CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định lượng được tiến hành trước can thiệp năm 2006 và đánh giá sau can thiệp năm 2012. Quá trình thu thập số liệu và mẫu bệnh phẩm của các đối tượng nghiên cứu được thực hiện qua điều tra hộ gia đình. Tỷ lệ hộ gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu rất cao ở cả hai vòng với 98,7% năm 2006 và 99,7% năm 2012. Tỷ lệ nam nữ đồng ý tham gia phỏng vấn trong năm 2012 cao hơn năm 2006 với lần lượt 100%; 92,8% ở nữ và 100%; 87,1% ở nam. Tương tự như vậy, tỷ lệ nam nữ đồng ý lấy máu làm xét nghiệm năm 2012 cũng cao hơn năm 2006 với lần lượt là 100%; 82,3% ở nữ và 100%; 85,8% ở nam. Về đối tượng nghiên cứu, trong tổng số người tham gia nghiên cứu năm 2006 có 51,4% là nữ và 48,6% là nam. Các tỷ lệ này tương đồng với năm 2012 với lần lượt 51,5% là nữ và 48,5% là nam.
Hộ gia đình người dân tộc Dao thường có nhiều thành viên chung sống. Tỷ lệ hộ gia đình có từ 5 người trở lên chiếm khoảng 50% trong cả hai năm điều tra. Năm 2006, trung bình số người trong một hộ gia đình của đồng bào dân tộc Dao là 6 người, trong đó có 3 người thuộc nhóm tuổi 15-49, là nhóm tuổi được tham gia vào nghiên cứu. Chỉ số này không thay đổi nhiều trong năm 20012 với trung bình 5 người trong 1 hộ gia đình và 3 người thuộc nhóm 15-49 tuổi. Hầu hết các hộ gia đình tham gia nghiên cứu đều đã có điện (94,8%), có đài (52,9%) và tivi (39,4%).
68
Bảng 3.1. Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu tại 2 cuộc điều tra
Tỷ lệ (%)
Đặc trưng
TCT (2006) (n=807)
SCT (2012) p
(n=802)
37,1 | 32,1 p>0,05 | |
25 – 49 | 62,9 | 67,9 |
Giới tính Nam | 48,6 | 48,5 p>0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Bố Nhiễm Hiv Theo Giới Tính (1999 -2011) (Báo Cáo Tình Hình Dịch Hiv/aids Của Trung Tâm Phòng Chống Hiv/aids Tỉnh Yên Bái)[68]
- Mô Hình Tổ Chức, Quản Lý Các Chương Trình Can Thiệp
- Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 10
- Thực Trạng Kiến Thức Phòng Lây Nhiễm Hiv – Điều Tra Tct Năm 2006
- Phân Tích Hồi Quy Logistic Các Đặc Điểm Của Đối Tượng Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Đến Nhận Thức Nguy Cơ Nhiễm Hiv/sti Năm 2006 (N=632)
- Phân Tích Hồi Quy Logistic Các Yếu Tố Về Kiến Thức, Tiếp Cận Dịch Vụ Và Hỗ Trợ Dự Phòng Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Luôn Dùng Bcs Khi Qhtd Với Các
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Trình độ học vấn
Nữ 51,4 51,5
Chưa bao giờ đi học 51,5 33,9 p<0,001
Tiểu học 33,0 28,9 p>0,05
Trung học cơ sở 14,4 31,8 p<0,001
Phổ thông trung học 1,0 5,1 p<0,001
Cao đẳng / Đại học 0,1 0,3 p>0,05
97,7 | 95,8 p>0,05 | ||
Các nghề khác | 2,3 | 4,2 | |
Thời gian sống tại nơi ở hiện tại < 10 năm | 5,3 | 4,4 p>0,05 | |
> = 10 năm | 94,7 | 95,6 | |
Đi xa nhà trong 12 tháng qua | 16,5 | 8,1 | p<0,001 |
Đi xa nhà lâu hơn một tháng | 2,2 | 3,6 | p>0,05 |
Độc thân | n=731 8,7 | n=757 12,2 | |
Tình trạng hôn nhân Hiện đang có chồng / vợ | 66,1 | 40,6 | p>0,05 |
Sống chung không kết hôn | 24,1 | 45,1 | |
Ly thân / Ly dị / Góa | 1,1 | 2,3 | |
Khả năng sử dụng tiếng phổ thông Biết nói thành thạo | n=391 73,9 | n=530 99,1 | |
Biết đọc thành thạo | 55,2 | 87,6 | p<0,001 |
Biết viết thành thạo | 52,9 | 86,0 |
Các đặc trưng cơ bản của đối tượng tham gia nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.1. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, nhóm thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 37,1% năm 2006 và 32,1% năm 2012.
Trình độ học vấn chung của người dân tộc Dao là rất thấp với 84,4% người có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống, trong đó có tới 51,5% người chưa từng đi học năm 2006. Tỷ lệ này trong năm 2012 lần lượt là 62,8% và 33,9%. Năm 2006, trong số những người đã từng được đi học thì phần lớn người dân tộc Dao có thể nói thành thạo tiếng phổ thông (73,9% năm 2006), tuy nhiên chỉ hơn một nửa có thể đọc và viết được thành thạo (55,2% và 52,9% năm 2006). Các tỷ lệ này đều tăng lên trong năm 2012 với lần lượt 99,1%; 87,6% và 86,0%. Hầu hết người Dao nói được tiếng dân tộc của họ, nhưng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể đọc và viết được thành thạo và tỷ lệ này tập trung vào nhóm người lớn tuổi do chữ viết của người Dao không phổ biến và không được dạy trong các trường học.
Nghề nghiệp chính của đồng bào dân tộc Dao là làm ruộng/ rẫy với trên 95,0% trong cả hai năm điều tra. Tính di biến động của đồng bào dân tộc Dao không phổ biến với 16,5% năm 2006 và 8,1% năm 2012 trả lời có đi xa nhà trong 12 tháng qua và tỷ lệ đi xa nhà lâu hơn một tháng trong nhóm đối tượng nghiên cứu cũng rất ít với lần lượt 2,2% năm 2006 và 3,6% năm 2012.
Năm 2006, đa số đối tượng nghiên cứu đã có gia đình và hiện đang sống cùng nhau với tỷ lệ 66,1%. Tỷ lệ này giảm xuống còn 40,6% năm 2012. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đang sống chung không kết hôn cũng chiếm tỷ lệ cao từ 24,1% năm 2006 lên 45,1% năm 2012.
Đặc trưng | Tỷ lệ (%) |
Hàng ngày | 3,5 |
2-4 lần/tuần | 6,1 |
Ít nhất 1 lần/tuần | 4,1 |
Ít hơn 1 lần/tuần | 10,4 |
Hàng ngày | 28,8 |
2-4 lần/tuần | 13,4 |
Ít nhất 1 lần/tuần | 9,5 |
Ít hơn 1 lần/tuần | 12,0 |
Hàng ngày | 34,0 |
2-4 lần/tuần | 14,5 |
Ít nhất 1 lần/tuần | 9,9 |
Ít hơn 1 lần/tuần | 9,5 |
Bảng 3.2. Tiếp cận các phương tiện truyền thông – Điều tra TCT năm 2006 (n=807)
Đọc báo, tạp chí
Nghe đài
Xem tivi
Không tiếp cận phương tiện truyền thông nào 22,9
Các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những công cụ truyền thông tin hữu hiệu trong tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Theo kết quả của bảng 3.2, vô tuyến là phương tiện được người Dao sử dụng nhiều nhất với 58,5% xem vô tuyến ít nhất một lần/tuần. Tỷ lệ này đối với đài và báo thấp hơn với lần lượt là 52,0% và 13,7%. Có 22,9% người trả lời không tiếp cận với bất kỳ phương tiện nào trong tuần. Mặc dù vô tuyến là phương tiện được người đồng bào dân tộc Dao tiếp cận nhiều nhất nhưng cũng vẫn ở mức thấp (khoảng 50%).
3.2. THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO 15-49 TUỔI NĂM 2006
3.2.1. Thực trạng nhiễm HIV/STI
Bảng 3.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV, giang mai theo nhóm tuổi, giới và tình trạng hôn nhân – Điều tra TCT (2006)
Tỷ lệ (%) | |
Tỷ lệ nhiễm HIV chung (n=787) | 0,0 |
Tỷ lệ nhiễm giang mai chung (n=787) | 3,4 |
Theo nhóm tuổi - 15-24(n=290) | 3,1 |
- 25-49(n=497) | 3,6 |
Theo giới tính - Nam giới (n=386) | 3,9 |
- Nữ giới (n=401) | 3,0 |
Hiện đang sống cùng vợ chồng (n=470) | 3,4 |
Sống chung không kết hôn (n=172) | 2,9 |
Có vợ/chồng cùng nhiễm giang mai (n=787) | 1,0 |
Kết quả về tỷ lệ nhiễm giang mai năm 2006 trong nhóm đồng bào dân tộc Dao tại địa bàn 03 xã huyện Văn Chấn là khá cao với 3,4%. Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm nam giới cao hơn nhóm nữ giới (lần lượt là 3,9% và 3,0%). Kết quả phân tích theo nhóm tuổi cho thấy, tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm 25-49 tuổi cao hơn so với nhóm 15-24 tuổi (lần lượt là 3,6% và 3,1%). Phân tích kết quả nhiễm giang mai theo các đặc điểm về tình trạng hôn nhân cho thấy, tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm hiện đang sống cùng vợ/chồng là 3,4%. Tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm hiện đang sống cùng bạn tình/người yêu (sống chung không kết hôn) là 2,9%. Các kết quả này là khá cao và tương đồng với tỷ lệ nhiễm giang mai chung của tất cả các đối tượng nghiên cứu. Điều này cũng cho thấy có nguy cơ cao trong việc lây nhiễm HIV/STI cho các nhóm bạn tình của người dân tộc Dao. Phân tích cụ thể tỷ lệ nhiễm giang mai theo cặp vợ chồng, trong số 787 người tham gia đồng ý lấy mẫu xét nghiệm, có 8 người có vợ/chồng cùng nhiễm giang mai (1%).
Trong điều tra trước can thiệp năm 2006, nghiên cứu chưa phát hiện được trường hợp nhiễm HIV nào tại địa bàn nghiên cứu.
Bảng 3.4. Tự báo cáo các nhiễm trùng STI theo nhóm tuổi và giới - Điều tra TCT (2006)
Đặc trưng Tỷ lệ (%)
Tiết dịch bất thường bộ phận sinh dục (n=807) 2,6
- 15-24 (n=299) | 3,3 |
- 25-49 (n=508) | 2,2 |
Theo giới tính | |
- Nam giới (n=392) | 0,8 |
- Nữ giới (n=415) | 4,3 |
Viêm loét tại bộ phận sinh dục (n=807) | 2,4 |
Theo nhóm tuổi | |
- 15-24 (n=299) | 3,7 |
- 25-49 (n=508) | 1,6 |
Theo giới tính | |
- Nam giới (n=392) | 0,8 |
- Nữ giới (n=415) | 3,9 |
Mắc nhiễm trùng STI trong 12 tháng qua (n=535) | 1,3 |
Theo nhóm tuổi | |
- 15-24 (n=200) | 2,0 |
- 25-49 (n=335) | 0,9 |
Theo giới tính | |
- Nam giới (n=297) | 0,0 |
- Nữ giới (n=238) | 2,9 |
So sánh với kết quả xét nghiệm giang mai, tỷ lệ người DTTS tại các địa bàn nghiên cứu tự báo cáo mắc các nhiễm trùng STI trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn thấp hơn khá nhiều. Trong số những người trả lời, chỉ có 1,3% cho rằng họ từng mắc các nhiễm trùng STI. Tỷ lệ người DTTS có các triệu chứng như viêm loét hoặc có tiết dịch bất thường tại bộ phận sinh dục trong năm 2006 lần lượt là 2,4% và 2,6%. Kết quả phân tích theo nhóm tuổi khác với kết quả xét nghiệm giang mai, tỷ lệ tự báo cáo nhiễm các nhiễm trùng STI cũng như mắc các triệu chứng trong nhóm 15-24 tuổi đều cao hơn nhóm 25-49 tuổi.
Cũng giống như nhóm tuổi, phân tích theo giới tính cũng có kết quả ngược lại với kết quả xét nghiệm giang mai. Trong nhóm nữ giới, tỷ lệ tự báo cáo nhiễm các nhiễm trùng STI, bị tiết dịch và viêm loét tại bộ phận sinh dục ở nữ giới đều cao hơn nhóm nam giới.
Bảng 3.5. Phân tích hồi quy logistic các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện nhiễm giang mai năm 2006 (n=787)
Nhiễm giang
Đặc điểm
maiOR
n | % | ||
Giới tính Nam | 15 | 3,9 | 1,31 |
Nữ | 12 | 3,0 | 0,61 – 2,84 |
Nhóm tuổi15-24 | 9 | 3,1 | 0,85 |
25-49 | 18 | 3,6 | 0,38 – 1,92 |
Đi học Có | 11 | 2,9 | 0,71 |
Không | 16 | 4,0 | 0,32 – 1,54 |
Nghề nghiệp Làm ruộng / rẫy | 26 | 3,4 | 0,59 |
Công việc khác | 1 | 5,6 | 0,08 – 4,64 |
Sống cùng vợ/chồng/người yêu Có | 21 | 3,3 | 0,78 |
Không | 6 | 4,1 | 0,31 – 1,98 |
Biết đọc tiếng phổ thông Có | 5 | 2,3 | 0,60 |
Không | 22 | 3,8 | 0,22 – 1,60 |
Đọc báo hàng ngày Có | 1 | 3,6 | 1,04 |
Không | 26 | 3,4 | 0,14 – 7,98 |
Nghe đài hàng ngày Có | 4 | 1,7 | 0,41 |
Không | 23 | 4,1 | 0,14 – 1,20 |
Xem tivi hàng ngày Có | 4 | 1,5 | 0,32 |
Không | 23 | 4,5 | 0,11 – 0,94 |
Đi xa nhà trong 12 tháng qua Có | 4 | 3,1 | 0,87 |
Không | 23 | 3,5 | 0,29 – 2,55 |
Đi xa nhà lâu hơn 1 tháng Có | 1 | 5,6 | 1,68 |
Không | 26 | 3,4 | 0,22 – 13,11 |
(95% khoảng tin cậy)
AOR
(95% khoảng tin cậy )
Bảng 3.6. Phân tích hồi quy logistic các yếu tố về kiến thức, hành vi và tiếp cận dịch vụ dự phòng ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện nhiễm giang mai năm 2006 (n=787)
Nhiễm giang
Đặc điểm
maiOR
n | % | ||||
Kiến thức đúng phòng lây nhiễm | Có | 4 | 3,4 | 1,01 | |
HIV/STI | Không | 17 | 3,4 | 0,33 – 3,07 | |
Nhận thức được nguy cơ lây nhiễm | Có | 12 | 3,2 | 0,87 | |
HIV/STI | Không | 9 | 3,7 | 0,36 – 2,09 | |
Có | 18 | 3,4 | 0,99 | ||
Không | 9 | 3,5 | 0,44 – 2,23 | ||
Nhận thông tin dự phòng nhiễm | Không | 2 | 20,0 | 7,79 | 10,01 |
HIV/STI trong 12 tháng | Có | 19 | 3,1 | 1,55 – 39,18 | 1,81 – 55,53 |
Nhận hỗ trợ trong phòng lây nhiễm | Có | 14 | 5,4 | 2,86 | |
HIV/STI trong 12 tháng | Không | 7 | 1,9 | 1,14 – 7,18 | |
Có | 1 | 2,6 | 0,82 | ||
Không | 21 | 3,1 | 0,11 – 6,24 | ||
Luôn sử dụng BCS với vợ/chồng | Có | 1 | 4,2 | 1,34 | |
người yêu | Không | 21 | 3,2 | 0,17 – 10,36 | |
Luôn sử dụng BCS với các loại bạn | Có | 1 | 4,2 | 1,42 | |
tình | Không | 20 | 3,0 | 0,18 – 11,02 |
(95% khoảng tin cậy)
AOR
(95% khoảng tin cậy )
Nghe nói về các nhiễm trùng STI
QHTD với bạn tình bất chợt