Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bình Dương Giai Đoạn 2005-2010‌


Các sự kiện:

Năm 2010, Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch đã cùng với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương tổ chức thành công các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như Lễ mitting kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, lễ mitting kỷ niệm 65 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Festival Gốm sứ Việt Nam – Bình Dương lần thứ I, triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 5 năm (2006-2010)... đã thu hút hàng trăm ngàn lượt người tham dự.

Ngay từ đầu năm 2011. Ngành du lịch của tỉnh đã chủ động lên kế hoạch cho Ban chỉ đạo, Ban tổ chức các ngày lễ lớn. Qua đó, nhằm giới thiệu truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời giới thiệu những nét văn hóa, những thành tựu kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của tỉnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân và du khách.

2.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.‌

2.2.2.1. Giao thông vận tải.

- Giao thông đường bộ: là cửa ngõ phía đông của thành phố Hồ Chí Minh, là gạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên. Quốc lộ 13 (nay gọi là Đại lộ Bình Dương), dài 68,6 km, là một trong những tuyến đường đẹp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Quốc lộ 1A qua địa phận tỉnh Bình Dương 7,3 km, là một đoạn của đường xuyên Á, quốc lộ 1K qua địa phận tỉnh Bình Dương 5,7 km. Như vậy, hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các đường giao thông quốc gia quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, 14, 22, 51, đường cao tốc Biên Hòa – Tân Uyên – quốc lộ 13.

Ngoài ra Bình Dương có 10 đường tỉnh DT.741, 742, 743, 744, 745,

746, 747, 748, 749, 750 phân bố đều khắp địa bàn tỉnh.


- Đường hàng không: có một số sân bay dã chiến xây dựng trước 1975, nay đã hư hỏng hoàn toàn, hiện tại do Bộ Quốc phòng quản lý.

- Về đường sắt, tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua thị xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương với chiều dài 8,6 km là tuyến huyết mạch quốc gia. Tuyến Dĩ An – Lộc Ninh đã bị phá hủy trong chiến tranh nay chưa khôi phục, nhưng sẽ là tuyến xuyên Á trong dự án đường sắt xuyên Á (trong tương lai): thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh – Bangkok xuyên dọc từ nam đến bắc tỉnh nối vùng công nghiệp – đô thị với vùng nguyên liệu phía bắc tỉnh và Tây Nguyên.

- Mạng lưới đường sông có sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính, sông Bé. Tàu bè dưới 100 tấn có thể qua lại dễ dàng. Tổng chiều dài các tuyến đường sông của tỉnh là 402 km (trong đó do tỉnh quản lý 120 km). Các tuyến chính đang khai thác là Dầu Tiếng – Thuận An và Hiếu Liên – Thanh Phước – Biên Hòa. Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 2 bến cảng. Đó là cảng Bà Lụa trên sông Sài Gòn (diện tích 6 nghìn m2) và cảng Bình An (do cục đường sông trực tiếp quản lý).

Tóm lại mạng lưới giao thông của tỉnh Bình Dương có vị trí quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ và là cửa ngõ phía Đông của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.

2.2.2.2. Thông tin liên lạc.

Mạng lưới thông tin liên lạc không ngừng phát triển. 100% cơ sở thông tin với kỹ thuật số hóa và tổng đài kỹ thuật số, các dịch vụ điện thoại, fax, telex, gentex, truyền dẫn số liệu tự động hóa hai chiều đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cáp quang đã được xây dựng ở thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An và các khu công nghiệp.


2.2.2.3. Điện.

Tỉnh Bình Dương có nhiều tuyến lưới điện quốc gia xuyên qua từ Nam đến Bắc. Đến nay điện lưới đến 100% trung tâm các xã, phường, 92,3% hộ dân có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

2.2.2.4. Nước.

Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, khu công nghiệp, khu du lịch chủ yếu là hệ thống sông Đồng Nai. Nước ngầm qua xử lý được sử dụng nhưng không nhiều. Nguồn cung cấp nước sạch dồi dào với 2 nhà máy Thủ Dầu Một và Dĩ An.

2.2.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch .

2.2.3.1. Cơ sở lưu trú.

Cơ sở lưu trú ngày càng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Các cơ sở lưu trú hiện tập trung đông ở các thị xã như thị xã Thủ Dầu Một 1.700 phòng khách sạn (số liệu 2010 – Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương), thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An. Khách sạn cao cấp nhất đạt chuẩn 4 sao, còn lại phần lớn được xếp hạng trung bình, 3 sao và 2 sao.

2.2.3.2. Cơ sở kinh doanh ăn uống.

Tỉnh Bình Dương có đủ các cơ sở ăn uống ở các mức độ từ thấp đến cao: từ nhà hàng đến các quán ăn nhỏ phù hợp với túi tiền từng loại du khách.

2.2.3.3. Cơ sở vui chơi giải trí.

Cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh đã hình thành và đang khai thác thu doanh thu cao đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

2.3. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005-2010‌

2.3.1. Các loại hình hiện đang khai thác phục vụ cho du khách.‌

- Du lịch văn hóa là loại hình du lịch hiện đang có thế mạnh của tỉnh Bình Dương, với 42 di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng đã được xếp hạng (tính đến tháng 7/2011), trong đó có 11 di tích được công nhận cấp Quốc gia và 31 di tích cấp tỉnh, gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng. Cùng với 32


làng nghề với 9 nghề truyền thống đang tồn tại và hoạt động giúp cho du lịch văn hóa ở tỉnh Bình Dương thêm đa dạng. Thực tế trong những năm vừa qua các di tích lịch sử và danh thắng đã góp phần rất lớn trong việc thu hút du khách đến tham quan, nâng doanh thu của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng.

- Du lịch sinh thái ở tỉnh Bình Dương cũng đang tự khẳng định thương hiệu của mình ngày càng thu hút khách tham quan trong và ngoài nước đến tỉnh Bình Dương. Việc xuất hiện ngày càng nhiều những khu du lịch sinh thái đã cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến loại hình du lịch này.

*Du lịch sinh thái: Khu vườn cây ăn trái Lái Thiêu

Khu vực vườn cây ăn trái thuộc thị xã Thuận An (phía Nam tỉnh Bình Dương), là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh về các mặt: Kinh tế, văn hóa, chính trị... với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trên dòng chảy của sông Sài Gòn (dài khoảng 12 km), được chia đôi bởi con sông Lái Thiêu. Khí hậu mát mẻ trong lành thích hợp cho việc nghỉ dưỡng: nhiệt độ trung bình hàng năm là 26-270C, độ ẩm trung bình 76,7%, lượng mưa bình quân năm 1970,5mm và tốc độ gió trung bình năm 2,15m/s... đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Trong các loại hình kinh doanh của toàn huyện thì thương mại-dịch vụ- du lịch có sự phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 28,8%, phát triển rõ rệt ở các trung tâm, thị trấn (Lái Thiêu, An Thạnh), các trục lộ giao thông (Quốc lộ 13), khu dân cư, các điểm du lịch (Dìn Ký, Phương Nam...), các khu công nghiệp tập trung. Ngành du lịch đang dần chuyển mình với sự phát triển của các khu du lịch sinh thái, sân golf...

Vườn cây ăn trái Lái Thiêu trải rộng 1453,7 ha chủ yếu trên địa bàn bốn xã, phường Hưng Định, An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm và một diện tích không nhiều thuộc địa bàn phường Lái Thiêu, xã Vĩnh Phú. Đây là vùng trồng


cây ăn trái lâu đời (khoảng 200 tuổi) với nhiều chủng loại trái cây đặc sản nổi tiếng và được đánh giá là ngon nhất miền Đông Nam Bộ như: Măng cụt, Sầu riêng, Bòn bon, mít tố nữ... Là vùng sinh thái nông nghiệp rất đặc biệt của tỉnh Bình Dương và của cả vùng Đông Nam Bộ.

Các vườn cây ở đây là vườn tạp và vườn xen canh hỗn hợp gây khó khăn cho việc chăm sóc. Tuổi trung bình của vườn khá cao (trên 30 năm) trong khi việc đầu tư giống ít được quan tâm, mật độ cây dày... nên năng suất vườn thấp.

Sản phẩm trái cây chủ yếu là bòn bon, măng cụt, mít tố nữ... được các gia đình tự thu hoạch hoặc do các thương lái thu mua, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, thị xã Thủ Dầu Một và một số khu vực lân cận tiêu thụ.

Hệ thống vườn cây ăn trái Lái Thiêu là hệ thống du lịch tự phát, không có sự quản lý chuyên biệt của bất cứ cơ quan, tổ chức nào.

Điều kiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái thuận lợi với hệ thống giao thông phát triển, nguồn điện đáp ứng được nhu cầu du lịch, nguồn cung cấp nước sạch dồi dào, bưu chính viễn thông phát triển mạnh mẽ.

Ngoài vườn cây ăn trái Lái Thiêu, trong và xung quanh khu vực còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch như: Làng nghề truyền thống (sơn mài Tương Hiệp, điêu khắc gỗ), đờn ca tài tử Nam bộ, đình chùa (chùa Hội Khánh, chùa Bà, chùa núi Châu Thới, đình Bà Lụa), các khu du lịch (Đại Nam, hồ Bình An).

Môi trường khu vực có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ, khu vực ô nhiễm chủ yếu thuộc các khu công nghiệp

- Ngoài ra, tỉnh còn có các loại hình du lịch khác như: du lịch nghỉ ngơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp, du lịch camping...

* Du lịch nghỉ dưỡng: Hồ Bình An

Thuộc xã Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Không gian yên tĩnh, khí hậu mát mẻ, cảnh quan xanh tươi. Giữa hồ là đảo nhỏ trên đó có nhà hàng


nổi phục vụ ăn uống. Trên bờ là những ngôi nhà mái chóp cao nhỏ theo mô hình nhà rông Tây Nguyên để du khách nghỉ ngơi thư giãn, thưởng thức các món ăn ngon và có các dịch vụ câu cá, bơi thuyền thư giãn.

2.3.2. Sản phẩm du lịch‌

Sản phẩm du lịch có ý nghĩa sống còn trong việc tồn tại và phát triển của du lịch. Tỉnh Bình Dương đang từng bước xây dựng và hoàn thiện sản phẩm du lịch của mình gắn với các điểm , tuyến du lịch phù hợp.

Sản phẩm du lịch của khá đa dạng. Qua quá trình khai thác du lịch trong những năm vừa qua ngành du lịch của tỉnh đã xác định các sản phẩm du lịch đang phục vụ cho khách du lịch:

- Du lịch sinh thái.

- Du lịch văn hóa lịch sử.

- Du lịch nghĩ dưỡng.

- Du lịch vui chơi giải trí.

- Du lịch lễ hội, trong đó có du lịch tôn giáo.

- Du lịch thể thao.

- Du lịch công vụ

Hiện nay, du lịch vui chơi giải trí ở Bình Dương tập trung vào các khu công viên vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề (Theme Park). Trong đó khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được đánh giá là một khu công viên chuyên đề lớn nhất Việt Nam.

Riêng du lịch sinh thái kết hợp với dịch vụ phát triển theo mô hình các điểm du lịch nhỏ chủ yếu khai thác khách du lịch cuối tuần với các dịch vụ chính: bơi lội, ẩm thực, các trò vui chơi giải trí cho trẻ em. Du lịch sinh thái gắn liền với tiềm năng du lịch sinh thái rừng núi phát triển một cách tự phát ở các khu vực có cảnh quan đẹp như hồ Than Thở, hồ Dầu Tiếng, núi Cậu.


Du lịch thể thao cao cấp phát triển dưới hình thức các sân golf. Hiện tỉnh có một sân golf đang hoạt động là sân golf Sông Bé và hai dự án sân golf khác đang trong giai đoạn xây dựng là sân golf Phú Mỹ và sân golf MeKong (cù lao Bạch Đằng).

Du lịch nghỉ dưỡng phát triển mô hình nhỏ như khu du lịch nghỉ dưỡng Phương Nam, Dìn Ký, Mắt Xanh.

2.3.3. Sản phẩm tham quan‌

* Các khu du lịch quan trọng mang tính chất động lực phát triển: bao gồm các không gian:

- Không gian phía Tây Bắc: khu du lịch núi Cậu – hồ Dầu Tiếng và khu du lịch hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng.

- Không gian phía Đông: gồm điểm du lịch nghĩ dưỡng Mắt Xanh, khu du lịch Bình Mỹ, Hàn Tam Đẳng, Phước Lộc Thọ, hồ Đá Bàn, khu du lịch sinh thái Mêkong Golf và Villas, huyện Tân Uyên và các khu nghĩ dưỡng ven sông Đồng Nai và Sông Bé.

- Không gian phía Nam: gồm khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ở thị xã Thủ Dầu Một, điểm du lịch Phương Nam, Dìn Ký, Thanh Cảnh ở thị xã Thuận An, trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An ở huyện Bến Cát và các khu nghĩ dưỡng ven sông Sài Gòn,...

* Các điểm du lịch.

- Các điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng: là các điểm du lịch có giá trị tài nguyên du lịch cao, có khả năng phát triển thành các hạt nhân tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của các khu vực lân cận.

- Các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: là các điểm du lịch có khả năng phát triển thành các khu du lịch, điểm du lịch và khai thác hình thành các loại hình sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch.


* Tuyến du lịch trên sông.

Hiện tại, chỉ có khu du lịch xanh Dìn Ký (Bình Nhâm, thị xã Thuận An) là đơn vị mạnh dạn đầu tư khai thác mảng du lịch này với tour mang tên gọi “Miệt vườn giữa phố thị”.

Khu du lịch xanh Dìn Ký phát triển du lịch sông nước bằng cách kết hợp lợi thế về địa điểm, cùng với việc tạo ra nhiều dịch vụ giải trí mang tính chất dân dã, cổ truyền để thu hút du khách như xe ngựa trên đường làng, tát mương bắt cá, xem đá gà, thưởng thức trà mật ong, mứt đặc sản của vùng quê Lái Thiêu. Ở đây còn tái tạo lại những làng nghề thủ công đặc sắc của cả nước như các công đoạn làm kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Phú An, mứt gừng Bình Nhâm, rượu nếp Dìn Ký. Tuyến du lịch trên sông sẽ đưa du khách tham quan chùa Bà, cơ sở gốm sứ Minh Long, tìm hiểu về các làng nghề truyền thống của tỉnh Bình Dương.

2.3.4. Khách du lịch.‌

BẢNG 2.2: LƯỢNG KHÁCH ĐẾN TỈNH BÌNH DƯƠNG

(Đơn vị người)


Lượng khách

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

405.792

455.257

996.916

2.739.477

3.578.932

Người Việt Nam

398.120

430.516

891.127

2.716.882

3.552.214

Người nước ngoài

7.672

24.741

105.789

22.595

26.718

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 13

(Theo số liệu của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023