việc thu thập thông tin, thẩm định và giám sát khách hàng, qua đó làm nâng cao hiệu quả của việc cho vay.
3.2.5. Xây dựng và sử dụng hợp lí quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm nhiều loại như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thu nhập và rủi ro phá sản, trong đó rủi ro tín dụng là đáng kể nhất và không thể tránh khỏi. Do vậy, để xử lý các thiệt hại có thể xảy ra thì ngân hàng cần phải thành lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro được ngân hàng sử dụng để bù đắp những khoản cho vay không thu hồi được. Khoản tiền trích vào quỹ được coi như một khoản chi phí của ngân hàng, đến cuối năm số tiền còn lại của quỹ sẽ được hoàn lại để giảm số tiền dự phòng đã trích.
Tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú ý mức trích lập dự phòng sao cho hợp lý, tránh lập dự phòng quá mức cần thiết nhưng cũng không nên lập dự phòng quá thấp không phản ánh đúng kết quả kinh doanh và mọi phân phối lợi nhuận đồng nghĩa với việc rút bớt vốn ra khỏi ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng ở nước ta thì việc lập quỹ dự phòng rủi ro là hết sức cần thiết vì các rủi ro là không thể lường trước được, do đó trong thời gian tới Vietinbank Ba Đình cần thực hiện tốt công tác này như một biện pháp nhằm khắc phục và bù đắp những rủi ro của các khoản cho vay.
3.2.6. Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ khách hàng
Sau khi ngân hàng cấp vốn cho khách hàng, khách hàng chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của khoản vay. Tuy nhiên, điều đó sẽ được đảm bảo hơn khi khách hàng có được sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ phía ngân hàng. Trong quá trình kiểm tra, giám sát khách hàng, nếu phát hiện bất cứ sai phạm nào, ngân hàng cần đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời và chính xác. Đồng thời nếu phát hiện doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn nhưng vẫn có khả năng hoàn trả đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng nếu như doanh nghiệp có được sự giúp đỡ kịp thời từ phía ngân hàng, ngân hàng cần phải có những giải pháp hợp lý để hỗ trợ khách hàng như gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ..
3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Đây là một trong những yếu tố đem lại sự an toàn, hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó giúp ngân hàng kịp thời phát hiện những thiếu sót tồn tại để tìm biện pháp khắc phục hạn chế thiệt hại trong hoạt động tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động ngân hàng và khả năng điều hành của các bộ phận. Ngân hàng có thể tiến hành thanh tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ của các bộ phận có đúng với quy định về pháp luật ngân hàng,đúng với quy chế mà Vietinbank Ba Đình đã đặt ra không. Ngân hàng cũng nên tăng cường bổ sung những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực phụ trách cho công tác này.
3.2.8. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng
Có thể bạn quan tâm!
- Doanh Số Cho Vay Theo Kỳ Hạn Của Vietinbank Ba Đình Giai Đoạn 2010-2012
- Đánh Giá Thực Trạng Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Ba Đình Giai Đoạn 2010 – 2012
- Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình - 7
Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì vai trò của Makerting là rất quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng. Makerting giúp khách hàng biết đến, hiểu hơn về ngân hàng và các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, nó là cầu nối giúp ngân hàng đến gần với khách hàng hơn. Vì thế VietinBank cần quan tâm phát triển Marketing để sử dụng nguồn vốn đã huy động tốt hơn.
Chi nhánh cần thiết lập mối quan hệ lâu dài giữ Ngân hàng và khách hàng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Qua quan hệ lâu dài với khách hàng mà Chi nhánh sẽ giảm được các chi tìm hiểu, đánh giá khách hàng và tiết kiệm thời gian. Đây là cách tốt nhất để thu thập thông tin về khách hàng một cách đầy đủ nhất và là cơ sở để Ngân hàng tiết kiệm chi phí cho việc thẩm định, sàng lọc thông tin, giám sát khách hàng; từ đó mà tránh được rủi ro đạo đức, kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình, kịp thời đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng với mức lãi suất thấp hơn do giảm được chi phí.
3.2.9. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng mà bất cứ một ngân hàng nào cũng cần phải quan tâm trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp ngân hàng giảm thiểu được những quy trình mang tính chất thủ công mất nhiều thời gian và chi phí. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng giúp ngân hàng tránh rơi vào trình trạng tụt hậu, kém khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn như hiện nay.
Trang thiết bị, công nghệ hiện đại đóng vai trò thực sự quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng. Nó sẽ giúp cho việc lưu trữ, thu thập thông tin của khách hàng, thông tin thị trường, xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng của ngân hàng,... được nhanh chóng, tiện lợi, chính xác hơn nữa giúp cho ngân hàng có thể nâng cao tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay.
3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Là cơ quan điều hành toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn bộ hệ thống phù hợp, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, trong đó có kế hoạch phát triển của các chi nhánh nói chung và của chi nhánh Ba Đình nói riêng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình đề nghị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam xem xét, điều chỉnh một
số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh trong năm 2014 để phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh hiện nay cũng như điều kiện và khả năng phấn đấu của Chi nhánh. Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ công nhân viên học tật nâng cao trình độ chuyên môn.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cần tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường theo hướng hiện đại hoá các trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam nên chú trọng đến công tác quản lí rủi ro, hỗ trợ chi nhánh trong việc thu hồi nợ xấu.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Ba Đình đề nghị Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thường xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các Chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở để góp phần đề ra những văn bản phù hợp với thực tế biến động như hiện nay.
Các cấp lãnh đạo của Ngân hàng nên quan tâm và có những chính sách khuyến khích đối với những cán bộ có tinh thần trách nghiệm cao, năng lực chuyên môn giỏi.
Kết luận chương 3
Dựa trên những vấn đền bất cập còn tồn tại ở Chi nhánh đã được chỉ ra ở chương 2, chương 3 là một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn dựa trên điều kiện thực tế tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, chương 3 còn nêu ra một số những đề xuất với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn, tạo tiền đề vững chắc để Chi nhánh phát triển trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là một giải pháp quan trọng về vốn. Sự ra đời của Thị trường chứng khoán tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, là một sự bổ sung tốt cho hệ thống NHTM. Tuy vậy, cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với khách hàng luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trong quá trình cạnh tranh và phát triển, các Ngân hàng nhận thấy hiệu quả của hoạt động cho vay còn quan trọng hơn việc mở rộng quy mô cho vay một cách ồ ạt.
Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn luôn là nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Luận văn đã phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về cho vay ngắn hạn và hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn, phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn của Vietinbank Ba Đình trong 3 năm gần nhất, để từ đó, dưới góc độ nhà quản lý ngân hàng, đưa ra một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM. Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay, vai trò của bản thân Ngân hàng thương mại là quan trọng nhất, tuy nhiên vẫn không thể tách rời các bên có liên quan như khách hàng, Ngân hàng Nhà nước và môi trường kinh tế.
Do điểm nghiên cứu chỉ là Chi nhánh của một ngân hàng và quy mô nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp nên các giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính đề xuất. Em hy vọng rằng những nghiên cứu trên phần nào có ý nghĩa đối Vietinbank Ba Đình cũng như các ngân hàng thương mại nói chung.
79