chóng đáp ứng những thay đổi phạm vi thị trường bằng tầm nhìn bao quát trên toàn thế giới, sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả để quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa.
* Quản lý logistics phải giảm thiểu những gánh nặng đối với môi trường
Trong quá trình quản lý các hoạt động kinh doanh logistics, doanh nghiệp cần sáng tạo ra các cơ chế, giải pháp nhằm tạo ra một xã hội tái chế hài hòa thân thiện với môi trường. Đó là các biện pháp: nhằm giảm lượng CO2 ra môi trường, tiết kiệm năng lượng và những nguồn khác thông qua việc lựa chọn nguyên vật liệu và phương pháp xử lý chất thải; sử dụng 3Rs (Reduce, Reuse, Recycle) tức là giảm thiểu, tái sử dụng, và tái chế trong quá trình kinh doanh. Logistics thân thiện với môi trường được thiết lập bởi sự hợp tác giữa chủ hàng và công ty kinh doanh dịch vụ logistics trong việc xem xét các dòng di chuyển của hàng hóa sao cho phù hợp. Đây là đề án "green logistics-logistics xanh" đang được thực thi tại Nhật.
* Phát triển logistics phải đưa ra các giải pháp cho những thay đổi về nguồn nhân lực và môi trường làm việc.
Phát triển logistics trong một đất nước có mức tỷ lệ sinh thấp và dân số già như Nhật Bản, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết đối với các nhà kinh doanh logistics. Các công ty cũng cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng quản lý, có nghiệp vụ kinh doanh trong môi trường logistics toàn cầu hóa hiện nay.
* Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế
Quản lý logistics phải đảm bảo hoạt động kinh doanh minh bạch với các thông số rõ ràng để phục vụ tốt hơn cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Cải thiện các biện pháp an toàn trong kinh doanh, khuyến khích việc tiêu chuẩn hóa các loại dịch vụ, tuân thủ các quy chế chính sách đang là yêu cầu quan trọng trong việc hiện đại hóa các doanh nghiệp. Tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình cung ứng dịch vụ tạo ra sự thuận lợi trong kinh doanh, tạo điều kiện để khách hàng có thể theo dõi lộ trình vận chuyển của hàng hóa. Logistics toàn cầu cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng sự an toàn sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI NHẬT BẢN 1.Các loại hình dịch vụ logistics tại Nhật
1.1.Khái quát thực trạng dịch vụ logistics tại Nhật Bản
Năm 1955 Nhật Bản là thành viên chính thức của Hiệp hội chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Với việc lấy chính sách phát triển ngoại thương là tiền đề cho sự phát triển, nền kinh tế Nhật đã nhanh chóng phục hồi trong các năm 1945-1954, tăng trưởng cao từ năm 1955-1973, từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại song Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành công nghiệp logistics- ngành phụ trợ rất nhiều cho các hoạt động ngoại thương của Nhật cũng phát triển tương xứng và đạt trình độ cao trên thế giới.
Nhật Bản luôn là nước có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hàng đầu trên thế giới.
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật qua các năm
(Đơn vị: Tỷ yên)
Xuất khẩu | Nhập khẩu | Tổng | |
2003 | 54.548.350 | 44.362.023 | 98.910.373 |
2004 | 61.169.979 | 49.216.636 | 110.386.615 |
2005 | 65.656.544 | 56.949.392 | 122.605.936 |
2006 | 75.246.173 | 67.344.293 | 142.590.466 |
2007 | 83.931.438 | 73.135.920 | 157.067.358 |
2008 | 81.018.088 | 78.954.750 | 159.972.838 |
2009 | 54.182.356 | 51.377.616 | 105.559.972 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chức Năng Và Mục Tiêu Hoạt Động Của Hệ Thống Logistics
- Tác Dụng Của Dịch Vụ Logistics Đối Với Doanh Nghiệp
- Khái Niệm Và Quá Trình Hình Thành Ngành Logistics Nhật Bản
- Bản Đồ Phân Bố Các Cảng Biển, Sân Bay Chính Và Hệ Thống Đường Cao Tốc, Đường Sắt Tại Nhật Bản
- Vị Trí Xếp Hạng Các Cảng Container Nhật Bản Trên Thế Giới
- Những Thành Tựu Ngành Logistics Nhật Bản Đã Đạt Được
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục thống kê Nhật Bản- Japan Statistics, 2010
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng qua các năm 2003- 2008, riêng năm 2009 nền kinh tế Nhật chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã sụt giảm tới 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập so với năm 2008. Hoạt động ngoại thương phát triển thì khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng gia tăng tương xứng.
Theo bảng thống kê các chỉ số phát triển khối lượng hàng hóa phân theo ngành vận tải của Nhật từ năm 1980-2008, thì tổng khối lượng hàng hóa nhìn chung
tăng đều qua các năm. Trước năm 2000 tổng khối lượng hàng hóa <100%, sau năm 2000 tổng khối lượng hàng hóa tăng >100%.
Bảng 3: Chỉ số phát triển khối lượng hàng hóa phân theo ngành vận tải của Nhật Bản
(Đơn vị: %, Năm 2000=100%)
Tổng khối lượng | Vận chuyển trong nước | Vận tải quốc tế | |||||||
Tổng số | Đường sắt | Đường bộ | Đường biển | Hàng không | Tổng | Đường biển | Hàng không | ||
1980 | 63,4 | 43,5 | 182,2 | 40,4 | 91,5 | 24,3 | 61,9 | 74,0 | 20,5 |
1985 | 70,9 | 55,0 | 105,3 | 53,4 | 85,1 | 42,4 | 64,7 | 73,5 | 34,9 |
1990 | 88,6 | 77,1 | 122,9 | 75,7 | 100,4 | 75,4 | 74,7 | 80,0 | 58,2 |
1991 | 91,7 | 80,7 | 125,7 | 79,4 | 103,4 | 78,2 | 79,8 | 86,2 | 60,1 |
1992 | 93,0 | 82,0 | 123,3 | 80,8 | 102,9 | 76,5 | 80,4 | 86,9 | 60,5 |
1993 | 91,9 | 81,6 | 117,3 | 80,5 | 100,5 | 77,1 | 82,9 | 90,3 | 63,9 |
1994 | 92,7 | 83,3 | 118,9 | 82,4 | 98,7 | 79,8 | 84,9 | 90,7 | 70,1 |
1995 | 94,4 | 87,7 | 108,9 | 87,1 | 100,8 | 86,5 | 88,9 | 94,1 | 75,6 |
1996 | 96,8 | 91,0 | 114,0 | 90,4 | 101,2 | 89,6 | 89,5 | 93,9 | 78,2 |
1997 | 98,1 | 94,0 | 113,0 | 93,6 | 101,2 | 92,3 | 95,5 | 99,1 | 86,2 |
1998 | 96,4 | 92,6 | 104,4 | 92,4 | 95,9 | 91,4 | 93,9 | 97,0 | 86,0 |
1999 | 97,3 | 95,0 | 102,3 | 94,9 | 96,1 | 95,7 | 98,4 | 100,0 | 94,2 |
2000 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
2001 | 101,0 | 102,4 | 101,4 | 102,3 | 103,7 | 95,6 | 93,1 | 95,5 | 86,7 |
2002 | 100,8 | 101,8 | 99,6 | 101,9 | 101,0 | 93,9 | 94,9 | 94,8 | 95,2 |
2003 | 102,9 | 105,9 | 100,9 | 106,3 | 95,8 | 95,3 | 102,3 | 104,4 | 96,8 |
2004 | 105,1 | 109,6 | 101,0 | 110,4 | 90,2 | 100,4 | 104,5 | 105,0 | 103,4 |
2005 | 107,3 | 112,8 | 101,4 | 113,7 | 91,6 | 101,9 | 105,1 | 105,2 | 104,7 |
2006 | 109,2 | 116,1 | 102,6 | 117,3 | 88,4 | 106,8 | 108,9 | 108,6 | 109,5 |
2007 | 111,5 | 119,8 | 102,9 | 121,3 | 86,0 | 108,3 | 113,8 | 112,7 | 116,5 |
2008 | 109,8 | 118,1 | 102,6 | 119,5 | 83,8 | 98,3 | 104,1 | 104,3 | 103,6 |
Nguồn: Tổng cục thống kê Nhật Bản- Japan Statistics, 2010
Khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước tăng mạnh qua các năm, nhưng đổi lại khối lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế có xu hướng giảm mạnh. Vận chuyển hàng hóa trong nước bằng ôtô và hàng không tăng mạnh, trong khi đó vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt và đường thủy nội địa lại đang có xu hướng giảm xuống. Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải là chủ yếu đối với vận chuyển hàng hóa trong nội địa của Nhật (chiếm tới 90% khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước do xe tải có thể len loi vào tất cả các vùng địa hình của Nhật). Vận tải hàng hóa
quốc tế bằng đường biển và đường hàng không có xu hướng tăng, trong đó đường hàng không có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, vận chuyển hành khách quốc tế có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây. Đối với vận chuyển hàng hóa quốc tế thì vận chuyển bằng đường biển chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với vận tải hàng không (chiếm tới 70% lượng hàng hóa vận chuyển).(tham khảo phụ lục 1).
Theo công bố của MLIT (2009) thì khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ và đường biển chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Nhật Bản: Vận tải đường bộ chiếm 57,1 % và vận tải đường biển chiếm 34,7 % trong tổng khối lượng hàng hóa được vận chuyển hàng năm.
Với chính sách phát triển ngành ngoại thương đúng đắn, tích cực áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, là những tiền đề thuận lợi cho ngành logistics Nhật Bản phát triển và có nhiều khởi sắc. Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm logistics, quá trình phát triển logistics Nhật Bản gắn liền với quá trình phát triển của logistics trên thế giới. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ những thập niên 50-60, Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại vào loại hạng nhất trên thế giới. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Nhật Bản không chỉ đáp ứng được nhu cầu vận chuyển phân phối hàng hóa trong nước mà còn đang mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, đó là các công ty nổi tiếng như: Nippon Express, NYK, MOL....Thị trường kinh doanh dịch vụ logistics Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua với hơn 60.000 doanh nghiệp tham gia chuyên môn hóa từng khâu của quá trình cung ứng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Một số ít công ty có tiềm lực tài chính phát triển mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, với trang thiết bị phương tiện vận chuyển hiện đại cùng với hệ thống kho bãi và mạng lưới các chi nhánh, đại lý trên toàn thế giới, có khả năng cung ứng chuỗi logistics trên toàn thế giới.
Đặc điểm chung của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Nhật đã được chuyên môn hóa, ứng dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại cơ giới hóa, cung cấp những dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín cho khách hàng.
Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX khi mà Bộ Thương mại Nhật Bản- MITI chính thức thực hiện chính sách mở cửa thị trường vận tải, đã có một số doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường thành công: Schenker, UPS, FexEx DHL ... Các nhà cung cấp này đang đánh bại các công ty Nhật trên một số lĩnh vực như là hệ thống kho bãi, phân phối và vận tải đa phương thức.
1.2.Các loại hình dịch vụ logistics tại Nhật
Logistics tại Nhật đã đạt trình độ phát triển cao và hoàn thiện. Các công ty logistics của Nhật với phương châm "khách hàng là thượng đế" đã đa dạng hóa, chuyên nghiệp hóa các loại hình dịch vụ cung cấp, nhằm làm thỏa mãn tất cả các nhu cầu dù là nhỏ nhất của khách hàng. Dưới đây là một số dịch vụ logistics chính mà người viết tham khảo trên một số trang web của các công ty logistics nổi tiếng trên thị trường Nhật: Nippon Express, Sagawa Express, Fujibutsuryu, Kawasaki Kisen...
* Mua sắm nguyên vật liệu: cung cấp đầy đủ dịch vụ đầu vào cho hoạt động sản xuất sản phẩm:
-Cung cấp các tài liệu đấu thầu cho các nhà máy sản xuất,
-Cung cấp bộ phận phụ tùng cho dây chuyền sản xuất,
-Cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất....
* Dịch vụ khách hàng
-Hỗ trợ các nhà sản xuất gia tăng doanh số bán hàng để phân phối hàng hóa bằng cách áp dụng logistics bên thứ ba (3PL) liên kết với một loạt các phương thức vận tải bao gồm hệ thống giao hàng bưu kiện, hệ thống quản lý kho, bao khâu toàn bộ khâu phân phối cho nhà sản xuất.
-Tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bằng hợp đồng cung cấp các bộ phận dịch vụ, sửa chữa thiết bị ban đầu, và cung cấp một loạt các chiến dịch bán hàng và cả sau bán bao gồm cả khâu thu hồi sản phẩm.
-Hỗ trợ toàn bộ quá trình di chuyển, xin thị thực, giới thiệu chỗ ở, và đào tạo ngôn ngữ cho nhân viên đi công tác ở nước ngoài của các công ty khách hàng. Cung cấp cho người lao động ở nước ngoài tất cả các thông tin về các chương trình phúc lợi, điều kiện sống tại nước ngoài.
-Xử lý các văn bản hóa đơn chứng từ cho các doanh nghiệp một cách kịp thời, hiệu quả, và an toàn.
* Quản lý hoạt động dự trữ: Cung cấp các dịch vụ quản lý hàng hóa cho các doanh nghiệp từ khi nhận sản phẩm từ công ty khách hàng đến chọn vị trí kho hàng; thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng để bảo quản hàng hóa đặc biệt; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng... tái đóng gói.
* Dịch vụ vận tải
- Dịch vụ gửi quà, hàng mẫu từ Nhật bản tới 200 quốc gia trên thế giới.
- Dịch vụ chuyển nhà trọn gói.
- Dịch vụ chuyển phát nhanh giao hàng tận nhà: dịch vụ này sẽ cung cấp hàng hóa trong ngày hôm sau tới bất kỳ nơi nào trên nước Nhật. Khách hàng có thể lựa chọn cả khung thời gian mà hàng hóa vận chuyển đến nơi đến.
- Dịch vụ vận chuyển những hàng hóa đặc biệt: hàng đông lạnh được giữ ở nhiệt độ -180C và - 30C, chuyển phát dụng cụ chơi golf và hành lý đi du lịch, chuyển phát hành lý nặng, quá khổ tới sân bay cho khách hàng, vận chuyển các sản phẩm y tế (thuốc, nội tạng lắp ghép...), vận chuyến các tác phẩm nghệ thuật, vận chuyến đồ uống ...
* Hoạt động kho bãi, đóng gói
-Cung cấp các vật liệu và kỹ thuật đóng gói dành cho các sản phẩm đặc biệt cụ thể danh cho các nhà sản xuất và phân phối.
-Cho thuê kho bãi...
Các loại dịch vụ này được phân chia theo nội dung của hoạt động logistics. Các công ty logistics nhỏ trên thị trường Nhật Bản có thể là cung cấp một vài dịch vụ, nhưng các doanh nghiệp logistics lớn có thể bao trọn gói tất cả các dịch vụ, tạo thành một chuỗi cung cấp cho khách hàng.
Phương thức giao dịch: Tất cả các dịch vụ cũng như quy trình đóng gói, giá thành, lộ trình vận chuyển hàng hóa đều được cung cấp một cách đầy đủ, minh bạch trên trang web của công ty logistics. Các giao dịch cũng như yêu cầu của khách hàng, đều được thực hiện thông qua Internet: Khách hàng chỉ cần viết email hay gọi điện thoại yêu cầu cung cấp dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa sẽ được thực hiện thông qua Internet, thanh toán được chuyển khoản...
Về lộ trình vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới sẽ được thực hiện theo các bước sau. Đây là lộ trình mà hấu hết các công ty logistics toàn cầu đang cung ứng.
Hình 2: Lộ trình vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới của công ty Sagawa Express- Nhật Bản
(Nguồn: http://www.sagawa-sgl.com/english/air/kokusai/sgx_out.html)
Lộ trình: Hàng hóa sẽ được nhân viên công ty đến tận nhà thu lượm, chuyển đến các trung tâm đại lý, kho bãi của công ty, tại đây hàng hóa được tái đóng gói, bảo quản, làm thủ tục thông quan, sử dụng phương tiện vận tải tối ưu nhất (máy bay, tàu biển...) theo yêu cầu của khách hàng để vận chuyển đến đích. Tại đó, hàng hóa được vận chuyển vào kho, đại lý của công ty, và được phân phối đến các địa điểm theo yêu cầu của khách hàng.
Dòng luân chuyển của hàng hóa trong các công ty logistics: Nhìn vào vòng luân chuyển chúng ta có thể thấy hàng hóa sẽ được bao trọn tất cả các khâu dịch vụ, công đoạn được liên kết chặt chẽ hài hòa với nhau, được theo dõi thông qua hệ thống máy tính, quản trị tất cả luồng hàng hóa, để quá trình diễn ra một cách hài hòa và không bị gián đoạn.
Hình 3: Dòng luân chuyển hàng hóa trong công ty logistics Nhật Bản
(Nguồn: http://www.fujibuturyu.co.jp/recruiting/industry/)
Tóm lại, các công ty logistics Nhật Bản đã và đang cung cấp đa dạng hóa tất cả dịch vụ nhắm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ những dịch vụ trong đời sống thường ngày của người dân như vận chuyển hành lý cho người đi du lịch, chuyển phát nhanh giao hàng tận nhà vào đúng thời gian địa điểm yêu cầu ... đến bao trọn các dịch vụ vận chuyển, tư vấn, cung ứng, tham gia cùng vào quá trình sản xuất của các công ty khách hàng.
2. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động logistics Nhật Bản
Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản bắt đầu vào quá trình xây dựng nền kinh tế. Hệ thống luật của Nhật Bản được ban hành trong những thập niên 50- 60 của thế kỷ XX. Nền chính trị của Nhật đi theo định hướng tư bản chủ nghĩa, chính phủ Nhật đã tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như hệ thống luật tiên tiến của thế giới, để hoàn thiện hệ thống luật nước mình, nhằm tạo cơ sở pháp lý tốt nhất cho các nhà tư bản trong nước có điều kiện phát triển. Hệ thống luật của Nhật