp

2.844.386

40,96

2.884.042

39,10

2.915.607

37,71

39.656

1,39

31.565

1,09

Nông lâm nghiệp và thuỷ sản


174.302


2,51


197.679


2,68


208.755


2,70


23.377


13,41


11.076


5,60

Ngành khác

145.830

2,1

121.705

1,65

120.614

1,56

(24.125)

(16,54)

(1.091)

(0,90)

TM - DV

3.779.784

54,43

4.172.641

56,57

4.486.679

58,03

392.857

10,39

314.038

7,53

Theo TP kinh tế











Tổ chức KT

5.086.702

73,25

5.418.459

73,46

5.771.680

74,65

331.757

6,52

353.221

6,52

Cá nhân, Hộ gia đình

1.927.044

27,75

1.957.608

26,54

1.959.974

25,35

30.564

1,59

2.366

0,12

Tổng doanh số cho vay

ngắn hạn

6.944.303

100

7.376.067

100

7.731.654

100

431.764

6,22

355.587

4,82

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)


42


Đối với ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Doanh số cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng trên 2% trong tổng số cho vay ngắn hạn của ngân hàng và tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay trong nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 13,41% so với năm 2010, năm 2012 tăng 5,60% so với năm 2011. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng định hướng và xác định hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vào nông lâm nghiệp và thuỷ sản, vốn từng là ngành kinh tế quan trọng của cả nước, nhằm phục vụ cho nhu cầu máy móc trang thiết bị của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, thuỷ sản và nhu cầu giống cây trồng của nông dân. Trong vài năm gần đây mặc dù nhu cầu vay vốn đầu tư vào sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng nhưng doanh số cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản của chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số nguyên nhân do đặc thù của ngành nghề, các khách hàng nông lâm thuỷ sản thường ở các khu vực ngoại thành như Từ Liêm, Sơn Tây..có khoảng cách địa lý xa so với chi nhánh nên việc đi lại vay vốn gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, khách hàng trồng cây cảnh và các doanh nghiệp phân phối, xuất nhập khẩu lương thực và thuỷ sản chủ yếu vay vốn ở NHNN& PTNT, vì ngân hàng này có nhiều chính sách ưu đãi cho ngành nông nghiệp.

Đối với ngành thương mại dịch vụ: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này chiếm khoảng trên 50% qua các năm trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Trong 3 năm qua, doanh số cho vay trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có xu hướng tăng, năm 2011 tăng 10,39% so với năm 2010, năm 2012 tăng 7,53% so với năm 2011.. Nguyên nhân là do sự ra đời liên tiếp của nhiều khu đô thị mới góp phần thúc đẩy thương nghiệp của thành phố phát triển. Ngoài ra, trong 3 năm trở lại đây số lượng nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, công ty du lịch mọc lên khá nhanh và sẽ tiếp tục gia tăng khi thành phố xây dựng đầu tư hoàn chỉnh.

Đối với các ngành kinh tế khác như: vay tiêu dùng, hỗ trợ cho các TCTD khác và nội bộ ngân hàng... có doanh số cho vay khá nhỏ. Nhìn chung tỷ trọng cho vay của các ngành này chiếm khoảng xấp xỉ 2% qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm 16,54% so với năm 2010, đến năm 2012 doanh số giảm nhẹ 0,90% so với năm 2011. Tình hình có biến động như trên là do kinh tế khó khăn, người dân chi tiêu tiết kiệm, hạn chế tối đa các khoản chi phí phát sinh trong đời sống nên nhu cầu về vốn trang trải cuộc sống giảm đáng kể.

Theo thành phần kinh tế:

Bên cạnh việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn, ngành nghề, cũng cần xem xét doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, bởi việc đa dạng hoá đối tượng cho vay là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong hoạt động tín dụng.

Cho vay ngắn hạn là hoạt động phổ biến của một ngân hàng, nhằm bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế. Các tổ chức kinh tế thường đến vay vốn tại ngân hàng chủ yếu là để thực hiện các nhu cầu thanh toán và dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế đều có xu hướng tăng qua các năm. Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế bao gồm: công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp quốc doanh..chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn và tỷ trọng này chiếm khoảng trên 70% ổn định qua 3 năm.

Qua bảng 2.6, doanh số cho vay ngắn hạn đối với tổ chức kinh tế qua 3 năm 2010, 2011, 2012 tăng tương đối khá. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đối với tổ chức kinh tế tăng 331.757 triệu đồng tương ứng tăng 6,52% so với năm 2010, năm 2012 tăng 353.221 triệu đồng tương ứng tăng 6,52% so với năm 2011. Ngân hàng giải ngân nhiều cho tổ chức kinh tế vì đây là lực lượng đông đảo nhất trong thành phần kinh tế.

Ngoài việc cho vay bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế chi nhánh còn cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình cũng với mục đích kinh doanh, nhưng thường là nhỏ lẻ và một số ít là tiêu dùng. Năm 2011, doanh số cho vay đối với các cá nhân, hộ gia đình tăng 30.564 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 1,59%, sang năm 2012, doanh số cho vay các cá nhân, hộ gia đình lại tăng lên 2.366 triệu đồng, tương ứng tăng 0,12% so với năm 2011. Trong năm 2012, tình hình huy động vốn của ngân hàng khả quan hơn doanh số cho vay cũng nhiều hơn. Giá cả thị trường ngày càng tăng lên, như giá xăng dầu, giá thực phẩm, phân bón...đều tăng. Vì thế các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không đủ vốn để chống chọi với sự biến động của thị trường. Để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình với giá cả lạm phát tăng lên từng ngày, người nông dân phải nhờ vào sự trợ giúp của ngân hàng.

2.4.2. Tình hình doanh số thu nợ cho vay ngắn hạn

Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh nhìn chung có xu hướng tăng trưởng tốt, với doanh số ngày càng cao nhưng doanh số cho vay chưa đánh giá hoàn toàn được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, cần phải xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ ngắn hạn nhằm đánh giá hiệu quả của ngân hàng trng công tác thu nợ. Từ đó, có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Qua bảng 2.7, doanh số thu nợ của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 tăng tương đối ổn định. Tổng doanh số thu nợ vào năm 2011 tăng 582.398 triệu đồng, tương ứng 5,95% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh số thu nợ tiếp tục tăng ở mức 6,85% hay tăng 711.177 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 3 năm vừa qua những khách hàng vay vốn của chi nhánh làm ăn hiệu quả, có lợi nhuận nên đa phần các khách hàng đều đảm bảo được khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi cho chi nhánh.

44


Ngoài ra, mức tăng của doanh số thu nợ khá tương đương với mức tăng của doanh số cho vay (năm 2011, mức tăng của doanh số cho vay là 6,34% và mức tăng của doanh số thu nợ là 5,95%, sang năm 2012 mức tăng tương đương là 5,08% và 6,85%). Điều đó cho thấy với các chính sách và biện pháp tiến hành thu hồi nợ được tiếp tục thực hiện, công tác thu hồi nợ của chi nhánh vẫn diễn ra tương đối tốt.

Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số và tỷ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 5.705.910 triệu đồng, năm 2011 tăng 910.034 triệu đống năm 2010 và năm 2012 tăng 9,89% so với năm 2011 đạt 7.270.033 triệu đồng. Do tình hình sản xuất kinh doanh ổn định nên việc thu hồi nợ ngắn hạn diễn ra khá thuận lợi. Đa phần các doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay đều hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nên thời gian thu hồi vốn nhanh, vòng quanh vốn ngắn. Bên cạnh đó, công tác thu nợ tại chi nhánh cũng nhờ vào đội ngũ cán bộ tín dụng làm việc tích cực. Đây chính là những lí do giải thích cho việc thu nợ cho vay ngắn hạn tương đối tốt. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong thời gian gần đây ở lĩnh vực cho vay ngắn hạn tương đối hiệu quả, góp phần vào việc định hướng phát triển của ngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay ngắn hạn nói riêng.

Theo ngành kinh tế:

Qua tình hình phân tích ở trên cho ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn đạt doanh số khá cao, tăng ổn định qua các năm và tỷ trọng của nó cũng tăng đáng kể. Tuy vậy cũng cần phải xem xét doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế, nhằm đánh giá ngành kinh tế nào góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng lên cũng như ngành nào đạt doanh số thấp để có những biện pháp thích hợp hơn. Thông qua đó xây dựng chiến lược đầu tư thích hợp trong thời gian sắp tới. Theo số liệu bảng 2.8:

Đối với ngành công nghiệp: Đây là ngành có doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số thu nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng của ngành này có xu hướng giảm. Mặc dù vậy, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành công nghiệp tăng nhẹ qua các năm. Năm 2011 tăng 10,83% so với năm 2010, năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 2.682.642 triệu đồng tăng 3,57% so với năm 2011. Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã linh hoạt hơn trong việc đòi nợ nên thu được nợ tồn đọng năm trước.


Bảng 2.7. Doanh số thu nợ theo kỳ hạn của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012


Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012 /2011


Cuối kỳ

Tỉ trọng

(%)


Cuối kỳ

Tỉ trọng

(%)


Cuối kỳ

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Cho vay ngắn hạn

5.705.910

58,25

6.615.944

63,75

7.270.033

65,56

910.034

15,95

654.089

9,89

Cho vay trung hạn

1.224.444

12,50

1.031.568

9,94

1.063.447

9,59

(192.876)

(15,75)

31.879

3,09

Cho vay dài hạn

2.767.244

28,25

2.730.439

26,31

2.755.649

24,85

(36.805)

(1,33)

25.209

0,92

Tổng doanh số thu

nợ

9.795.554

100

10.377.952

100

11.089.129

100

582.398

5,95

711.177

6,85

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)


46


Bảng 2.8. Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012


Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012 /2011


Giá trị

Tỉ trọng (%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Theo ngành KT











Công nghiệp

2.337.141

40,96

2.590.142

39,15

2.682.642

36,90

253.001

10,83

92.500

3,57

Nông lâm nghiệp

và thuỷ sản

131.807

2,31

151.505

2,29

170.846

2,35

19.699

14,95

19.341

12,77

Ngành khác

108.412

1,90

105.194

1,59

84.332

1,16

(3.219)

(2,97)

(20.861)

(19,83)

TM-DV

3.128.551

54,83

3.769.103

56,97

4.332.213

59,59

640.553

20,47

563.109

14,94

Theo thành

phần KT











Tổ chức KT

4.316.521

75,65

5.064.505

76,55

5.645.180

77,65

747.984

17,33

580.675

11,47

Hộ gia đình

1.389.389

24,35

1.551.439

23,45

1.624.852

22,35

162.050

11,66

73.413

4,73

Tổng doanh số

thu nợ NH

5.705.910

100

6.615.944

100

7.270.033

100

910.034

15,95

654.089

9,89

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)



47

Đối với ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng nhẹ qua các năm. Về giá trị, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành 3 năm đều tăng. Năm 2011 đạt 151.505 triệu đồng tăng 14,95% so với năm 2010, năm 2012 đạt 170.846 triệu đồng tăng 12,77% so với năm 2011. Trong giai đoạn khoa học phát triển, nông dân và các doanh nghiệp phân phối, xuất nhập khẩu nông sản, thuỷ sản đã áp dụng các kỹ thuật sản xuất và bảo quản tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm làm doanh thu của doanh nghiệp tăng, có thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Do đó, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành tăng nhẹ.

Đối với ngành TM-DV: Tình hình thu nợ của ngành này khá khả quan, tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn của các ngành này chiếm trên 50% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm của ngân hàng. Về giá trị, doanh số cũng tăng liên tục qua 3 năm, năm 2011 tăng 20,47% sơ với năm 2010, đến năm 2012 doanh số tăng 14,94% so với năm 2011 đạt 4.332.213 triệu đồng. Đây là ngành có tính thời vụ cao, hàng hoá tiêu thụ nhanh và đến hạn họ đều thanh toán nhanh chóng cho ngân hàng. Mặt khác lượng khách đến Hà Nội ngày càng tăng, các công trình xây dựng phục vụ du lịch, ăn uống, vui chơi ngày càng nhiều đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách nên doanh thu thu về cao. Chính điều này dẫn đến hiệu quả thu nợ tốt của Chi nhánh đối với ngành.

Đối với ngành khác: Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành này chiếm khá nhỏ, dao động ở 1,5% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn, giảm đều qua 3 năm. Năm 2011 doanh số giảm 3.219 triệu đồng tương ứng giảm 2,97% so với năm 2010, năm 2012 doanh số giảm 20.861triệu đồng tương ứng giảm 19,83% so với năm 2011. Kinh tế khó khăn người dân cắt giảm bớt chi tiêu hàng hoá không cần thiết, hạn chế du lịch, tiết kiệm chi phí sinh hoạt, lương công nhân viên bị cắt giảm nên khả năng trả nợ còn thấp, dẫn đến hiệu quả thu nợ của ngân hàng với ngành.

Theo thành phần kinh tế:

Hoạt động thu nợ được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì, bảo tồn, mở rộng nguồn vốn của ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, phản ánh sơ lược hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, công tác thu nợ được thuận lợi hay không còn tùy thuộc rất lớn vào ý thức trả nợ của khách hàng. Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của ngành Ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ gặp rủi ro. Qua bảng số liệu, ta thấy kết quả thu hồi nợ ngắn hạn mỗi năm đều tăng đối với khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Theo số liệu bảng 2.8:

Đối với khách hàng tổ chức kinh tế: doanh số thu nợ tăng dần qua các năm, năm 2011 tăng 17,33% so với năm 2010, năm 2012 đạt 5.645.180 triệu đồng tăng 11,47% so với năm 2011. Do nguồn vốn cho vay được tận dụng có hiệu quả nên các doanh


nghiệp ngày càng ăn nên làm ra, có nguồn để trả nợ vay cho ngân hàng.

Đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình: doanh số thu nợ qua các năm đều tăng, năm 2011 đạt 1.551.439 triệu đồng, tăng 11,66% so với năm 2010, tương đương tăng 162.050 triệu đồng. Năm 2012 thì tốc độ tăng này là 4,73% so với năm 2011. Điều này cho thấy, ngân hàng có các chính sách thu nợ hợp lý là đã xây dựng được quy trình điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cụ thể và phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh hay mùa vụ của khách hàng. Vì vậy công tác thu nợ đạt hiệu quả tích cực hơn.

Nhìn chung công tác thu hồi nợ tại chi nhánh khá tốt do cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, định kỳ xếp loại doanh nghiệp cũng như coi trọng việc kết hợp dịch vụ thanh toán với hoạt động tín dụng, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng.

2.4.3. Tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ phụ thuộc vào nguốn vốn hoạt động của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động cao thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Do đó bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ. Vì thế tăng trưởng dư nợ chính là kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ một ngân hàng nào chứ không riêng Vietinbank Ba Đình.

Theo ngành kinh tế:

Vì chi nhánh cho vay đối với hầu hết các ngành kinh tế, nên việc đi sâu vào doanh số dư nợ ngắn hạn của từng ngành kinh tế nhằm xác định tỷ trọng của từng ngành kinh tế là cần thiết để có chiến lược đầu tư thích hợp. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của hầu hết các ngành kinh tế đều tăng các năm.

Theo số liệu bảng 2.9, đối với ngành công nghiệp: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngành qua các năm có xu hướng tăng. Trong vài năm gần đây, do chính sách đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay nên dư nợ của ngành tăng dần qua các năm. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn của ngành tăng 293.900 triệu đồng tương ứng tăng 53,67% so với năm 2010, năm 2012 dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 1.074.496 triệu đồng tăng 27,68% so với năm 2011. Dư nợ của ngành tăng chủ yếu là do nhu cầu vốn đầu tư để sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn nên thời gian thu hồi vốn lâu.

Đối với ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: Dự nợ ngắn hạn của ngành này chiếm khoảng trên 8% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Doanh số dư nợ ngắn hạn của ngành tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 dư nợ là 263.189 triệu đồng tăng 21,28% so với năm 2010, năm 2012 dư nợ là 301.098 triệu đồng tăng 14,4% so với năm 2011. Trong thời gian nền kinh tế còn khó khăn, các cá nhân và hộ gia đình sẽ thắt chặt chi tiêu đối với các ngành nghề giải trí, dịch vụ nhưng khó để thắt chặt chi tiêu với các mặt hàng thiết yếu là lương thực, thực phẩm. Do vậy, trong thời gian qua, Chi nhánh

49

đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đối với các đối tượng thu mua lương thực, các doanh nghiệp làm đầu mối trung gian giữa khách hàng với nhà cung cấp để cấp tín dụng cho các đối tượng này. Cùng với định hướng tín dụng trong năm 2013, Chi nhánh sẽ tiếp tục chú trọng và khai thác triệt để hơn các đối tượng khách hàng tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, khi mà các ngành Công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập.

Đối với các ngành TM- DV: Tỷ trọng dư nợ của ngành này chiếm khá cao trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn. Năm 2010 dư nợ của ngành là 1.634.017 triệu đồng chiếm 62,57%, năm 2011 dư nợ tăng 24,70% so với năm 2010, đến năm 2012 dư nợ đạt 2.192.021 triệu đồng tăng 7,58% so với năm 2011. Tỷ trọng dư nợ của ngành này khá cao chứng tỏ hoạt động cho vay TM-DV càng phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động cho vay khác. Nguyên nhân là do các cơ sở dịch vụ ngày càng chú trọng để việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để nâng cao sức cạnh tranh nên nhu cầu về vốn ngày càng tăng.

Đối với ngành khác: Nhìn chung tình hình dư nợ ngắn hạn của ngành tương đối ổn định. Năm 2011, dư nợ của ngành đạt 229.349 triệu đồng tăng 7,76% so với năm 2010, đến năm 2012 dư nợ đạt 265.630 triều đồng tăng 12,82% so với năm 2011. Tình hình dư nợ của ngành này tăng do kinh tế ngày càng khó khăn nên có những khoản nợ đến hạn nhưng chưa có khả năng thanh toán.

Theo thành phần kinh tế:

Số dư nợ trên tài khoản phản ánh đầy đủ, chính xác lượng vốn đầu tư phát triển mà ngân hàng đã thực hiện được tại thời điểm xem xét. Phân tích dư nợ kết hợp với phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ cho phép ta phản ánh tốt hơn, đầy đủ hơn hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Theo số liệu bảng 2.9:

Đối với các tổ chức kinh tế: Các con số đã chỉ ra dư nợ cho vay đối với các tổ chức kinh tế luôn chiếm giữ một mức cao hơn hẳn so với dư nợ cho vay cá nhân. Khi nói đến các doanh nghiệp, các công ty thì không thể nào không nhắc đến các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đây là một lĩnh vực, góp phần khá lớn đến quá trình giải quyết việc làm, rút ngắn thời gian nhàn rỗi của người dân. Song 3 năm qua tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp có gặp một số khó khăn do sự biến động giá cả, ảnh hưởng đến tình hình cho vay vốn nên dư nợ của ngân hàng tăng. Năm 2011 đạt 2.295.605 triệu đồng tăng 18,23% so với năm 2010, năm 2012 đạt 2.422.104 triệu đồng tăng 5,51% sơ với năm 2011. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh nên nhu cầu về vốn tăng. Ngoài ra, tổ chức kinh tế luôn nhận được sự ưu tiên của ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng và ngược lại, ngân hàng đã tạo dựng được niềm tin và uy tín để thu hút ngày càng đông số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân trở thành khách hàng của ngân hàng.


Bảng 2.9. Dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế của Vietinbank Ba Đình giai đoạn 2010-2012


Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011


Giá trị

Tỉ trọng (%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)


Giá trị

Tỉ trọng

(%)

Theo ngành KT











Công nghiệp

547.632

20,97

841.532

24,96

1.074.496

28,03

293.900

53,67

232.965

27,68

Nông lâm nghiệp

và thuỷ sản

217.016

8,31

263.189

7,81

301.098

7,85

46.173

21,28

37.909

14,40

Ngành khác

212.837

8,15

229.349

6,80

265.630

6,93

16.512

7,76

36.281

15,82

TM-DV

1.634.017

62,57

2.037.555

60,43

2.192.021

57,18

403.537

24,70

154.466

7,58

Theo thành

phần KT











Tổ chức KT

1.941.652

74,35

2.295.605

68,09

2.422.104

63,19

353.953

18,23

126.499

5,51

Hộ gia đình

669.850

25,65

1.076.020

31,91

1.411.141

36,81

406.169

60,64

335.122

31,14

Tổng dư nợ NH

2.611.503

100

3.371.625

100

3.833.246

100,

760.122

29,11

461.621

13,69

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank Ba Đình trong giai đoạn 2010-2012 – Khối Kinh doanh)

51

Xem tất cả 69 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí