Khái Niệm Và Quá Trình Hình Thành Ngành Logistics Nhật Bản

hóa; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng... Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạt động liên tục nhịp nhàng và có hiệu quả được.

Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics:

- Dự trữ nguyên vật liệu

- Dự trữ bán thành phẩm

- Dự trữ sản phẩm trong khâu sản xuất

- Dự trữ sản phẩm trong lưu thông

Dự trữ là tất yếu khách quan, nó là kết quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Nhờ có dự trữ mà cuộc sống nói chung, hoạt động logistics nói riêng, mới có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng. Tuy nhiên phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, phù hợp với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn. Quản trị dự trữ trong logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết kế hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và dịch vụ các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải...

Tóm lại, hoạt động dự trữ có tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi logistics. Nếu cần có sự cân đối chi phí dự trữ và các khoản chi phí logistics khác. Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống logistics. Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật: phân tích dự báo, mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng.

4.Dịch vụ vận tải

Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phối hàng hóa đúng thời hạn, an toàn đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh logistics: Chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường,

phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng mất mát hàng.

Thực trạng phát triển hoạt động logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 5

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thường là người kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa không có tàu (Non-Vessel-Owning Common Carriers - NVOCC), hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức. Họ tiến hành các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng cho tới nơi sản xuất, vận chuyển từ nơi sản xuất cho tới nơi tiêu dùng có thể bằng phương tiện của chính mình hay do họ thuê mướn, hay trên cơ sở một hợp đồng phụ (sub-contract) mà họ thay mặt cho chủ hàng ký kết với người vận chuyển. Khi thực hiện công việc vận chuyển, người kinh doanh dịch vụ logistics đóng vai trò là người được ủy thác của chủ hàng, điều này có nghĩa là người kinh doanh dịch vụ logistics sẽ thay mặt khách hàng đứng ra ký các hợp đồng về vận chuyển hàng hóa trên danh nghĩa của chính mìnhvà chịu trách nhiệm toàn bộ trước khách hàng về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Dù có là người vận chuyển trực tiếp (tự mình tổ chức vận chuyển bằng chính phương tiện của mình hoặc phương tiện do mình thuê mướn) hay là người vận chuyển gián tiếp (thực hiện nghĩa vụ vận chuyển đã cam kết với khách hàng bằng cách ký hợp đồng phụ với người kinh doanh dịch vụ vận tải khác) thì người kinh doanh dịch vụ logistics vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với toàn bộ mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển.

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề này bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:

-Chi phí vận tải

-Tốc độ vận chuyển

-Tính linh hoạt

-Khối lượng/trọng lượng giới hạn

-Khả năng tiếp cận

Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng

gồm nhiều khâu, mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, kho bãi...Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiếu hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng những biện pháp khác nhau:

- Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ

- Chọn vị trí kho hàng

- Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics

-Quản lý quá trình vận chuyển...

Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất "không lưu kho" đối với một số mặt hàng nhất định, và có được lợi nhuận cao.

Cùng với những hoạt động logistics khác, vận tải cũng đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ. Trước hết giải quyết được vấn đề là đưa sản phẩm tới đúng nơi người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hàng hóa đã được tăng thêm. Kế nữa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Việc chọn đúng phương tiện và phối hợp các hình thức vận tải khác nhau chỉ với mục đích cuối cùng sao cho vận chuyển càng nhanh hàng hóa tới tay người tiêu dùng càng tốt. Như vậy giá trị gia tăng trong khâu vận tải chính là việc khách hàng được hưởng dịch vụ hoặc sản phẩm đúng nơi, đúng lúc.

Để chuyên chở hàng hóa, người cung cấp dịch vụ logistics có thể chọn một hoặc nhiều phương thức vận tải sau: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không.

5.Hoạt động kho bãi

Hoạt động kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.

Hoạt động logistics này là một hoạt động chiến lược, nó ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển, chất lượng dịch vụ khách hàng, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tất nhiên ảnh hưởng tới toàn bộ dây chuyền cung ứng. Cho nên trong hoạt động này cần phải xác định tốt vị trí kho hàng. Vị trí kho hàng được quyết định dựa trên các điều kiện cơ bản sau: gần các trung tâm bán hàng lớn, có cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục

làm đơn giản (đặc biệt là thủ tục thông quan nếu là logistics toàn cầu), có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhất là có tình hình xã hội ổn định. Đây chính là nguyên nhân lý giải 60% các trung tâm phân phối lớn, các kho hàng lớn của Châu Âu đều tập trung ở Hà Lan.

Người kinh doanh dịch vụ logistics không nhất thiết là người phải có kho bãi. Họ có thể tư vấn cho khách hàng những địa điểm lưu kho thuận lợi cho quá trình giao nhận, chuyên chở, phân phối và thậm chí thay mặt cả khách hàng để ký hợp đồng lưu kho hàng hóa. Bên cạnh việc thực hiện các công tác lưu kho, lưu bãi, người kinh doanh dịch vụ còn cung cấp cho khách hàng các hoạt động về quản lý kho, quản trị dự trữ và đây là một bước tiến cao hơn so với công tác lưu kho, lưu bãi đơn thuần trong hoạt động giao nhận truyến thống trước đây.

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong thời gian hàng hóa được lưu kho nằm trong sự quản lý của mình theo các quy định của pháp luật.

Các hoạt động làm tăng giá trị của hàng hóa là các hoạt động về dán mác, dán nhãn, kẻ ký mã hiệu, tái đóng gói, kiểm soát chất lượng, quản lý đơn đặt hàng, thực hiện việc quản lý trả lại hàng cho nhà phân phối,...

Hoạt động lưu kho có quan hệ mật thiết với hoạt động vận tải trong chuỗi hệ thống logistics. Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm của sản phẩm. Thiết kế hệ thống cơ sở sản xuất và kho hàng khoa học, hợp lý cho phép tiết kiệm được chi phí vận tải ở cả đầu vào lẫn đầu ra của hệ thống logistics.

Một công việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kho hàng là quản lý hệ thống thông tin. Phải thường xuyên cập nhật thông tin về mức độ dự trữ, lượng hàng nhập kho, xuất kho, thực có trong kho, vị trí, tình trạng hàng hóa, các yêu cầu của khách hàng.... Thông tin ở đây cần phải kịp thời và chính xác. Muốn làm được như vậy thì phải biết ứng dụng hệ thống chia sẻ và trao đổi thông tin điện tử (Electronic Data Interchange -EDI), hệ thống mã vạch và vi tính hóa mọi hoạt động.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI NHẬT BẢN‌‌

I. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGÀNH LOGISTICS NHẬT BẢN

1.Khái niệm logistics Nhật Bản

Theo Viện Hệ thống logistics Nhật Bản (Japan Institute of Logistics Systems- JILS)(2006): Logistics là việc quản lý đồng bộ các hoạt động như mua sắm, sản xuất, kinh doanh và phân phối theo nhu cầu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị của doanh nghiệp bằng cách làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua việc cắt giảm lượng hàng tồn kho, giảm tối đa sự vận chuyển để giảm chi phí cung ứng.

Như vậy, khái niệm logistics của Nhật Bản thuộc nhóm định nghĩa thứ hai (theo cách phân chia về cách hiểu dịch vụ logistics như ở chương 1), dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

2.Quá trình phát triển của ngành logistics Nhật Bản

Theo Hikaru Kajita (2000) quá trình phát triển của logistics Nhật Bản trải qua các giai đoạn: phân phối vật chất, hệ thống Logistics, chuỗi cung ứng.

Cách phân chia này trùng cách phân chia của Ủy ban Kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and Pacific) của Liên Hiệp quốc (chương 1).

2.1.Phân phối vật chất: Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 năm sau chiến tranh thế giới thứ II. Hoạt động logistics lúc này bao gồm các hoạt động riêng lẻ như: phân phối hàng hóa từ dây chuyền sản xuất tới khách hàng, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa, lưu kho, đóng gói bao bì, kiểm kê hàng tồn kho, lựa chọn kho hàng, dự đoán thị trường, dịch vụ khách hàng.

Trong giai đoạn này, tại Nhật đã bắt đầu hình thành những nền tảng khoa học cho ngành logistics.

Năm 1957: Thành lập Trung tâm Nghiên cứu các hoạt động khoa học

Năm 1960: Hiệp hội quản lý Nhật Bản thành lập Nhóm công nghệ phân phối Năm 1965: Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải,

Bộ Kế hoạch kinh tế đã ban hành "Kế hoạch phân phối vật chất mới".

2.2.Hệ thống logistics

Thập niên 70: Mở rộng thị trường logistics

Thập niên 80: Một số công ty hàng đầu Nhật Bản đã đáp ứng được sự thay đổi của thị trường

Năm 1992: Từ phân phối vật chất chuyển sang logistics

2.3.Chuỗi cung ứng

Năm 1985: Bắt đầu bãi bỏ thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, cáp, sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất

Tháng 12/1989: Bãi bỏ phiếu vận tải một phần

Đầu 1990: Phản ứng nhanh trong ngành công nghiệp may mặc

Năm 1992: Ứng dụng chuỗi cung ứng trong công nghiệp thực phẩm chế biến

3.Đặc điểm thị trường logistics Nhật Bản

- Chế độ làm việc trong các công ty Nhật

Chế độ làm việc trong các công ty Nhật được coi là một trong những nguyên nhân cơ bản để nước Nhật có thể trở thành thần kỳ kinh tế trong những thập niên 50

- 60 của thế kỷ XX. Chế độ việc làm bao gồm: chế độ làm việc suốt đời, hệ thống thăng tiến theo thâm niên và chế độ nghiệp đoàn. Chế độ làm việc suốt đời sẽ làm cho người lao động khi được tuyển sẽ gắn bó làm việc tại công ty cho đến khi nghri hưu. Như vậy, người lao động sẽ tâm lý ổn định, trung thành với công ty và thành thạo kĩ năng nghiệp vụ của mình. Đối với công ty sẽ có nguồn nhân lực ổn định được đào tạo bài bản, công hiến cho sự phát triển của công ty.

Đi liền với chế độ việc làm suốt đời là chế độ thăng tiến theo thâm niên, người nào làm việc lâu năm trong công ty sẽ được thăng tiến, hưởng nhiều lương bổng mà không quan tâm đến thành tích. Hiện nay, chế độ này đang bị phê phán vì nó có xu hướng không động viên được sự sáng tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro của người lao động.

Chế độ nghiệp đoàn là một chế độ đặc trưng của Nhật. Theo chế độ này, các công ty có mối quan hệ mật thiết sẽ làm ăn lâu dài với nhau, gắn kết truyền thống.

- Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp

Chính bởi chế độ nghiệp đoàn, hình thức tổ chức công ty mẹ con, liên kết của công ty Nhật là rất phổ biến. Mỗi công ty trong chuỗi liên kết sẽ đảm nhận từng khâu trong chuỗi cung ứng logistics, quá trình chuyên môn hóa được diễn ra, mà vẫn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng. Theo ông Yamada Tatsuya - Giám đốc công ty Logitem Vietnam.no.2 thì các bộ phận tổ chức trong công ty Nhật luôn làm việc ăn khớp với nhau, cùng nhau hướng tới mục đích phát triển chung. Đây là tinh thần đoàn kết rất đáng học hỏi của các công ty Nhật.

Chính bởi sự chuyên môn hóa cao, hàng hóa trải qua nhiều khâu, nhiều quá trình, ứng dụng Công nghệ thông tin hiện đại giúp doanh nghiệp liên kết quản lý chuỗi cung ứng một cách hài hòa giúp giảm tối đa thời gian cũng như tiết kiệm được chi phí sản xuất. Cơ cấu sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng, tiết kiệm được thời gian từ đó mà dẫn đến chi phí sản xuất thấp.

- Thực hành thương mại nội địa

Hệ thống giá cả: giá thành sản phẩm để đến tay của người tiêu dùng sẽ bao gồm các loại chi phí sau: chi phí sản xuất + chi phí quản lý + chi phí đóng gói + chi phí vận chuyển....Một điều đặc biệt tại thị trường Nhật là hệ thống phân phối rất phức tạp hàng hóa đến được tay người tiêu dùng phải thông qua rất nhiều khâu trung gian, nhờ đó giá trị của hàng hóa cũng được gia tăng. Điều này làm cho quá trình lưu thông của hàng hóa phức tạp hơn, đẩy chi phí của hàng hóa cao hơn mức bình thường từ 30-40% so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, hàng hóa đến tay người tiêu dùng với chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn. Quá trình chuyên môn hóa diễn ra ở mức độ cao, có những công ty chỉ chuyên đi đếm từng chiếc lá rau, vuốt cho phẳng và cho vào hộp đóng gói để chuyển tiếp đến công đoạn khác.

- Đặc điểm của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Nhật Bản được cho là những khách hàng khó tính nhất trên thế giới. Sản phẩm hàng hóa muốn xâm nhập vào thị trường Nhật Bản phải thỏa

mãn những yêu cầu thực sự khắt khe. Người tiêu dùng Nhật có đặc điểm là thích những sản phẩm tươi mới, chất lượng cao và phải đảm bảo an toàn, có thẩm mỹ.

Yêu cầu just-in-time là yêu cầu tối thượng đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Nhật Bản. Hàng hóa được phân phối có khi sẽ bị trả lại chỉ do sự chậm trễ dù chỉ là một phút của công ty phân phối hay thái độ không tốt của người lái xe. Điều này đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ logistics phải thực sự cẩn thận trong từng khâu, quan tâm chi tiết đến sản phẩm dịch vụ dù là nhỏ nhất để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

- Giá đất cao

Do đặc điểm về địa hình, dân số mà giá đất tại Nhật là rất cao. Vì thế chi phí cho kho bãi, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động kinh doanh logistics thường lớn hơn so với các quốc gia khác.

Tóm lại, từ những đặc điểm trên của thị trường Nhật, chúng ta đã phần nào hiểu được cách thức tổ chức kinh doanh, cung cấp dịch vụ của các công ty logistics Nhật Bản. Với nguồn nhân lực có kinh nghiệm được đào tạo bài bản, sản phẩm dịch vụ được cung cấp với chi phí cao nhưng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn, tiện dụng, đúng thời gian và đúng địa điểm. Đặc điểm thị trường logistics Nhật Bản góp phần giúp chúng ta lý giải tại sao hàng hóa của Nhật luôn được ưa chuộng trên toàn thế giới về chất lượng, kiểu dáng cũng như là độ tiện dụng.

4.Yêu cầu phát triển ngành dịch vụ logistics Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay.

Khi nêu ra khái niệm dịch vụ logistics, JILS cũng đưa ra những yêu cầu đối với các doanh nghiệp cũng như các ban ngành liên quan để phát triển ngành dịch vụ logistics phù hợp với trong giai đoạn hiện nay. Đó là việc quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ logistics trong giai đoạn toàn cầu hóa, quản lý hoạt động logistics sao cho giảm thiếu những tác hại với môi trường, quản lý logistics phải đưa ra những giải pháp về nguồn nhân lực, nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp.

* Logistics và toàn cầu hóa

Các công ty logistics ngày càng tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, mở rộng cơ sở kinh doanh ở nước ngoài. Toàn cầu hóa các hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải được hỗ trợ bằng công nghệ thông tin hiện đại và Internet. Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh logistics là phải nhanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024