Doanh thu du lịch khu vực kinh tế trong nước chiếm số lượng lớn. Doanh thu du lịch ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ. Điều này phù hợp với số lượng đơn vị kinh doanh du lịch có vốn đầu tư nước ngoài ít và cho thấy du lịch tỉnh Bình Dương chưa thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
BẢNG 2.8: DOANH THU DU LỊCH THEO PHÂN LOẠI
(Đơn vị triệu đồng)
Phân loại
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
1. Doanh thu dịch vụ - Thuê phòng - Lữ hành - Vận chuyển khách - Thu khác | 53.310 32.484 4.615 1.634 14.577 | 59.163 39.614 10.304 1.690 7.555 | 96.556 67.436 20.822 1.059 7.239 | 245.601 97.165 138.028 2.864 7.544 | 351.330 152310 187.435 3.589 7.996 |
2.Doanh thu bán hàng hóa | 79.516 | 83.134 | 75.144 | 77.857 | 81.749 |
3.Doanh thu hàng ăn uống | 35.928 | 41.049 | 46.537 | 52.318 | 58.165 |
4. Doanh thu khác | 2.658 | 1.875 | 2.411 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 12
- Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Dương Giai Đoạn 2005-2010
- Lượng Khách Du Lịch Tỉnh Bình Dương
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 16
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 17
- Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 18
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
(Theo số liệu của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương)
Doanh thu do hoạt động du lịch lữ hành chiếm đa số tổng doanh thu trong năm 2009 – 2010. Cho thấy sự hoạt động có hiệu quả của các công ty lữ hành. Năm 2011 tỉnh có tổng cộng 18 đơn vị lữ hành quốc tế - nội địa, tăng thêm 6 đơn vị lữ hành so với năm 2010 đã góp phần thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển.
BẢNG 2.9: DOANH THU PHÂN THEO HUYỆN
(Đơn vị triệu đồng)
HUYỆN
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
TX.Thủ Dầu Một | 118.426 | 123.472 | 129.137 | 237.492 | 349.794 |
Huyện Phú Giáo | 464 | 386 | 849 | 1.081 | 1.952 |
Huyện Bến Cát | 716 | 520 | 1312 | 2.565 | 4.947 |
Huyện Tân Uyên | 456 | 646 | 1.154 | 1.159 | 1.817 |
TX. Dĩ An | 16.008 | 18.887 | 19.113 | 24.367 | 42.458 |
TX. Thuận An | 35.342 | 41.310 | 69.083 | 73.112 | 90.276 |
(Theo số liệu của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương) Doanh thu cao chủ yếu tập trung ở các thị xã: thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, bởi vì các dự án du lịch tập trung chủ yếu ở đây – nơi có mức đô thị hóa cao, cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt cho nhu cầu du lịch.
2.3.9. Đầu tư phát triển du lịch
Trong giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh đã thu hút 19 dự án do các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư với tổng diện tích 906 ha, vốn đầu tư khoảng hơn 2 ngàn tỷ đồng và 171 triệu USD. Trong đó các dự án đã hình thành đưa vào hoạt động gồm: trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An, Khu du lịch nghỉ dưỡng Mắt Xanh, điểm du lịch xanh Bình Mỹ, dự án sân golf Phú Mỹ.
2.3.10. Tình hình tổ chức quản lý du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan trong vấn đề quản lý, phát triển du lịch tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động nguồn vốn để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong đầu tư và phát triển du lịch tỉnh.
Thường xuyên tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quản lý du lịch, thực hiện quy hoạch du lịch của tỉnh.
2.3.11. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, hạn chế
2.3.11.1. Những kết quả đạt được
Các chỉ tiêu như lượt khách, doanh thu, phòng lưu trú tăng trưởng với tốc độ tương đối cao trong giai đoạn 1997 – 2010, đặc biệt từ năm 2008 – 2010 đã có sự tăng trưởng mạnh số lượng khách du lịch đến Bình Dương tham quan, vui chơi giải trí,... điều này chứng tỏ rằng du lịch tỉnh Bình Dương:
- Bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch tương đối đa dạng.
- Một số khu, điểm du lịch trên địa bàn hoạt động ngày càng có hiệu quả.
- Hoạt động đầu tư tương đối hiệu quả, số lượng dự án chậm triển khai ít.
- Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từng bước được kiện toàn và hoạt động ngày càng có hiệu quả.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tương đối phát triển bước đầu đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
2.3.11.2. Những hạn chế.
- Một số khu vực đang phát triển du lịch tự phát với quy mô nhỏ lẻ ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững và thương hiệu du lịch của tỉnh Bình Dương.
- Thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có thể tạo thành động lực nâng tầm thương hiệu cho du lịch Bình Dương thu hút khách.
- Thị trường du lịch dịch vụ chưa phát triển tương xứng với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí kinh tế.
- Hoạt động kêu gọi đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch còn chậm, chưa đạt hiệu quả cao.
- Cơ cấu đầu tư du lịch chưa cân đối, do đó sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo nàn.
- Sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp tác động tiêu cực đến môi trường ảnh hưởng nhiều đến du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Môi trường bị ô nhiễm do có nhiều khu công nghiệp phân bố khắp tỉnh Bình Dương.
2.4. Tiểu kết chương II
Du lịch tỉnh Bình Dương phát triển mạnh trong những năm gần đây, luôn đạt được kết như chỉ tiêu đã đề ra. Cụ thể như tổng lượng khách du lịch trong năm 2011 3.800.000 lượt khách, đạt 100% kế hoạch của năm, doanh thu du lịch hơn 580 tỷ đồng, đạt 107% tăng 18% so với năm 2010.
Nhìn chung, tuy tỉnh bước đầu có khai thác tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch tương đối đa dạng. Tuy nhiên một số khu vực có tiềm năng lớn như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé, hồ Dầu Tiếng chưa thu hút được các dự án do đó chưa khai thác hết hiệu quả tiềm năng. Tỉnh thiếu các sản phẩm du lịch mang đẳng cấp quốc tế có thể tạo thành động lực nâng tầm cho du lịch tỉnh Bình Dương.
Mô hình tổ chức hoạt động du lịch phổ biến ở tỉnh là các khu du lịch có quy mô vừa và nhỏ, tập trung ở các khu vực thị xã, phục vụ khách du lịch cuối tuần với sản phẩm chủ yếu là dịch vụ ăn uống, bơi lội, vui chơi giải trí. Trong đó có một số khu du lịch đã thu hút khá đông khách du lịch như khu nghỉ dưỡng Phương Nam, Làng du lịch Sài Gòn, khu du lịch Xanh Dìn Ký, khu nghỉ dưỡng Mắt Xanh. Chỉ có một cơ sở kinh doanh du lịch với quy mô lớn là khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Một số khu du lịch khác đang trong quá trình đầu tư như khu du lịch Hàm Tam Đẳng, khu du lịch nghỉ dưỡng Phước Lộc Thọ.
Sản phẩm du lịch miệt vườn sinh thái từng được xem là đặc thù của tỉnh tổ chức còn nhỏ lẻ, tự phát, hiệu quả không cao, đồng thời có nguy cơ tự đánh mất thương hiệu do cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm hàng hóa còn thấp, còn nói thách, thiếu văn minh trong thương mại...
Hệ thống các dịch vụ hỗ trợ như bãi giữ xe ô tô, người thuyết minh du lịch còn thiếu. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Hiện nay, hệ thống các cơ sở kinh doanh du lịch của Bình Dương bao gồm các loại hình chính: các đơn vị kinh doanh lữ hành có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, doanh thu thấp, hoạt động kinh doanh chủ yếu là các tour du lịch phục vụ dân cư nội tỉnh... do đó hiệu quả kinh doanh lữ hành chưa cao. Các hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú khá phát triển với 122 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú chủ yếu ở khu vực thị xã.
Bên cạnh đó khu du lịch núi Cậu, hồ Dầu Tiếng là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch nghỉ dưỡng tuy đã được đầu tư nâng cấp kết cầu hạ tầng kỹ thuật khung nhưng hiện tại vẫn phát triển du lịch một cách tự phát, nhỏ lẻ, chưa thu hút các dự án đầu tư lớn.
Chưa khai thác được hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch của các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa và di tích lịch sử cách mạng như các căn cứ cách mạng, sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2020
3.1. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương.
3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hướng
3.1.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên 2.694,43 km2, có những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Bình Dương là cửa ngõ giao thông với thành phố Hồ Chí Minh – là trung tâm của nền kinh tế Việt Nam, là nơi có nền kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu của cả nước cũng là thị trường du lịch lớn nhất Việt Nam. Trong những năm gần đây với vị trí thuận lợi, môi trường đầu tư hấp dẫn, với thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng cùng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật phát triển tương đối đồng bộ,... tỉnh Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh phát triển du lịch năng động của cả nước.
Bình Dương có nhiều ưu thế để phát triển du lịch:
+ Có quốc lộ 13, tỉnh lộ 741,742, 743...
+ Có ga đường sắt Sóng Thần.
+ Gần sân bay, bến cảng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 40 km.
+ Gần các nguồn cấp điện, cấp nước, các trung tâm đô thị và khu dân cư.
+ Lao động trẻ có trình độ văn hóa, tay nghề khá.
Những năm gần đây, hoạt động du lịch Bình Dương nhìn chung có chuyển biến tương đối mạnh mẽ và đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ như:
- Các chỉ tiêu du lịch như lượt khách, doanh thu đều tăng trong giai đoạn 1997-2010 nhưng tập trung nhất từ năm 2008-2010, từ khi khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đi vào hoạt động, mỗi năm lượt khách và doanh thu đều tăng từ 2-3 lần so với năm 2007.
- Cơ chế, chính sách thông thoáng của tỉnh đã tạo được sức hấp dẫn không nhỏ đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Cùng với các hoạt đầu tư công nghiệp, hoạt động đầu tư phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cũng thu hút được một số dự án có quy mô lớn.
- Bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch dịch vụ phục vụ du khách.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tương đối phát triển, bước đầu đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Bình Dương có tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, với hệ thống miệt vườn Lái Thiêu – Du lịch sinh thái đã có thương hiệu trên thị trường. Hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn với những cù lao nổi trên sông, bên cạnh đó Bình Dương còn được xem là cái nôi của những làng nghề nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ. Hệ thống tài nguyên du lịch của tỉnh cũng tạo thành những điều kiện tương đối thuận lợi trong việc hình thành các loại hình sản phẩm du lịch dịch vụ hướng đến khai thác thị trường du lịch dịch vụ đầy hứa hẹn của các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Bình Dương.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương:
+ Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lí và cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực đầu tư bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
+ Phấn đấu để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững để du lịch thực sự trở thành một động lực phát triển kinh tế và phát triển du lịch năng
động gắn kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ.
+ Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, quốc phòng an ninh vững chắc.
+ Công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Định hướng đầu tư: mời gọi sự hợp tác của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch: đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, các công trình phúc lợi xã hội. Đang triển khai cải tiến và từng bước hoàn thiện các thủ tục có liên quan đến các hồ sơ đầu tư du lịch trên cơ sở pháp luật để các dự án sớm được tiến hành và đi vào hoạt động.
+ Giải pháp hành chính: thực hiện một cửa.
3.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương 2011 - 2020.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt, tạo đột phá ở Bình Dương là “... điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng các ngành dịch vụ xấp xỉ với các ngành công nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa tăng lên mạnh mẽ ở các vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Bình Dương trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương”. Để đạt được định hướng đó, mục tiêu các thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020 cụ thể như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 là 13,5-14%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ để đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp – dịch vụ- nông nghiệp