Những Thành Tựu Ngành Logistics Nhật Bản Đã Đạt Được

Số người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm, số lượng người già ngày càng tăng gây ra tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, vấn đề tiền trợ cấp cho người già, người về hưu đang là gánh nặng cho các doanh nghiệp logistics Nhật.

-Thị trường kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng có nhiều khó khăn, do số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ngày càng nhiều mà nhu cầu của thị trường trong nước ngày càng co hẹp. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản không trụ vững được, các doanh nghiệp lớn hơn đang cố gắng mở rộng thị trường trên phạm vi toàn thế giới.

Quy định ngày càng khắt khe của chính phủ Nhật đối với việc phát triển logistics: logistics phải đảm bảo an ninh xã hội, giữ gìn môi trường (logistics xanh). 2.Những thành tựu ngành logistics Nhật Bản đã đạt được

Trải qua quá trình phát triển và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, chất lượng hàng hóa dịch vụ của Nhật Bản đã được khẳng định. Ngành sản xuất của Nhật nổi tiếng với việc cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, tiện dụng, với chi phí hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Các công ty logistics Nhật Bản từng bước khẳng định vị thế trên trường thế giới, cung cấp những dịch vụ có uy tín đảm bảo cho khách hàng.

Ngành logistics của Nhật Bản đã đạt được những thành công đáng kể sau:

● Nếu xét theo tiêu chí bao gồm thủ tục hải quan, chi phí logistics, chất lượng hạ tầng cơ sở, vận chuyển hàng hóa quốc tế, Nhật Bản luôn xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển dịch vụ logistics (Logistics Performance Index LPI) trên thế giới. Năm 2009 Nhật Bản xếp vị trí sau các nước như: Đức, Singapore, Thụy Điển, Phần Lan, Lucxembua, Thụy Sỹ và đứng trên Mỹ, Hồng Kông, Trung Quốc, Pháp, Anh, Hàn Quốc....

Bảng 5: Bảng xếp hạng chỉ số LPI của Nhật Bản qua các năm


Năm

2006

2007

2008

2009

Xếp hạng

6

6

6

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Nguồn: Tập hợp từ trang web http://info.worldbank.org/

● Chi phí logistics so với GDP của Nhật Bản ngày càng thấp, thấp hơn chi phí logistics so với GDP của Mỹ. Đây là thành tựu rất lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Theo thống kê của Viện hệ thống logistics Nhật Bản công bố vào tháng 3/2009 chi phí logistics so với GDP của Nhật ngày càng giảm: từ 10,5% GDP vào năm 1991 và đến năm 2005 con số chỉ là 8,4%, năm 2006 là 8,7%. Trong đó chi phí quản lý logistics hầu như không thay đổi bằng 0,4% GDP. Chi phí bảo quản và vận chuyển hàng hóa ngày càng có xu hướng giảm xuống. GDP của Nhật hầu như không thay đổi. Điều này chứng tỏ rằng chi phí logistics ngày càng giảm.


Qua hai biểu đồ có thể thấy chi phí logistics của Nhật Bản qua các năm đều thấp hơn chi phí logistics của Mỹ.

Hình 9: Chi phí logistics so với GDP qua các năm của Nhật Bản

(Đơn vị: %)

♦ Tổng chi phí logistics so với GDP ▲ Chi phí bảo quản so với GDP

■ Chi phí vận chuyển so với GDP ● Chi phí quản lý logistics so với GDP


Hình 10 Chi phí logistics so với GDP của Mỹ qua các năm Đơn vị Nguồn JILS 2009 ● 1

Hình 10: Chi phí logistics so với GDP của Mỹ qua các năm

(Đơn vị: %)


Nguồn JILS 2009 ● Mặc dù những năm gần đây Nhật Bản đang tụt dần thứ 2


Nguồn: JILS, 2009

● Mặc dù những năm gần đây Nhật Bản đang tụt dần thứ hạng trên về khối lượng container được xử lý trên thế giới, nhưng Nhật Bản là nước đứng thứ 4 trên thế giới về khối lượng container được xử lý chiếm 4,3% trên toàn thế giới (năm 2003).


Bảng 6: Biểu đồ xếp hạng các nước vận tải container lớn nhất thế giới


Xếp

hạng


Quốc gia

Khối lượng

container bốc dỡ

Chiếm

thị phần

1

Trung Quốc

61.622

20,3%

2

Mỹ

32.642

10,8%

3

Singapore

18.441

6,1%

4

Nhật

14.567

4,3%

5

Hàn Quốc

12.993

4,3%

6

Đài Loan

12.087

4%

7

Đức

10.505

3,5%

8

Malaysia

10.072

3,3%

9

Italy

8.473

2,8%

10

Tây Ban Nha

7.365

2,4%

...

Thế giới

303.109

100%

Nguồn: MLIT, 2003

● Theo MLIT (2007), có 3 công ty của Nhật lọt vào top 20 công ty có tàu container lớn nhất thế giới đó là (MLIT, 2007): NYK / Tokyo Senpaku Kaisha, Ltd

(106 tàu 309 988 TEU) , MOL (90 tàu, 280 055 TEU), Kawasaki Kisen Kaisha,

Ltd (80 tàu- 260 560 TEU).

● Có 4 cảng container của Nhật Bản lọt vào top 50 cảng container lớn nhất thế giới (thống kê ở phần trên).

● Nhật Bản là một trong những quốc gia có công nghệ đóng tàu hàng đầu thế giới, số lượng tàu đóng ra trung bình hàng năm chiếm khoảng 1/3 lượng tàu được đóng trên toàn thế giới.

● Các công ty của Nhật Bản đã áp dụng logistics thành công, và trở thành những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như quy trình sản xuất, cung ứng hàng hóa kịp thời của hãng Toyota.


3.Nguyên nhân cho sự phát triển logisics của Nhật bản

3.1.Sự quan tâm, định hướng phát triển của Chính phủ Nhật.

* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có quy hoạch

Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách phát triển đúng đắn cho nền kinh tế. Ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, cùng với chính sách khuyến khích ngoại thương, cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, chính phủ Nhật đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khuyến khích ngành công nghiệp đóng tàu phát triển. Bộ Thương mại Nhật Bản đã nhận ra rằng để phát triển ngành công nghiệp nặng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế, thì phải cắt giảm tối đa những chi phí dư thừa mà tiêu biểu là chi phí vận chuyển. Việc cắt giảm này được thực hiện thông qua việc hiện đại hóa các cảng bốc dỡ, phát triển vận chuyển bằng tàu với khối lượng lớn. Trong những năm đó, chính phủ Nhật đã tiến hành một kế hoạch đồ sộ nhằm "nạo vét các cảng, xây dựng các cảng mới, xây dựng các nhà máy tại các trung tâm bốc dỡ".

Để có được hệ thống cảng, sân bay cũng như các trung tâm kho vận hiện đại, được bố trí một cách phù hợp cho sự phát triển, thì công việc quy hoạch, lập kế hoạch của các bộ ngành kết hợp với chính quyền địa phương một thành tựu rất đáng nể của chính phủ cũng như chính quyền địa phương Nhật Bản. Khi có một kế hoạch mới đưa ra, các bộ ngành, và các địa phương sẽ bàn bạc, thảo luận nhằm đưa ra

những biện pháp tối ưu, quan tâm tới sự phát triển tổng thể của toàn bộ nền kinh tế và chỉ khi có sự đồng ý chấp thuận của tất cả mọi người thì quá trình xây dựng sẽ được diễn ra.

Muốn có cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, phù hợp, cần có một sự quy hoạch dài hạn tổng thể, cung như là sự đầu tư vốn rất lớn của nhà nước. Đối với những công trình trọng điểm của quốc gia, chính phủ Nhật chỉ đạo cho các nhà đầu tư xây dựng được thầu với giá rẻ, yêu cầu các ngân hàng cung cấp vốn vay với lãi xuất thấp, thậm chí là không lấy lãi, thêm vào đó là nguồn vốn của các địa phương để góp phần vào việc xây dựng. Ví dụ: để xây dựng trung tâm logistics Hoping Island- lớn nhất và toàn diện nhất hiện nay - đã dùng đến 57,2 tỷ Yên Nhật cho việc xây dựng. Trong đó, 70% số vốn là từ nguồn tài chính của trung ương, 20% là của địa phương Tokyo, và 10% là của doanh nghiệp.

* Mở cửa thị trường logistics một cách hợp lý

Một trong những thành công của ngành logistics của Nhật Bản chính là do chính sách điều tiết của Chính phủ. Mặc dù sau khi gia nhập GATT vào năm 1954 nhưng 30 năm sau chính phủ Nhật Bản mới có những động thái chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nước ngoài tham gia vào thị trường. Bằng việc đánh giá năng lực của từng ngành sản xuất trong nước MITI đã xây dựng đề án mở cửa nền kinh tế từng phần, xác định rõ ngành kinh tế nào mà các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển chiếm lĩnh thị trường, tạo điều kiện cho ngành kinh tế ấy phát triển, chỉ đến khi ngành sản xuất trong nước có khả năng chiếm lĩnh thị trường và không bị đối thủ nước ngoài đè bẹp thì chính phủ mới mở cửa ngành đó. Chính phủ Nhật có chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp lớn trước nguy cơ phá sản..., khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các cartel để có thể phát triển vững mạnh, cạnh tranh với công ty nước ngoài. (Bùi Xuân Lưu, Trần Quang Minh, 2001, Chính sách Ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục, 110 trang).

* Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, chỉ đạo định hướng phát triển trong từng giai đoạn cụ thể.

Chính phủ Nhật đã hoàn chỉnh hệ thống luật từ rất sớm, đồng thời nhanh chóng sửa đổi ban hành luật cho phù hợp quy tắc của thế giới. Để đáp ứng với tình hình kinh tế thay đổi, dân số ngày càng già, chính phủ Nhật Bản đã ban hành, cải cách một loạt hệ thống luật để phù hợp với tình hình đất nước và trên thế giới. Luật Hải quan được sửa đổi năm 2007 cho phù hợp với những quy định AEO của Châu Âu, quy định giảm tuổi thọ của các phương tiện giao thông vận tải, ...

Chính phủ cũng lên kế hoạch chỉ đạo cụ thể định hướng phát triển ngành logistics trong từng giai đoạn cụ thể. Như đưa ra các yêu cầu phát triển ngành logistics trong giai đoạn 2005-2010.(như đã phân tích ở phần I.4)

Đối với từng chính sách của ngành logistics, chính phủ Nhật thường đưa ra mục tiêu phát triển, lên kế hoạch bằng sự tham gia của các cấp ngành liên quan, chỉ đạo nội dung thực hiện, trong quá trình thực hiện sẽ theo dõi sát sao, đánh giá hiệu quả. Những nội dung nào chưa làm được sẽ phải làm lại đến khi đạt được mục tiêu thì thôi. (Phụ lục 3: Tổng quan về đề cương chính sách phân phối toàn diện).

3.2.Về phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Nhật Bản

Các doanh nghiệp kinh doanh của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới về cách thức làm ăn chuyên nghiệp và giữ vững uy tín. Đây là đặc điểm cốt lõi dân đến thành công của nền kinh tế Nhật. Các doanh nghiệp logistics Nhật Bản có những điều kiện thuận lợi để phát triển:

● Có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, trung thành với công ty, trình độ cao, có khả năng ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất.

● Đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ trong cùng nghiệp đoàn, liên kết hợp tác cùng nhau phát triển.

● Có nguồn lực tài chính lớn để đầu tư công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại vào hoạt động cung ứng.

● Tuân thủ theo sự chỉ đạo chặt chẽ của chính phủ, các hiệp hội liên quan. Tăng cường nghiên cứu, sáng tạo cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, giá thành nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu dù là nhỏ nhất của khách hàng.

3.3.Sự hướng dẫn chỉ đạo của các hiệp hội, các cơ quan liên quan.

Các công ty logistics Nhật Bản được sự chỉ đạo cụ thể của các hiệp hội ngành nghề liên quan, trong việc: Tổ chức các khóa học đào tạo về logistics, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phát triển logistics, cung cấp thông tin kịp thời, cụ thể cho các doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp nghiên cứu cụ thể chi tiết nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tìm ra những giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh nhưng vẫn bảo vệ môi trường...Đó là các tổ chức như: Viện hệ thống logistics Nhật Bản- Japan Institute of Logistics System- JILS, Hiệp hội Vận tải Nhật Bản (JTA), Hiệp hội logistics xanh (green logistics)...

Các hiệp hội đã đưa ra các hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh. Ví dụ như: để cải thiện lộ trình vận chuyển hàng hóa JILS đã đưa ra các chỉ dẫn cụ thể: Để tiết kiệm số lượng xe vận chuyển thì có thể thay đổi lộ trình thu lượm hàng hóa bằng một xe có tải trọng lớn (như tranh 1, 2 dưới đây), tiết kiệm khoảng trống trong các kệ hàng bằng cách thay đổi khung kệ (tranh 3)cải thiện xe đẩy hàng trong kho để tiết kiệm khoảng trống và giảm số lượng xe đẩy (tranh 4) hay đơn giản như thay đổi lộ trình qua các kệ hàng trong kho để giảm số lần di chuyển (tranh 5).

Tranh 1: Nguồn: JILS, 2007


Tranh 2 Nguồn JILS 2007 Tranh 3 Nguồn JILS 2007 Tranh 4 Nguồn JILS 2007 3


Tranh 2: Nguồn: JILS, 2007


Tranh 3 Nguồn JILS 2007 Tranh 4 Nguồn JILS 2007 4


Tranh 3: Nguồn: JILS, 2007


Tranh 4 Nguồn JILS 2007 5

Tranh 4: Nguồn: JILS, 2007

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí