Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 17


- Tầm nhìn du lịch đến năm 2030 doanh thu du lịch của tỉnh Bình Dương sẽ đạt khoảng 14.000 tỷ đồng.

3.2.3. Dự báo lao động du lịch.‌

Theo phương án chọn, chỉ tiêu nhu cầu lao động du lịch tỉnh Bình Dương. Bảng 3.12 LAO ĐỘNG DU LỊCH 2011 – 2015

(Đơn vị: người)


Năm

2011

2015

2020

Tổng số

20.600

50.900

94.700

Lao động trực tiếp

6100

15.900

35.000

Lao động gián tiếp

14.500

29.600

65.100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Năm 2015 nhu cầu lao động trực tiếp là 15.900 người và số lao động gián tiếp là 35.000 người.

- Năm 2020 nhu cầu lao động trực tiếp là 29.600 người và số lao động gián tiếp là 65.100 người.

Như vậy, đến năm 2020, tỉnh Bình Dương cần một lực lượng lao động khá lớn, để đáp ứng được yêu cầu phát triển của các hoạt động du lịch, bên cạnh việc phát triển mở rộng nâng số lượng, cần chú ý đến việc phát triển theo chiều sâu để nâng cấp chất lượng lực lượng lao động.

3.2.4. Dự báo đầu tư phát triển du lịch.‌

Các dự án du lịch đã đưa vào hoạt động tiếp tục được đầu tư và mở rộng như trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An, Khu du lịch nghỉ dưỡng Mắt Xanh, điểm du lịch Xanh Bình Mỹ. Một số dự án đang hoàn tất các thủ tục xây dựng như Câu Lạc bộ sân Golf và khu nghỉ dưỡng đảo Hồ Điệp, dự án KDL làng Bà Lụa.


Bảng 3.13. Dự án đang triển khai xây dựng giai đoạn 2011 - 2020


TT

Tên dự án

Chủ đầu tư

Quy mô

(ha)

Địa chỉ

1

Dự án CLB Bến Du Thuyền

Công ty TMDL Bình Dương

1,5

P. Phú Cường, thị xã Thủ Dầu

Một

2

Dự án Nhà hàng Khách sạn Bình Dương

Công ty TNHH Thanh Lễ

1,8

P. Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu

Một

3

Dự án KDLST Mekong

Golf và Villa

Công ty cổ phần

QT Mê Kông

200

Xã Bạch Đằng,

huyện Tân Uyên

4

KDL sinh thái Hàn

Tam Đẳng

Công ty TNHH

Hàn Tam Đẳng

60

Xã Tân Định,

huyện Tân Uyên

5

Dự án KDL Phước Lộc

Thọ

Công ty TNHH

Vân Thịnh

30

Xã Tân Định,

huyện Tân Uyên

6

Dự án khu Resort hồ

Thuyền Quang

Công ty TNHH

Trung Quý

4,33

Xã Thới Hòa,

huyện Tân Uyên


Tổng cộng 6 dự án

đang triển khai xây dựng


297,63


(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương)


Tiếp tục đầu tư và hỗ trợ đầu tư 2011 – 2020 nhằm đưa các khu du lịch văn hóa, lịch sử , sinh thái có tiềm năng lớn đi vào hoạt động như:

- Khu du lịch Đại Nam: là một công trình du lịch với quy mô lớn của tỉnh Bình Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung đang được hoàn thiện


trên diện tích 450ha tại thị xã Thủ Dầu Một, với các khu vui chơi giải trí, khách sạn 5.000 phòng...

- Cụm du lịch Nam Bình Dương: khu du lịch Bình An, suối Lồ Ồ, núi Châu Thới, thích hợp nghỉ ngơi – thể thao – cắm trại.

- Khu du lịch Hồ Dầu Tiếng: khu vực lòng hồ Dầu Tiếng, bán đảo Tha La, công trình tôn giáo thích hợp cho nghỉ dưỡng, cắm trại, bơi thuyền, câu cá...

- Thị xã Thủ Dầu Một và vùng phụ cận: chùa Khánh Hội, chùa Bà, chùa Ông, nhà tù Phú Lợi.

Bên cạnh mục đích phát triển kinh tế, chú trọng bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, đồng thời giới thiệu được với du khách về vùng đất và con người Bình Dương; đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

3.3. Các giải pháp cụ thể‌

3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch‌

Ngành du lịch tỉnh không thể duy trì và phát triển nếu chỉ có một nhóm sản phẩm du lịch cố định. Theo thời gian, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch sẽ ngày càng phong phú và đa dạng. Vì thế để tồn tại và phát triển vững mạnh cần phải phát triển đa dạng thêm các sản phẩm du lịch.

Để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại du khách du lịch của tỉnh Bình Dương không ngừng nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để cho ra các sản phẩm mới lạ, luôn bám sát theo các hoạt động du lịch của Việt nam để đưa ra những hoạt động du lịch phù hợp theo các sự kiện trong nước.

Bảo tồn và phát huy những hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc: các trò chơi dân gian, các câu hò, điệu lý, vè mang đặc trưng của tỉnh Bình Dương. Văn hóa ẩm thực được chú ý và khai thác có hiệu quả trong hoạt động du lịch.

Nâng cao mức độ khai thác tuyến du lịch sông nước kết hợp với du lịch sinh thái.


Liên kết các điểm du lịch, tuyến du lịch để tạo sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái gắn với văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng – dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch lễ hội – gắn với du lịch tâm linh, du lịch giải trí thể thao như golf, leo núi.

+ Không gian phía Nam:

Quy mô không gian phía Nam bao gồm khu vực thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần huyện Bến Cát

Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡn), vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch Mice, du lịch thể thao cao cấp.

Khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu (thị xã Thuận An), khu vực ven sông Sài Gòn (thuộc huyện Bến Cát).

Trung tâm phát triển du lịch: Du lịch dịch vụ thị xã Thủ Dầu Một.

+ Không gian phía Tây Bắc:

Quy mô không gian phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực lân cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát

Sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao cao cấp.

Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm.

Trung tâm phát triển: Du lịch dịch vụ thị trấn Dầu Tiếng.

+ Định hướng quy hoạch không gian phía Đông:

Quy mô không gian phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo.


Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái với các loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp.

Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng.

Trung tâm phát triển: Du lịch dịch vụ thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên.

+ Phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh:

Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực: tuyến du lịch theo quốc lộ 13, tuyến du lịch theo đường ĐT 741 – 742, tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh.

Các tuyến du lịch nội tỉnh: tuyến du lịch theo đường ĐT 744, tuyến du lịch theo đường ĐT 746 – 747.

Các tuyến du lịch đường sông: gồm các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé.

* Tuyến du lịch đường sông Sài Gòn – Bình Dương – Củ Chi: tuyến du lịch khi đưa vào hoạt động sẽ phát triển tiềm năng, thế mạnh du lịch đường sông của hai địa phương ( Bình Dương – Củ Chi ). Quy mô: tuyến du lịch đường sông tầm trung Sài Gòn – Bình Dương – Củ Chi. Tuyến du lịch này sẽ đi dọc sông Sài Gòn, lần lượt đi qua (143 km) các điểm du lịch ở Bình Dương: khu du lịch Dìn Ký, khu du lịch Một thoáng Việt Nam, nhà cổ Trần Văn Hổ, chùa Hậu Khánh, làng nghề sơn mài Tương Hiệp và khu du lịch Bình Mỹ.

* Tuyến du lịch đường sông Sài Gòn qui mô nhỏ, nhà đầu tư khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến sẽ tạo thành con sông nối liền sông Sài Gòn và khu du lịch để phát triển du lịch bằng du thuyền. Theo đó có thể kết hợp thành tour du lịch nối các điểm như khu du lịch xanh Dìn Ký, vườn cây ăn trái Lái Thiêu, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.


* Thể thao nước cao cấp tại khu vực hồ Dầu Tiếng, ở bán đảo Tha La.

* Thể thao nước cao cấp trên sông Đồng Nai, ở khu vực cù lao Rùa, huyện Tân Uyên.

* Du lịch mạo hiểm trên sông Bé: khai thác địa hình nhiều thác ghềnh trên sông Bé.

* Du lịch làng nghề truyền thống: có 9 nghề truyền thống và 32 làng nghề, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tuyến du lịch làng nghề. Đầu tư phát triển các sản phẩm thủ công độc đáo, mẫu mã đa dạng và phong phú, đào tạo nguồn thợ có tay nghề giỏi, đầu tư để thay thế dây chuyền sản xuất lạc hậu, chống nguy cơ mai một nghệ nhân, tìm hướng tiêu thụ cho các sản phẩm làng nghề. Khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề cũng chính là giúp cho sự phát triển của loại sản phẩm du lịch này.

* Phát triển sản phẩm tham quan di tích lịch sử và danh thắng theo cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tiềm năng của sản phẩm du lịch này khá lớn, trong thời gian tới sẽ làm tốt công tác gắn hoạt động của di tích lịch sử văn hóa với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và nâng cao công tác giới thiệu lịch sử di tích.

* Sản phẩm du lịch văn hóa dân gian nâng cao chất lượng, mang tính đặc thù của địa phương để tạo sức hút du khách như nâng cao chất lượng đờn ca tài tử về nội dung (ngón đờn kìm độc đáo), nâng cao công tác tổ chức các lễ hội lớn.

* Phát triển tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh: tuyến du lịch quốc lộ 13, đường ĐT 741, 742, đường Hồ Chí Minh.

* Sản phẩm du lịch công nghiệp: với mạng lưới các khu công ngiệp khá dày đặc của tỉnh là lợi thế để phát triển loại hình du lịch này. Du khách có thể tham quan cảnh quan công nghiệp, tìm hiểu các hoạt động của khu công nghiệp, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương.


BẢN ĐỒ CÁC TUYẾN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG


Nguồn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương 124 3 3 2 Giải pháp 1

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương)


124


3.3.2. Giải pháp đào tạo nhân lực du lịch‌

Để phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Dương thì việc phát triển nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu. Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần chú trọng tới: trình độ nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực và nguồn cung ứng nhân lực trong tương lai.

- Trình độ nguồn nhân lực: mỗi vị trí đòi hỏi một chuyên môn khác nhau nhưng yêu cầu chung nhất là người lao động phải có kiến thức tổng quát về đặc thù của riêng ngành kinh doanh du lịch, phải có tay nghề trong các hoạt động của du lịch. Hầu hết lực lượng lao động trong ngành du lịch Bình Dương có trình độ thấp, thiếu đội ngũ nhân viên viên lành nghề. Hạn chế này là do tỉnh Bình Dương trong thời gian trước chưa quan tâm nhiều đến du lịch và còn thiếu trường lớp chính quy đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.

Để trình độ nguồn nhân lực đảm bảo với yêu cầu phát triển trong tương lai cần: tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn trong các doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng sẵn có thông qua công tác đào tạo lại. Mở các lớp học bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện kiến thức, nâng cao kỹ năng trong công tác du lịch đối với các nhân viên. Phối hợp với các trường chuyên ngành như trường trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bình Dương, trường trung cấp nghề Bình Dương, trường cao đẳng kinh tế Bình Dương mở các lớp tập huấn cập nhật thêm kiến thức mới về công tác trong ngành du lịch. Đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phối hợp công tác đào tạo với các chính sách chế độ đãi ngộ giữ chân những nhân viên giỏi.

- Để giải quyết vấn đề về số lượng nguồn lao động và nguồn cung ứng nhân lực trong tương lai thì cần tiến hành một số giải pháp:

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương thông qua các cơ sở, các trường đào tạo theo đúng chuyên ngành du lịch để đảm bảo các cán bộ, công nhân viên phục vụ trong ngành du lịch có chuyên môn lành nghề, có

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 25/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí