Những Nhân Tố Tác Động Đến Chiến Lược Hoạt Động Của Tncs Nhật Bản


TNCs Nhật Bản, giúp cho TNCs Nhật Bản tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt của TNCs Mỹ và Tây Âu. Không những thế, nó còn cho phép mở rộng sự hợp tác và liên minh giữa TNCs Mỹ với TNCs Nhật Bản trong các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế. Thứ hai, tỷ giá đồng yên Nhật luôn có mức thấp kéo dài đến năm 1973, sự ổn định giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong một thời gian khá dài cũng là những điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế phi thường của Nhật Bản, cũng như TNCs của nước này. Thứ ba, các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu và năng lượng luôn dồi dào, rẻ và ổn định trên thị trường thế giới là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển công nghiệp nặng và hóa chất của Nhật Bản cũng như là những thuận lợi cho sự phát triển thương mại. Thứ tư, quá trình quốc tế hóa các hoạt động sản xuất ngày càng được đấy mạnh. Quốc tế hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh không cho phép các TNCs mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh giữa chúng ngày càng quyết liệt, mà còn đẩy nhanh sự phân công quốc tế. Chuyên môn hóa theo chiều dọc trong nội bộ của chúng phát triển. Về thực chất, TNCs Nhật Bản hay của bất kỳ quốc gia nào khác đều là kết quả của sự thích ứng giữa trình độ nhảy vọt của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất ở tầm vĩ mô, trong điều kiện tính chất xã hội hóa của sản xuất đã mở rộng trên quy mô quốc tế.

2. Đặc điểm của TNCs Nhật Bản


Thứ nhất, các công ty Nhật Bản thực sự là những người lính tiên phong đóng vai trò lớn đối với quá trình khôi phục và phát triển, tạo ra tiềm lực cạnh tranh vững chắc của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới đặc biệt là thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Các TNCs Nhật Bản sẵn sàng trì hoãn việc tối đa hóa lợi nhuận trước mắt để tăng thị phần và phạm vi ảnh hưởng của họ trên thị trường, mạnh dạn đầu tư vào kỹ thuật mới nếu trong tương lai kỹ thuật này mang lại hiệu quả lâu dài và sẵn sàng tập trung tiềm lực để hiện đại hóa các quá trình sản xuất, dù rằng khâu đó vẫn đáp ứng được yêu cầu trước mắt. Họ rèn luyện cho nhân viên của họ những kỹ năng cần thiết cho tương lai.


Để mở rộng sản xuất tăng doanh thu, các công ty đều tìm kiếm lĩnh vực đầu tư mới. Điều này đã dẫn tới phá vỡ sự độc quyền của một vài công ty và cạnh tranh đã diễn ra gay gắt, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, hàng gia dụng điện tử, sản xuất sợi tổng hợp.

Để giải quyết khó khăn về vấn đề công nghệ, các công ty Nhật Bản đã tiến hành các kế hoạch mở rộng đầu tư máy móc, thiết bị bằng cách tăng lợi nhuận và mở rộng sản xuất bằng vốn vay nợ, các trái phiếu công ty. Mặc dù phải chi trả lãi suất cao và phải dần thanh toán các khoản nợ, nhưng do duy trì sản xuất khai thác máy móc thiết bị với hiệu suất cao, hoàn thiện các phương tiện mới với số đầu tư mới cùng trong điều kiện hoàn cảnh quốc tế và khu vực thuận lợi, các công ty Nhật Bản đã đạt được những kết quả tích cực.

Thứ hai là truyền thống tận tụy và trung thành của người Nhật, nhất là trong tổ chức quản lý người lao động đã trở thành nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của chính TNCs.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Trước đây, người lao động tại các công ty được hưởng chế độ làm việc suốt đời. Đây là phương thức quản lý lôi kéo được người làm việc gắn bó chặt chẽ với công ty tới mức họ buộc phải cống hiến toàn bộ cho lợi ích của công ty, và do đó cho chính bản thân của họ. Đây là điểm khác biệt so với chế độ hợp đồng phổ biến tại phương Tây. Phương pháp này hướng vào con người, lấy con người và lợi ích của họ làm trung tâm, và coi đó là đòn bẩy cho sự phát triển của công ty và của nền kinh tế Nhật Bản. Chế độ làm việc này gắn liền với cơ chế đề bạt và tăng lương theo thâm niên phục vụ cho công ty, và chỉ đươc làm việc duy nhất tại một công ty thì lợi ích của họ mới được đảm bảo.

Về phía công ty, khi tuyển dụng lao động, họ có trách nhiệm đảm bảo lợi ích vật chất, tinh thần, đảm bảo ổn định và lâu dài cho các nhân viên. Lợi ích của người lao động không chỉ được đảm bảo về các điều kiện làm việc mà cả phúc lợi xã hội như nơi ăn ở, học tập…


Ở Nhật Bản, chế độ đề bạt nâng lương tùy thuộc vào cơ chế thâm niên không đơn thuần là việc tăng cường sự gắn bó của nhân viên đối với công ty mà còn tạo điều kiện ổn định công việc và sự hòa hợp giữa nhân viên và công ty. Điều đó cho phép không chỉ công ty mà ngay cả người lao động có thể áp dụng những kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, “hạn chế lớn nhất của cơ chế lao động này là dễ phát sinh ra tính ỷ lại, tư tưởng trung bình chủ nghĩa, hạn chế phát huy sáng tạo và ý kiến”.4

Thứ ba, cùng với chính sách con người, tức là quan hệ giữa chủ và các nhân viên như đã nêu trên, các công ty Nhật Bản luôn chăm lo tới việc giáo dục đào tạo và hướng tới việc áp dụng kỹ thuật mới. “Người máy hóa” trong sản xuất là một ví dụ. Người Nhật đã đi xa hơn người Mỹ trong việc áp dụng người máy vào công nghiệp. Vào năm 1980 Hiệp hội người máy Mỹ đã thông báo rằng, thời điểm hiện tại, 70% hoạt động của các công ty Nhật Bản có sự hỗ trợ của người máy. Điều này không chỉ xảy ra ở các công ty lớn mà ngay cả các xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm thay thế cho con người trong những thao tác tẻ nhạt và nguy hiểm, cho phép tăng năng suất lao động, chẳng hạn, thay cho việc thuê 100 nhân công lành nghề điều khiển 68 loại máy mới khác nhau để sản xuất ra 1400 chi tiết sản phẩm thì chỉ cần đưa vào 18 người máy do máy tính điều khiển5. Không những thế, các công ty Nhật Bản đã cố gắng liên doanh với các công ty Mỹ để sản xuất người máy trong công nghiệp – một phương pháp tìm kiếm kỹ thuật cao. Việc áp dụng các công nghệ cao đòi hỏi phải có lao động lành nghề. Để hướng tới điều này, các công ty Nhật Bản chủ trương quan hệ chặt chẽ với các trường đại học cho phép họ tuyển chọn lực lượng lao động thích hợp. Trên thực tế, khi tìm kiếm được những nhân tài, họ sẵn sàng ký hợp đồng ngay và với những điều khoản ưu đãi.

Thứ tư, TNCs Nhật Bản luôn chú trọng tới tính hiệu quả trong hệ thống quản lý các hoạt động của công ty. Đó là các hoạt động bao gồm từ việc tổ chức, lập kế


4 Authur M.Whitehill, Quản lý Nhật Bản truyền thống và quá độ, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, 1996, tr 374-375

5 Authur M.Whitehill, Quản lý Nhật Bản truyền thống và quá độ, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, 1996, tr 374-376


hoạch, đến tổ chức lao động, từ sự lãnh đạo phát triển nghề nghiệp đến hệ thống thông tin và đến sự chăm lo tới lợi ích của người lao động.

Tính hiệu quả trong hệ thống quản lý của các TNCs Nhật Bản không chỉ đơn thuần phản ánh các hệ thống nguyên lý có tính văn hóa xã hội, chính trị và kinh tế mà còn là cơ chế hòa nhập cuộc sống công việc với cuộc sống riêng tư của tất cả nhân viên làm việc trong công ty – từ chủ tịch công ty tới người lao động bình thường. Người làm thuê trong các TNCs Nhật Bản luôn coi mình là đại diện công ty trong mọi lúc. Việc xác định chắc chắn giữa cái chung, cái riêng của anh ta có thể được nhắc tới trong công việc bình thường hàng ngày của họ và được coi như là niềm tự hào của mỗi nhân viên đối với công ty. Trong trường hợp có những vướng mắc xảy ra trong nội bộ công ty thì sự ưu tiên cao độ được dành cho việc tạo ra sự hài hòa và giữ gìn được các quan hệ tốt trong nội bộ với mục tiêu tất cả vì sự phát triển của công ty. Những đặc điểm có giá trị này được nuôi dưỡng, gìn giữ và không một nhân viên nào được phép làm đảo lộn tính ổn định tron quan hệ này.

Đối với tầng lớp lãnh đạo công ty, việc đưa ra những quyết định quản lý chỉ được thực hiện sau khi đã tham khảo ý kiến từ dưới lên trên. Đó là một đặc tính quan trọng nhằm không cho phép làm đảo lộn các giá trị, các mối quan hệ trong công ty như đã nêu trên. Tron nhiều trường hợp, các ý tưởng quản lý được đưa ra thảo luận từ dưới lên trên, ở một khâu nào đó, xảy ra sự bất đồng ý kiến thì ý tưởng đó được đưa ra thảo luận ở cấp quan trọng hơn. Song cũng không vì thế mà có thể cho rằng các quyết định cuối cùng thuộc về các cuộc thảo luận cấp dưới. Thực chất đó là quá trình tham khảo và nâng cao khả năng quản lý và trách nhiệm trong công tác quản lý của các nhân viên, làm tăng lòng trung thành với công ty. Quyết định cuối cùng thuộc về cấp quản lý cao nhất.

Tuy các quyết định quản lý được thông qua mọi cấp có liên quan và đã được tham khảo ý kiến cho họ, song không vì thế mà trách nhiệm của giới lãnh đạo giảm đi. Một khi xuất hiện các rắc rối mang tính xung đột liên quan tới danh dự của công ty, giới lãnh đạo sẽ ngay lập tức tiếp nhận những lời chỉ trích, xem xét và sẵn sàng đưa ra lời xin lỗi, thậm chí là xin từ chức.


Thứ năm, cũng như TNCs của các nước khác, TNCs Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Thực tiễn mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, mở rộng mậu dịch trong nội bộ của TNCs Nhật Bản và giữa TNCs Nhật Bản với TNCs các nước đã phản ánh rõ nét quá trình đó.

Sự liên kết kinh tế của các TNCs Nhật Bản theo chiều ngang và chiều dọc ngày càng được tăng cường, sự kết hợp vốn của nó với nhiều công ty ở các quốc gia khác diễn ra nhanh chóng. Làn sóng hợp nhất và mua lại các công ty nước ngoài của TNCs Nhật Bản không kém phần sôi động.

Cùng với xu hướng đó, các công ty Nhật Bản mở rộng các hoạt động nghiên cứu và triển khai kể từ đầu thập niên 80, đáng chú ý nhất là trong lĩnh vực điện tử, ô tô và ngành công nghiệp chế tạo máy. Cùng với việc mở rộng mạng lưới văn phòng, thiết lập các chi nhánh, các công ty ở nước ngoài thông qua các hoạt động đầu tư, việc thuê các nhà khoa học và kỹ sư nước ngoài, gửi các nhà khoa học và kỹ sư của mình ra nước ngoài học hỏi, thiết lập hệ thống các phòng thí nghiệm ở nước ngoài đang được TNCs Nhật Bản đẩy mạnh.

Như vậy, trong toàn bộ hoạt động của mình, TNCs Nhật Bản đã duy trì và phát triển nhanh các truyền thống vốn có của người Nhật, cách tổ chức và quản lý kiểu Nhật và tiếp thu những tư tưởng tiên tiến về khoa học quản lý, khoa học kỹ thuật của nền công nghiệp Âu – Mỹ. TNCs Nhật Bản đang ngày càng lớn mạnh và trở thành đối thủ cạnh tranh không thể coi thường của TNCs Âu – Mỹ.


Chương 2‌‌


CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG


CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY


I. Những nhân tố tác động đến chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản


1. Những nhân tố bên trong


Nhật Bản những năm 1990 vừa mới qua khỏi giai đoạn kinh tế bong bóng, lại rơi ngay vào cuộc suy thoái trầm trọng. Môi trường kinh doanh trong nước biến đổi theo chiều hướng bất lợi khiến các TNCs phải tìm biện pháp đẩy mạnh hoạt động của mình ra thị trường thế giới. Những nhân tố chính đã ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản có thể kể đến như sau:

1.1. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt


Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km². Đất đai của Nhật Bản là một dãy hải đảo trải theo hình vòng cung bên cạnh phía Đông của lục địa Châu Á, dài 3.800 km. Địa hình chủ yếu là đồi núi (71%). Có nhiều núi nguồn gốc núi lửa, một số ngọn vẫn còn hoạt động, tiêu biểu là núi Phú Sĩ (3.776 m). Động đất xảy ra khá thường xuyên, trung bình khoảng gần 400 trận lớn nhỏ trong một năm. Ngoài đá vôi và khí sunfua, Nhật Bản có rất ít tài nguyên khoáng sản, và đó là một nhược điểm tự nhiên căn bản, không thể khác được của nền kinh tế Nhật Bản từ trước đến nay. Hầu hết các nguyên, nhiên liệu chiến lược cần cho công nghiệp hiện đại và cuộc sống hàng ngày đều phải nhập khẩu gần như tuyệt đại đa số. Ví dụ như 94% dầu hỏa phải nhập từ nước ngoài, đặc biệt từ các nước Trung Đông, vốn là một trong những điểm nóng của thế giới. Nước Nhật cũng có các mỏ sắt, đồng, vàng, bạc, chì… nhưng trữ lượng cũng rất ít. Có thể nói rằng điểm yếu này đã khiến cho nền công nghiệp khổng lồ Nhật Bản rất dễ bị ảnh hưởng nặng nề trước những biến động kinh tế, chính trị và tự nhiên của thế giới. Việc Nhật Bản khan hiếm các nguồn tài


nguyên có nghĩa là để công nghiệp hóa thành công, Nhật Bản phải nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên liệu và xuất khẩu các hàng chế tạo. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đó, trải qua hàng ngàn năm phát triển đã hun đúc tạo nên ở người Nhật những cá tính điển hình đậm nét, đó là sự cần cù, chịu khó, sáng tạo và trung tín. Nó trở thành một biểu tượng của tinh thần võ sĩ đạo và tính cấu kết cộng đồng của người Nhật. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến triết lý kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong hoàn cảnh khó khăn về nguyên liệu và khoáng sản như vậy, để phát triển kinh tế đất nước cũng như của mỗi doanh nghiệp, tất cả các chủ thể kinh doanh của Nhật Bản đều tìm mọi cách hướng ra bên ngoài, lấy thị trường thế giới làm địa bàn hoạt động chính yếu. Đây cũng là những nguyên nhân sâu xa bên trong dẫn đến sự hình thành, phát triển của chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản.

1.2. Đồng Yên tăng giá và chi phí sản xuất ở Nhật cao


Tháng 9 năm 1985, các Bộ trưởng Tài chính trong nhóm G5 (gồm Mỹ, Nhật Bản, Tây Đức, Anh và Pháp) đã ký hiệp ước Plaza, chấp thuận giảm giá đồng USD so với Yên Nhật và Mác Đức nhằm cải thiện cán cân thương mại của Mỹ đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của kinh tế Mỹ. Trong giai đoạn 1985-1988, đồng Yên đã lên giá khoảng 33%. Điều này tác động xấu tới xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản, thu hẹp sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đối với xuất khẩu tư bản thì Nhật lại có ưu thế hơn Mỹ, do chi phí cho những dự án đầu tư tính bằng Yên sẽ thấp hơn chi phí tính bằng USD, thúc đẩy TNCs Nhật Bản tích cực đầu tư ra nước ngoài.

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, đồng Yên tiếp tục tăng giá so với USD. Nếu như năm 1975, tỷ giá là 229 Yên / 1 USD thì đến năm 1986 là

159.87 Yên / 1 USD, tăng 39 %, đến cuối năm 1995 đầu 1996 thì tỷ giá là 100 Yên / 1 USD và tỷ giá hiện nay dao động xung quanh con số này6. Tuy nhiên, không chỉ tăng giá, đồng Yên còn nhiều khi có biểu hiện trồi sụt, chao đảo so với những đồng tiền mạnh khác là USD và EURO. Vì lẽ đó, để ổn định sản xuất kinh doanh và tạo mối quan hệ bền chặt với các bạn hàng và đối tác quốc tế, TNCs Nhật Bản tất yếu

6 Nguồn : Đại sứ quán Nhật Bản http://www.vn.emb-japan.go.jp/html/vjp_info.html


phải tăng cường các chiến lược hoạt động đầu tư quốc tế, nhằm giữ được lợi thế của họ, đồng thời tạo được niềm tin với đối tác nước ngoài khi sử dụng thanh toán bằng USD hay các đồng tiền mạnh khác. Hình 1 và hình 2 thể hiện sự thay đổi tỷ giá của đồng Yên so với USD và EURO trong vòng 3 tháng trước ngày 24/3/2009:

Hình 1. Biến động tỷ giá đồng Yên và USD (quý I năm 2009)


Hình 2 Biến động tỷ giá đồng Yên và EURO quý I năm 2009 Đồng Yên tăng giá 1

Hình 2. Biến động tỷ giá đồng Yên và EURO (quý I năm 2009)


Đồng Yên tăng giá cũng làm cho chi phí sản xuất và sinh hoạt ở Nhật Bản tăng 2

Đồng Yên tăng giá cũng làm cho chi phí sản xuất và sinh hoạt ở Nhật Bản tăng cao hơn so với ở nước ngoài. Tiền lương của người lao động Nhật Bản thuộc

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí