Những Yếu Tố Cơ Bản Cấu Thành Hoạt Động Logistics

Tây và cảng Đà Nẵng (Việt Nam) là cảng cuối ở phía Đông của hành lang. Hai cảng biển này đang được đầu tư nâng cấp về hệ thống cơ sở hạ tầng, kho bãi và các phương tiện chuyên dùng để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và khu vực.

+ Thứ hai là nỗ lực của các Chính phủ trong các hiệp định liên kết và giảm thiểu thủ tục hành chính. Sự mô phỏng rào chắn phi vật thể tới các điểm luân chuyển xuyên biên giới là sáng kiến chính để chuyển hành lang giao thông Đông – Tây thành một hành lang kinh tế. Hiệp định giao thông xuyên biên giới của các nước tiểu vùng sông Mê – kông cũng như các hiệp định giao thông đường bộ song phương giữa Lào và Thái Lan, Lào và Việt Nam hiện nay đã có, nhưng chưa hoàn thiện đầy đủ. Mọi sự chuẩn bị cho việc thực hiện kiểm tra hải quan một cửa đã được hoàn tất, ban đầu tại Dansavanh (Lào) với cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) và sau đó tại biên giới Savannakhet (Lào) với Mukdahan (Thái Lan). Kế hoạch thành lập vùng công nghiệp và các khu công nghiệp đặc biệt ở các khu vực biên giới và cửa ngõ giao thông để tăng cường

đầu tư tư nhân vào sản xuất, thương mại và nông nghiệp cho hành lang đã được đưa ra.

+ Thứ ba, về năng lượng và thông tin liên lạc, các quốc gia trong khu vực đã hoàn thành việc dự phòng cung cấp điện cho hành lang, chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam. Giai đoạn 1 của Dự án kết nối điện khu vực tiểu vùng sông Mê – kông (Nam Theun 2 – Savannakhet – Roi Et) sẽ cung cấp điện cho các khu vực dọc hành lang. Dự án nhà máy thủy điện Nam Theun 2 và các đường truyền kết nối tới Thái Lan cũng sẽ cung cấp nguồn điện cần thiết cho Lào ở dọc tuyến hành lang hiện đang sử dụng điện do Việt Nam và Thái Lan cung cấp. Mạng lưới cáp quang viễn thông chính kết nối các khu vực của hành lang – giai đoạn 1 đã được hoàn thành. Hiện nay, Myanma cũng đang gấp rút thực hiện giai đoạn 2 của đường dây điện báo phía Tây. Việc mở rộng

điện khí hóa khu vực nông thôn dọc đường 9 và phân phối điện tới 71 làng ở

6 quận, huyện cũng được khuyến khích. Điện khí hóa khu vực nông thôn mới sẽ ưu tiên cho các địa phương ở Lào và Myanma. Việt Nam đã đề xuất tham gia vào các dự án dầu mỏ và khí ga từ cảng Chân Mây – Quốc lộ 1 – đường 9 tới Lào và Thái Lan để có thể cung cấp tài chính cho các ngành tư nhân và cần các nghiên cứu tiền khả thi để quyết định khả năng thực thi. Trong khi tình trạng bổ sung của các nguồn năng lượng đáng tin cậy tại hành lang ở Myanma cần được quyết định, một nghiên cứu khả thi về đường dây truyền tải nối thị trấn biên giới Mae Sot của Thái Lan tới Thaton ở Myanma cũng bao gồm trong mắt xích phát triển hành lang. Về viễn thông, hiện cũng đã có một dự án củng cố các dịch vụ viễn thông tại khu vực hành lang nằm trên địa phận Myanmar.

+ Thứ tư, về du lịch, hiện đã có một nghiên cứu toàn diện về các khu vực du lịch dọc hành lang như các điểm đến du lịch hấp dẫn. Nghiên cứu này sẽ đi sâu vào tìm hiểu các dự án cơ sở hạ tầng du lịch tiềm năng ở các địa phương dọc hành lang thuộc biên giới Lào và Việt Nam. Các nguồn du lịch đa dạng ở hành lang, tập trung ở Việt Nam và Myanma đang được phát huy và có thể sử dụng sự liên kết từ hành lang để tạo điều kiện cho việc phát triển các tour du lịch xuyên quốc gia, đặc biệt là các đoàn du lịch lữ hành theo hình thức caravan.

+ Tiếp theo là vấn đề kinh tế và thương mại, 7 dự án phát triển hỗ trợ thực hiện kiểm tra hải quan một cửa tại các đường biên giới dọc hành lang, bao gồm thay đổi dữ liệu và chuẩn hóa các tài liệu kinh doanh. Việc thực hiện các khâu của kiểm tra hải quan một cửa được xem là một sáng kiến ưu tiên hàng đầu cho hành lang. Việt Nam đề xuất ga đường bộ ở Đông Hà và đang được xúc tiến bởi Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản. Đồng thời, các quốc gia trong khu vực cũng liên tục tổ chức các tuần lễ thương mại, kêu gọi các doanh nghiệp và nhà đầu tư đến với khu vực hành lang kinh tế này.

+ Cuối cùng, về nông nghiệp, đã có các dự án về thu mua và trung chuyển nguyên vật liệu thô từ Lào và Myanma để cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến ở Thái Lan và dự án chế biến thủy sản ở Mawlamyine của Myanma. Việc hình thành các cụm công nghiệp và các khu công nghiệp đặc biệt đã được đề xuất để phát triển đầu tư tư nhân ở hành lang, cụ thể là ở Myawaddy (Myanma), Mae Sot và Mukdahan (Thái Lan), Savan – Seno và Dansavanh (Lào), Lao Bảo, Liên Chiểu, Hòa Khánh và Phú Bài (Việt Nam). Một nghiên cứu nhằm làm hài hoà các chính sách quản lý khu công nghiệp và hợp lý hóa các khu công nghiệp cũng cần được đưa ra, và nghiên cứu này được Thái Lan thực hiện vì họ có kinh nghiệm trong việc phát triển các khu công nghiệp.

+ Có thể nhận thấy rằng, việc cạnh tranh bền vững và hiệu quả của các quốc gia thuộc tiểu vùng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc phát triển nguồn nhân lực và tăng cường lợi thế cạnh tranh của hành lang dựa trên nền tảng sự hợp tác theo hình thức khu vực gắn liền với các chương trình riêng biệt của từng địa phương trong quốc gia đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

II. HOẠT ĐỘNG LOGISTIC TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG

– TÂY

Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây - 3

1. Khái niệm và đặc điểm logistics

1.1. Khái niệm

Dễ dàng nhận thấy, hiện nay thuật ngữ logistics còn khá xa lạ và mới mẻ ở Việt Nam. Có thể nói rằng, hoạt động logistics trong kinh tế và thương mại mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số công ty vận tải giao nhận nổi tiếng thế giới như Maersk Logistics, NYK Logistics hay APL Logistics… Vậy hoạt động logistics là gì?

Trên thế giới thuật ngữ logistics đã xuất hiện từ khá lâu. Về mặt lịch sử thì logistics là một thuật ngữ quân sự có từ mấy trăm năm nay và được sử

dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu là công tác hậu cần hay tiếp vận. Napoleon, vị tướng vĩ đại đã từng định nghĩa: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội”. Tướng Chauncey B.Baker, tác giả cuốn “Transportation of Troops and Material” đã viết rằng: “Một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu có liên quan tới việc di chuyển và cung cấp lương thực, trang thiết bị cho quân đội được gọi là logistics” [24]. Logistics quân đội phát triển mạnh mẽ nhất trong Thế chiến thứ hai. Lực lượng quân đội các quốc gia đã sử dụng các phương thức logistics một cách hiệu quả để đảm bảo rằng quân nhu được đáp ứng đúng nơi đúng lúc trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Thuật ngữ này hiện nay vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong quân đội và các ứng dụng dạng quân đội.

Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, hoạt động logistics dần được áp dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, kinh doanh. Trong hoạt động thương mại, quản lý logistics là một quá trình tương tác nhằm tối ưu hoá các dòng nguyên vật liệu và nguồn cung cấp thông qua tổ chức để đến với khách hàng. Logistics trở thành một chủ đề được bàn tới trong thế giới kinh doanh vào những năm 1960 – 1970 và thực sự bắt đầu phát triển vào những năm 1980. Tuy nhiên, phải đến những năm 1990, logistics mới được hưởng vị trí xứng đáng với tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh. Và kể từ năm 2000 trở đi, sự hình thành một dây chuyền cung ứng hoàn hảo không gì khác chính là chìa khoá cho sự thành công của mọi loại hình doanh nghiệp.

Cho đến nay, chưa có một cơ quan, tổ chức hoặc học giả nào đưa ra một khái niệm về logistics mà được tất cả mọi người công nhận, vì logisics là một thuật ngữ khá trừu tượng. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về logistics và khó có thể khẳng định định nghĩa nào là đúng nhất. Mỗi định nghĩa đều có một cách tiếp cận khác nhau, một góc nhìn khác nhau, và việc nghiên cứu, tìm

hiểu tất cả những định nghĩa điển hình sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về logistics.

Ngay từ giai đoạn đầu mới xuất hiện thuật ngữ logistics, người ta đã đưa ra định nghĩa như sau: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và quá trình lưu kho của: nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp; hàng hoá, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp; sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi doanh nghiệp”.

Sau này khi logistics phát triển, có rất nhiều định nghĩa về logistics đã được đưa ra. Song định nghĩa được coi là đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Hội đồng quản lý logistics Mỹ (tiếng Anh: Council of Logistics Management, sau đây sẽ được viết tắt là CLM): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hoá trong quy trình, những hàng hoá thành phẩm và những thông tin có liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, tất cả với mục đích thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng” [31].

Do vậy, một cách khái quát nhất logistics chính là quá trình có được đúng số lượng hàng hoá cần thiết vào đúng nơi, đúng lúc. Thuật ngữ logistics nói về việc đưa hàng hoá, dịch vụ đến nơi cần đến, nhưng nó không chỉ đơn thuần tương tự như vận tải giao nhận. Trong khi vận tải giao nhận là rất quan trọng với nền kinh tế, thì logistics còn có tầm bao quát lớn hơn. Nó đòi hỏi phải có sự phối hợp rất nhiều các hoạt động xung quanh đồng thời với việc kiểm soát vận tải giao nhận, cụ thể logistics bao gồm một số khía cạnh:

- Thiết kế mạng lưới: đó là cách thức mà các công ty, doanh nghiệp tổ chức cho chính họ và các công ty khác để có được một mạng lưới logistics tốt nhất;

- Thông tin: là những thông tin cần thiết để phối hợp các hoạt động logistics;

- Vận tải giao nhận: là việc chuyên chở và giao nhận hàng hoá thông qua các phương tiện chuyên chở;

- Hàng tồn kho: việc quản lý hàng tồn kho một cách tốt nhất. Ở đây có một mối quan hệ khá gần nhau giữa cách lưu kho hàng hoá với nhu cầu cho việc vận tải giao nhận;

- Kho bãi, quản lý nguyên vật liệu và đóng gói.

Hình 3: Những yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động logistics


Dòng chu chuyển vận tải Dòng thông tin lưu thông

Cung ứng Phân phối

Quản lý vật tư Logistics

1.2. Đặc điểm

Trong quá trình nghiên cứu cũng như qua các khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy logistics có các đặc điểm sau đây [4]:

- Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp: thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp. Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất, hỗ trợ cho quá trình vận chuyển và lưu kho sản phẩm, hỗ trợ cho sản phẩm sau khi được chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng. Trên thực tế, các khía cạnh logistics được liên kết với nhau và được sắp xếp tuần tự với nhau. Nó bao gồm các yếu tố như vận tải, kho bãi, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo nhân

sự, tài liệu, thiết bị kiểm tra, hỗ trợ, nhà xưởng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất kỳ yếu tố logistics nào với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tuỳ theo cấp độ yêu cầu của doanh nghiệp mình. Quá trình sản xuất được logistics hỗ trợ thông qua quản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào trong doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Marketing được logistics hỗ trợ thông qua quản lý việc di chuyển và lưu trữ hàng thành phẩm. Logistics hỗ trợ sản xuất và marketing có thể sẽ dẫn đến yêu cầu phải đào tạo nhân lực, dự trữ phụ tùng thay thế hay bất kỳ một yếu tố nào khác nữa của logistics. Ví dụ, việc sản xuất có thể làm phát sinh nhu cầu phải đào tạo người lao động để vận hành và sửa chữa máy móc trong quá trình sản xuất. Mặt khác, marketing lại đòi hỏi phải hướng dẫn khách hàng để họ biết cách sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics cũng có thể đóng vai trò liên kết với chức năng tài chính để giải quyết bất kỳ xung đột nào phát sinh giữa các chức năng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có quá nhiều mục tiêu phải hoàn thành cùng một lúc.

- Logistics là sự phát triển của dịch vụ vận tải giao nhận ở trình độ cao và hoàn thiện: Qua các giai đoạn phát triển, logistics đã làm cho khái niệm vận tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm. Từ chỗ thay mặt khách hàng để thực hiện các công việc đơn lẻ, tách biệt như: thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói, tái chế hàng, làm thủ tục thông quan… cho tới cung cấp trọn gói một dịch vụ vận chuyển “từ kho đến kho” (Door to Door) đúng nơi đúng lúc để phục vụ nhu cầu khách hàng. Từ chỗ đóng vai trò là đại lý, người uỷ thác trở thành một bên chính trong các hoạt động giao nhận vận tải với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh đối với những hành vi của mình. Không phải như trước kia chỉ cần vài ba chiếc xe tải, một vài kho chứa hàng… là có thể triển khai cung cấp dịch vụ vận tải giao nhận cho khách hàng. Ngày

nay, yêu cầu dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú, người

cung cấp dịch vụ phải tổ chức quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra… Rõ ràng dịch vụ vận tải giao nhận không còn đơn thuần như trước mà được phát triển ở trình độ cao với đầy tính phức tạp. Người giao nhận vận tải đã trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider).

- Logistics là sự phát triển hoàn thiện của dịch vụ vận tải đa phương thức: trước đây hàng hoá đi từ nước người bán sang nước người mua dưới hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hoá là rất lớn và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau, trách nhiệm của mỗi người vận tải theo đó chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà anh ta đảm nhiệm. Trong những năm 60

– 70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển của vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức ra đời, ngày nay người gửi hàng chỉ cần ký hợp đồng vận tải với một người, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức (tiếng Anh: Multimodal transport operator, sau đây được gọi là MTO). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hoá từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất – chứng từ vận tải đa phương thức (Multimodal transport document) cho dù doanh nghiệp có thể không phải là người chuyên chở thực tế. Hợp đồng chuyên chở như vậy có thể do người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận, nhưng chủ hàng vẫn cần một người lên kế hoạch cung ứng, mua hàng hoá, giám sát mọi sự di chuyển của hàng hoá để đảm bảo đúng loại hàng, đến đúng địa điểm và đúng thời gian. Người giúp chủ hàng chính là người tổ chức dịch vụ

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí