Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 2

Kí hiệu viết tắt‌

Tên bảng

Trang

Bảng 2

Bảng quy ước số liệu

36

Bảng 2.1

Thực trạng xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập của SV

37

Bảng 2.2

Thực trạng định hướng động cơ học tập cho SV ngành GDTH

40

Bảng 2.3

Thực trạng sinh viên được hướng dẫn xây dựng kế hoạch học

tập

43

Bảng 2.4

Thực trạng sinh viên được hướng dẫn phương pháp học tập

ở bậc đại học

45

Bảng 2.5

Thực trạng hoạt động học trên lớp của sinh viên

48

Bảng 2.6

Thực trạng hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

50

Bảng 2.7

Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của

sinh viên ngành ngành GDTH

53

Bảng 2.8

Thực trạng xác định mục tiêu của kế hoạch học tập

57

Bảng 2.9

Thực trạng thực hiện kế hoạch chiến lược, chương trình hạnh

động

60

Bảng 2.10

Thực trạng SV thực hiện quản lý hoạt động chuẩn bị học tập

63

Bảng 2.11

Thực trạng SV thực hiện nội dung của quản lý hoạt động học

tập trên lớp

66

Bảng 2.12

Thực trạng quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

68

Bảng 2.13

Thực trạng SV thực hiện quản lý các điều kiện, phương tiện

hỗ trợ hoạt động học tập

72

Bảng 2.14

Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập

75

Bảng 2.15

Thực trạng SV thực hiện xác định công cụ đo lường kết quả

77

Bảng 2.16

Thực trạng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên hiện

nay

79

Bảng 2.17

Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBQL khoa GDTH

82

Bảng 2.18

Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học

84

Bảng 2.19

Thực trạng mức ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến quản lý

hoạt động học tập

86

Bảng 3.1

Biện pháp Nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm

vụ hoạt động học tập đối với SV

99

Bảng 3.2

Biện pháp Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản

lý hoạt động học tập

102

Bảng 3.3

Biện pháp Cải tiến phương pháp dạy học

104

Bảng 3.4

Biện pháp Sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh giá

năng lực của SV

107

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 2

Thứ tự‌

DANH MỤC SƠ ĐỒ‌



Tên sơ đồ

Trang

Cơ cấu tổ chức trường đại học Sư phạm TpHCM

30


PHẦN MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài‌

Từ quan niệm của việc học lấy người thầy là trung tâm vì thầy là người có kiến thức sâu rộng có thể truyền đạt hết kiến thức đến cho học trò, thầy dạy bao nhiêu học trò buộc phải tiếp thu bấy nhiêu và thầy nói luôn đúng trò không được phản biện. Ngày nay, với sự tiếp thu văn hóa hiện đại quan niệm này đã bị loại bỏ dần, hình thành một quan niệm mới về việc học là lấy học sinh làm trung tâm người thầy là người hướng dẫn học sinh tìm kiếm nguồn tri thức vô tận. Nhờ vậy, hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập được các nhà khoa học giáo dục chọn làm đối tượng nghiên cứu nhằm khảo sát đối tượng trên nhiều mặt theo thời gian từ đó có biện pháp đổi mới, xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với thời đại góp phần nâng cao chất lượng.

Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học ghi rõ: “Chương trình đào tạo ở một trình độ cụ thể của một ngành học bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó”. Chương trình ở bậc đại học có sự nâng cao hơn so với bậc học phổ thông vì đây là bậc học đào tạo con người có đủ khả năng thực hiện công việc được giao, do đó đòi hỏi tính chủ động, tinh thần có trách nhiệm với việc học của người học, ngoài thời gian lên lớp, sinh viên cần phải tự học thêm ở nhà. Với sự hỗ trợ của mạng Internet, việc thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nghiên cứu lý luận, tư duy, vận dụng vào thực tế là yêu cầu cần có ở sinh viên đại học. Người giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn khoa học, định hướng cho sinh viên tìm kiến thức liên quan, sinh viên chủ động tra cứu tài liệu giải quyết vấn đề.

Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có đủ năng lực chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm xây dựng chương trình học cho SV tương ứng với điều kiện thực hiện của Trường, cần xây dựng hệ thống quản lý hoạt động học tập của sinh viên và hướng dẫn sinh viên thực hiện hoạt động học tập của mình một cách chủ động, đồng thời cần có sự phối hợp của các tổ chức Đoàn, Hội nhà trường trong vấn đề tự quản lý hoạt động học tập của sinh viên.

Đối với ngành học Giáo dục học Tiểu học ở trường sư phạm, là ngành đặc thù về giáo dục bậc học tiểu học giai đoạn tiếp nối của bậc mầm non vì vậy có sự thay đổi cả về tâm lý trẻ đến nội dung chương trình học tập, vì vậy đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần trách nhiệm, có tâm với nghề giáo, rèn luyện đức tính tốt của một người thầy, bằng cách tự học tự bổ sung kiến thức kĩ năng liên quan đến chuyên môn. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục học Tiểu học, với mục tiêu đào tạo một sinh viên có đầy đủ năng lực và phẩm chất của người GV trong tương lai. Đội ngũ GV có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về giáo dục có đóng góp qua các bài báo, giáo trình, nghiên cứu khoa học, năng lực giảng dạy chuyên sâu. Bên cạnh đó, ở trường đại học là môi trường rộng về tài liệu chuyên sâu về sư phạm thư viện trường là nơi lưu trữ tài liệu đa dạng phục vụ nhu cầu nghiên cứu, có không gian cho sinh viên tự nghiên cứu; SV được rèn luyện kĩ năng


thông qua các hoạt động tổ chức học tập đa dạng hình thức như nghiên cứu khoa học, các bài tiểu luận môn học, khóa luận tốt nghiệp.

Với nhu cầu xã hội ngày càng cao, yêu cầu tăng lên cả về số lượng và chất lượng GV bậc Tiểu học do đó Khoa GDTH có thay đổi chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào nếu năm học 2016 chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến) là 200 SV thì đến năm 2019 tăng lên 230 SV, vì vậy chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo đào tạo GV đạt chuẩn về trình độ chuyên môn thông qua tổ chức hoạt động học tập hiệu quả cho SV được trang bị đủ kiến thức, hình thành nên phẩm chất người GV; Qua kết quả đào tạo tạo được uy tính với xã hội về lực lượng GV mới vào trường, tạo được niềm tin với gia đình về khả năng giáo dục SV.

Tuy nhiên, vấn đề quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH chưa được quan tâm nhiều, về hình thức văn bản được các giảng viên chú trọng xây dựng, đánh giá, thay đổi phương thức tiếp cận thông qua kế hoạch giảng dạy chương trình đào tạo, tiếp thu tư tưởng của nhà nước về giáo dục đại học và có chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhưng thực tế do sinh viên chưa được qua đào tạo hướng dẫn thường xuyên về kĩ năng quản lý hoạt động học tập, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập, yêu cầu cần có khi thực hiện quản lý hoạt động học tập của bản thân ở môi trường đại học, giảng viên chưa có sự hướng dẫn về quy trình quản lý hiệu quả, vì vậy mà thực hiện chưa đầy đủ dẫn đến kết quả học tập không như mong đợi.

Số lượng tiết học trên lớp là chủ yếu, với phương pháp thuyết trình thầy giảng trò lắng nghe những lý thuyết lý luận vẫn là chính, việc tiếp cận cơ sở giáo dục của sinh viên có nhưng rất ít hoặc tiếp cận chỉ mang tính chất đối phó chưa thật sự chú tâm, lý do là hầu hết sinh viên chưa quen với môi trường học tập chủ động, SV còn lúng túng chưa biết cách sắp xếp thời gian. Với khối lượng kiến thức nặng về lý luận, cơ sở giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh chưa chủ động hỗ trợ sinh viên trong quá trình tìm hiểu thực tế tại trường thường xuyên, làm hạn chế quá trình cọ sát với thực tế về các hoạt động quản lý giáo dục của sinh viên, do vậy mà hoạt động học tập của SV có phần ảnh hưởng. Chương trình đào tạo ngành giáo dục học tiểu học với đầy đủ các khía cạnh rèn luyện kĩ năng và kiến thức chuyên môn, nhưng để hướng dẫn sinh viên tiếp thu kiến thức vận dụng linh hoạt vào thực tiễn các vấn đề quản lý hoạt động học tập cần nhiều thời gian và đa dạng cách thức hỗ trợ.

Từ những lý do trên, với mong muốn khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh từ đó khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tôi chọn đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH tại trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu‌

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, khuyến nghị một số biện pháp pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên.


3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu‌

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH hệ chính quy

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

4. Giả thuyết nghiên cứu‌

Việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH ở trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay của đội ngũ cán bộ quản lý giảng viên khoa đã thực hiện tốt các nội dung quản lý hoạt động học tập mang lại hiệu quả tích cực, đào tạo SV GDTH có khả năng thực hiện công việc giảng dạy tại các cơ sở GDTH. Tuy nhiên, trong hoạt động học tập chưa được SV vận dụng thực hiện theo hướng dẫn của GV trên lớp do chưa phù hợp với khả năng thực hiện của SV và chưa có tổ chức học tập đúng. Nếu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, khuyến nghị một số giải pháp cần thiết và có khả thi với công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH ở tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên

5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

5.3. Khuyến nghị một số giải pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

6. Phạm vi nghiên cứu‌

Nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng khảo sát:

+ Giảng viên

+ Cán bộ quản lý

+ Sinh viên chính quy

Thời gian khảo sát: Năm học 2019-2020

Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

7. Phương pháp nghiên cứu‌

7.1. Phương pháp luận‌

7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc

Quan điểm hệ thống cấu trúc xác định mọi hoạt động diễn ra đều theo một qui luật nhất định, trong hệ thống tồn tại các yếu tố riêng lẻ khi hợp thành sẽ tạo thành một hệ


thống hoàn chỉnh, các yếu tố này tác động lẫn nhau, bù trừ cho nhau, có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.

Vận dụng cách tiếp cận này vào đề tài, quản lý hoạt động học tập của sinh viên bao gồm nhiều yếu tố như hoạt động quản lý theo chức năng của cán bộ quản lý giáo dục, hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, hoạt động học trên lớp của sinh viên. Bên cạnh đó, cần xem xét môi trường hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên như nơi tự học, bầu không khí học trên lớp, sự hỗ trợ của các cơ sở giáo dục. Từ đó, xem xét rõ mối quan hệ giữa các yếu tố hình thành công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên.

7.1.2. Quan điểm lịch sử – logic

Quan điểm này yêu cầu người nghiên cứu phải thực hiện nghiên cứu theo trình tự thời gian theo chiều dài của lịch sử. Tức là nghiên cứu lịch sử của vấn đề theo thời gian, sự tiến triển trong quá trình vận động nhằm phát hiện quy luật cốt lỗi.

Với cách tiếp cận này, khi nghiên cứu cần đặt đối tượng trong chiều dài lịch sử hình thành và phát triển hoạt động học tập theo thời gian. Hoạt động học tập của sinh viên được bắt đầu từ khi sinh ra, học ở gia đình khi nhỏ, đủ tuổi sẽ đến trường, học từ thầy cô bạn bè, học qua sách vỡ theo từng cấp bậc. Khi đủ tuổi trưởng thành, mối quan hệ rộng hơn, tiến bộ của khoa học công nghệ, tiếp cận kiến thức thông qua Internet, tự lập nhóm học tập nghiên cứu sâu. Không dừng lại ở đó việc học sẽ tiếp tục ở nơi làm việc, và việc học là suốt đời tùy theo mục đích của người học mà có cách học tập hiệu quả. Dựa trên kết quả nghiên cứu hiện trạng về hoạt động học tập của sinh viên dự đoán được xu thế học tập trong tương lai, kết hợp với quản lý hoạt động học tập nâng cao hiệu quả hoạt động dạy-học ở trường.

7.1.3.Quan điểm tiếp cận thực tiễn

Quan điểm thực tiễn đòi hỏi phải dựa vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng của vấn đề để tìm kiếm các giải pháp giải quyết. Rõ hơn là thực tiễn về quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH, kịp thời phát hiện những khó khăn trong quá trình học tập của sinh viên khi học đại học, có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên vận dụng linh hoạt lý thuyết quản lý học ở trường vào cơ sở giáo dục.

7.2. Phương pháp nghiên cứu‌

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Mục đích: Tổng hợp các tài liệu khoa học, văn bản quy định về quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH từ đó đánh giá gắn với thực tiễn

Nội dung: Nghiên cứu, phân tích nội dung các tài liệu liên quan (Điều lệ, thông tư) đến hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế

7.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin từ cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH tại trường.


Nội dung: Khảo sát về nội dung - cách thức thực hiện, mức độ hiệu quả của việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH tại trường

Cách thức thực hiện: Sử dụng 2 mẫu phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên trả lời phiếu khảo sát dạng câu hỏi đóng

7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin làm rõ các vấn đề ở phiếu khảo sát, đồng thời xin ý kiến trực tiếp các cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về tính hiệu quả các nội dung đã thực hiện về hoạt động quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH tại trường.

Nội dung: Đánh giá tính hiệu quả của việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH tại trường

Cách thức thực hiện: Hỏi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên

7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Mục đích: Sử dụng phương pháp nhằm thu thập số liệu kết quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành GDTH, đánh giá kết quả thực hiện tại trường

Nội dung: Nghiên cứu, tổng hợp số liệu liên quan đến đề tài

Cách thức thực hiện: Nghiên cứu, phân tích các sản phẩm của cán bộ quản lý, về nội dung cách thức thực hiện trong việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên tại trường như: kế hoạch năm học, bảng tổng kết; Các sản phẩm của giáo viên như báo cáo, kế hoạch hoạt động, dụng cụ học tập, phương tiện dạy học.

8. Cấu trúc của khóa luận‌

Phần mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Chương 2: Thực trạng về quản lí hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Khuyến nghị giải pháp quản lí hoạt động học tập của sinh viên chuyên ngành GDTH tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Kết luận Khuyến nghị

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí