Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 10


tự nguyện, các cộng tác viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên giới thiệu các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm STI hoặc có các triệu chứng mắc các nhiễm trùng STI tới phòng khám tại Trung tâm Y tế huyện. Ngoài hoạt động khám STI, phòng khám cũng thực hiện nội dung tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV/STI cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao và phát bao cao su miễn phí, khuyến khích sử dụng BCS cho khách hàng.‌

Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn thành lập đội khám các nhiễm trùng STI lưu động kết hợp với các đợt truyền thông và tư vấn xét nghiệm HIV lưu động được thực hiện 03 tháng/lần/xã. Thành phần đội khám STI lưu động gồm có 01 cán bộ chuyên khoa Da liễu, 01 y tá/y sỹ của Trung tâm Y tế huyện và các cộng tác viên, tuyên truyền viên tại các trạm y tế. Trung tâm Y tế huyện xây dựng kế hoạch khám STI lưu động cụ thể và thông báo cho cộng tác viên, tuyên truyền viên tại các xã triển khai (nêu rõ địa điểm, thời gian khám). Các cộng tác viên, tuyên truyền viên có trách nhiệm tiếp cận, thông báo, vận động các đối tượng có nguy cơ hoặc có các triệu chứng mắc các nhiễm trùng STI địa điểm khám vào thời gian tổ chức khám. Đội khám STI lưu động cũng thực hiện nội dung tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV/STI cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao và phát bao cao su miễn phí, khuyến khích sử dụng BCS cho khách hàng.

2.7.4.3. Các chỉ số báo cáo kết quả hoạt động

- Số khách hàng được khám các nhiễm trùng STI

- Số khách hàng được tư vấn dự phòng lây nhiễm các nhiễm trùng STI

- Số khách hàng được chẩn đoán mắc các nhiễm trùng STI

- Số khách hàng được giới thiệu điều trị các nhiễm trùng STI

2.7.5. Chương trình cấp phát bao cao su

Chương trình BCS được xây dựng để cung cấp sử dụng BCS và góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các hoạt động liên quan như phân phối BCS và khám chữa các nhiễm trùng STI. Để cải thiện các trở ngại trong truyền thông và phân phối, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Dao tiếp cận với BCS, cách phân phối BCS đã được thực hiện ở cấp thôn bản thông qua phối hợp với các đoàn thể tại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.


địa phương. Chương trình khuyến khích sử dụng BCS được áp dụng cho các đối tượng có hành vi tình dục nguy cơ như PNBD hay người có nhiều bạn tình. Tại địa bàn nghiên cứu tập trung đông người dân tộc Dao với đặc điểm quan hệ tình dục thoải mái và có nhiều bạn tình, thì chương trình BCS rất cần thiết và hiệu quả.‌

Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 - 10

2.7.5.1. Mục tiêu chương trình

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng BCS trong dự phòng lây nhiễm HIV/STI

- Thúc đẩy sử dụng thường xuyên BCS dự phòng lây nhiễm HIV/STI trong cộng đồng

2.7.5.2. Tổ chức thực hiện

Chương trình cấp phát BCS được thực hiện với hai hình thức là cấp phát thông qua hoạt động của phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, phòng khám STI và cấp phát qua hoạt động của cộng tác viên tuyến xã phối hợp với các đoàn thể tại địa bàn như hội nông dân, hội phụ nữ và đoàn thanh niên.

2.7.5.3. Các chỉ số báo cáo kết quả hoạt động

- Số bao cao su đã phát

- Số lượt người được nhận bao cao su

2.8. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng các chỉ số chính sau (Chi tiết tại Phụ lục 6):

- Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới tính, nhóm tuổi;

- Tỷ lệ nhiễm giang mai theo giới tính, nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân;

- Tỷ lệ có triệu chứng mắc các nhiễm trùng STI theo giới tính và nhóm tuổi;

- Tỷ lệ thường xuyên dùng BCS khi QHTD với vợ/chồng/người yêu theo giới tính và nhóm tuổi;

- Tỷ lệ thường xuyên dùng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt theo giới tính và nhóm tuổi;

- Tỷ lệ thường xuyên dùng BCS khi QHTD với các loại bạn tình theo giới tính và nhóm tuổi;

- Tỷ lệ sử dụng ma túy, tỷ lệ tiêm chích ma túy


- Tỷ lệ có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV/STI;‌‌‌‌

- Tỷ lệ có thái độ đúng đối với người nhiễm HIV/AIDS;

- Tỷ lệ biết các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STI;

- Tỷ lệ được nhận ít nhất một thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng qua;

- Tỷ lệ được nhận ít nhất một hỗ trợ về phòng lây nhiễm HIV/STI trong 12 tháng qua;

- Chỉ số kết quả các chương trình can thiệp và chỉ số hiệu quả sau can thiệp.

2.9. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

Tại thực địa, tiến hành thu thập số liệu định lượng thông qua bộ phiếu phỏng vấn thống nhất. Bộ phiếu phỏng vấn định lượng được sử dụng chung cho 2 lần điều tra gồm 2 loại phiếu là phiếu phỏng vấn hộ gia đình và phiếu phỏng vấn cá nhân. Bộ phiếu phỏng vấn đã được các chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hỗ trợ chỉnh sửa và hoàn thiện.

2.10. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

2.10.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu và báo cáo về kết quả hoạt động can thiệp phòng chống HIV/AIDS nói chung và cho nhóm DTTS nói riêng được thu thập tại Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái. Tại huyện Văn Chấn, nhóm nghiên cứu cũng thu thập các số liệu về kết quả hoạt động can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STI cho nhóm DTTS thông qua kế hoạch hoạt động hàng năm và các báo cáo chuyên môn định kỳ hàng năm của trung tâm y tế huyện.

2.10.2. Điều tra thu thập số liệu

Nhóm nghiên cứu đã tổ chức cuộc họp để thông báo với chính quyền, trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã/thôn bản nơi điều tra để cán bộ địa phương thông báo với nhân dân và nói rõ mục đích cuộc điều tra, bố trí thời gian phù hợp.

Tại địa bàn được phân công, giám sát viên chịu trách nhiệm phân công cụ thể từng địa bàn và các chỉ dẫn chi tiết cho điều tra viên. Nhóm nghiên cứu đã thành lập các nhóm điều tra thực địa để tiến hành điều tra bao gồm một điều tra viên và một


người dẫn đường địa phương. Người dẫn đường là cán bộ chính quyền, đoàn thể, cán bộ hoạt động xã hội của địa phương và cán bộ y tế xã/thôn bản tại khu vực nghiên cứu.‌

Tổ chức tập huấn điều tra cho các điều tra viên về cách tuyển chọn người tham gia, các kỹ năng phỏng vấn, các kỹ thuật thuyết phục, thay đổi quyết định từ chối, các quy trình thực địa khác và xét nghiệm trước khi họ được tuyển dụng và thu thập thông tin. Các điều tra viên cũng được tập huấn về làm thế nào tránh các câu hỏi và trả lời định hướng để có thể thu thập các thông tin nhạy cảm về quan hệ tình dục, sử dụng ma tuý, mua bán dâm và được thảo luận về nội dung từng câu hỏi, cách hỏi của bộ câu hỏi dành cho hộ gia đình, bộ câu hỏi dành cho cá nhân. Các thành viên trong nhóm điều tra cũng được tập huấn về cách lấy, bảo quản máu, vận chuyển và nộp mẫu máu. Những điều tra viên và giám sát viên được điều tra thử trên thực tế và đóng góp ý kiến của mình trong buổi thảo luận về nội dung các bộ câu hỏi (dùng từ ngữ thích hợp).

Các điều tra viên đến địa điểm điều tra và tự giới thiệu với đại diện hộ gia đình và giải thích mục đích, ý nghĩa và quy trình nghiên cứu. Tất cả thành viên trong hộ gia đình đều được phỏng vấn và ghi vào phiếu hộ gia đình. Nơi phỏng vấn được chọn là khu vực riêng biệt, không có sự tham gia của người khác và các yếu tố khách quan tác động, đảm bảo tính bí mật, tế nhị, tạo không khí thoải mái, tin tưởng cho người được phỏng vấn để họ tự tin trả lời. Các thông tin người tham gia cung cấp được hoàn toàn được giữ bí mật và người tham gia nghiên cứu không phải ký vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu vì sẽ vi phạm tính vô danh của người tham gia nghiên cứu.

2.11. LẤY MẪU MÁU VÀ XÉT NGHIỆM

Tại thực địa, sau khi kết thúc phỏng vấn, người tham gia nghiên cứu được đề nghị lấy 3ml máu tĩnh mạch. Các mẫu huyết thanh/huyết tương được chuyển về Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn trong ngày và được bảo quản ở nhiệt độ âm 20oC. Hàng tuần, mẫu được chuyển về phòng xét nghiệm khẳng định trường hợp HIV

dương tính của tỉnh Yên Bái để làm xét nghiệm khẳng định HIV và giang mai. Quy


trình xét nghiệm được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế để chẩn đoán một trường hợp HIV dương tính [2] [3] [10] [12].‌‌‌‌

Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm HIV được thực hiện theo phương cách III của Bộ Y tế, với hai xét nghiệm hấp thụ miễn dịch gắn men (ELISA) và một xét nghiệm nhanh. Xét nghiệm HIV được thực hiện tại phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính của tỉnh. Các sinh phẩm được sử dụng là Genscreen HIV1/2 V2, Detemine HIV1/2, Serodia HIV1/2 Mix. Mười phần trăm các mẫu âm tính và năm phần trăm số mẫu dương tính được lựa chọn ngẫu nhiên để làm xét nghiệm đảm bảo chất lượng tại Phòng xét nghiệm chuẩn Quốc gia tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Quy trình xét nghiệm của Bộ y tế được trình bày trong phụ lục 3.

Xét nghiệm giang mai

Xét nghiệm huyết thanh học giang mai được tiến hành trên mẫu huyết thanh sử dụng kỹ thuật rapid plasma reagin (RPR) và kỹ thuật ngưng kết hồng cầu thụ động (TPHA- Treponema pallidum Hemagglutination) để khẳng định. Bệnh nhân được khẳng định là nhiễm Giang mai được điều trị khi có mẫu huyết thanh dương tính với cả hai xét nghiệm. Xét nghiệm giang mai được thực hiện tại phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính của tỉnh. Quy trình xét nghiệm được trình bày trong phụ lục 4.

Bên cạnh kết quả xét nghiệm giang mai, các kết quả khác về các nhiễm trùng STI dựa vào kết quả tự báo cáo của người tham gia nghiên cứu về các triệu chứng và tiền sử mắc các nhiễm trùng STI.

2.12. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Nhập số liệu

Toàn bộ bộ câu hỏi hoàn thành phỏng vấn và kết quả xét nghiệm HIV, giang mai được chuyển về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để tiến hành nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm Epi data 3.1 và Stata 12.0. Phiếu phỏng vấn được làm sạch trước khi nhập vào phần mềm. Trước khi tiến hành phân tích nhóm nghiên cứu


làm sạch bộ số liệu. Quy trình làm sạch số liệu như kiểm tra lỗi tuỳ chọn, mã hoá và chuyển câu sẽ được tạo ra trong phần mềm Stata 12.0.‌‌‌

Phân tích số liệu

Số liệu được mã hoá lại được chỉnh lý đảm bảo tính chính xác, thống nhất và hoàn chỉnh. Các biến kết quả bao gồm: tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai, mức độ kiến thức, thái độ, hành vi và các yếu tố liên quan. Các biến kết quả được phân tích phân tầng theo giới tính (nam và nữ) và nhóm tuổi (15-24 và 25-49) (Nhóm tuổi 15-24 được Tổ chức Y tế Thế giới và quỹ dân số Liên Hợp Quốc khuyến cáo sử dụng trong các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong nhóm thanh thiếu niên). Các kết quả này được so sánh giữa hai vòng điều tra bằng kiểm định bằng test χ2 hai phía. Phân tích đơn biến được thực hiện để mô tả mối liên quan với tỷ lệ nhiễm giang mai với các biến độc lập; mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/STI và các mức độ của yếu tố nguy cơ. Sử dụng kiểm định χ2, loại bỏ giả thuyết Ho với mức độ ý nghĩa 0,05. Phép hồi quy Logistic được áp dụng để ước tính tỷ suất chênh cho kiến thức, thái độ, nhiễm HIV và mỗi yếu tố nguy cơ.

Phân tích đa biến

Mô hình hồi quy logistic được sử dụng để phân tích đa biến. Các biến lựa chọn vào mô hình logistic dựa trên nhận thức và mức độ tỷ suất nguy cơ trong phân tích đơn biến. Các biến phụ thuộc được đưa vào phân tích đa biến bao gồm nhiễm giang mai, kiến thức đúng dự phòng lây nhiễm HIV/STI, thái độ đúng với người nhiễm HIV/AIDS và luôn sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình. Các biến độc lập bao gồm các biến về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và các biến về kiến thức, thái độ, hành vi và tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STI của nhóm đối tượng nghiên cứu.

Phân tích chỉ số hiệu quả

Để xác định hiệu quả can thiệp các chỉ số so sánh thông qua các công thức sau:

| p2 – p1|

CSHQ (%) = -------------------- x 100

p1


Trong đó p1 là kết quả có tại thời điểm đánh giá trước can thiệp (TCT) năm 2006; p2 là kết quả tại thời điểm đánh giá sau can thiệp (SCT) năm 2012.‌

2.13. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua.

Đồng ý tham gia nghiên cứu

Bản thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu được tiến hành đối với từng người tham gia nghiên cứu ngay từ bước tuyển chọn. Những người tham gia nghiên cứu được nhận một bản thoả thuận tham gia nghiên cứu của họ. Với trường hợp người tham gia nghiên cứu không biết chữ hoặc biết rất ít, điều tra viên đọc bản thoả thuận tham gia nghiên cứu với sự chứng kiến của người làm chứng. Với trường hợp người tham gia nghiên cứu nhỏ hơn 16 tuổi, bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu được thực hiện với người giám hộ.

Đảm bảo bí mật

Tất cả các thông tin liên quan đến đợt điều tra được bảo quản nghiêm ngặt tại địa điểm nghiên cứu. Danh sách người tham gia nghiên cứu sẽ bị hủy sau khi xác định những người được mời tới điểm nghiên cứu nằm trong danh sách đó. Trên các phiếu hỏi, mẫu máu chỉ có mã số nghiên cứu của người tham gia. Tên người tham gia không liên kết với mã số nghiên cứu. Các thông tin xác định đối tượng khác đều được loại bỏ. Tất cả những thông tin về người tham gia nghiên cứu sẽ được bảo mật và chỉ những người có trách nhiệm trong nghiên cứu được phép tiếp cận. Thông tin nghiên cứu của cá nhân người tham gia không được công bố. Báo cáo cuối cùng sẽ trình bày các kết quả theo nhóm quần thể.

Các rủi ro

Người tham gia nghiên cứu có thể cảm thấy khó chịu khi được lấy máu tĩnh mạch để nghiên cứu. Trong khi lấy máu tĩnh mạch, người tham gia có thể cảm thấy chóng mặt hoặc bị vết bầm tím, sưng hoặc nhiễm trùng ở chỗ kim đâm. Vấn đề này được khắc phục bằng cách người cán bộ tư vấn sẽ giải thích cho người tham gia nghiên cứu việc lấy 3ml máu hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, việc lấy


máu thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo không/giảm nguy cơ nhiễm trùng đồng thời động viên họ khi đang tiến hành lấy máu. Người tham gia nghiên cứu có thể bị bối rối, lo âu hoặc hoang mang khi kết thúc cuộc phỏng vấn liên quan đến HIV/AIDS và các STI. Các cán bộ tư vấn đã được tập huấn để giúp đỡ người tham gia nghiên cứu khắc phục những cảm giác đó.

Lợi ích

Người tham gia nghiên cứu không có lợi ích trực tiếp. Tuy nhiên, người tham gia có thể hưởng lợi gián tiếp từ các thông tin có được qua đợt nghiên cứu này.

2.14. SAI SỐ NGHIÊN CỨU

Trong quá trình triển khai nghiên cứu vẫn có trường hợp từ chối tham gia phỏng vấn, từ chối lấy mẫu máu, bất đồng ngôn ngữ với một số khái niệm chuyên môn, các điều tra viên vẫn còn ngại ngùng trong các câu hỏi nhạy cảm. Để khắc phục những sai số này, nghiên cứu được thiết kế phù hợp với điều tra cộng đồng với cỡ mẫu lớn nên tính logic của số liệu và kết quả vẫn được đảm bảo. Nghiên cứu còn một số hạn chế về chọn mẫu và tính đại diện cho cộng đồng tại khu vực miền núi huyện Văn Chấn. Vì vậy số liệu thu thập được chưa đại diện cho cả nhóm DTTS đó và cũng không đại diện cho vùng hay khu vực có người DTTS sinh sống. Nghiên cứu chưa tiếp cận được nhiều đối tượng nguy cơ cao tại địa bàn (NCMT, PNMD) và một số người dân e ngại cung cấp thông tin nên có thể ảnh hưởng đến sai số. Hơn nữa nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp so sánh theo thời gian bằng các cuộc điều tra mô tả cắt ngang trên quần thể tương đồng về hộ gia đình, không theo dõi thuần tập được từng đối tượng nghiên cứu trong suốt thời gian; khoảng cách về thời điểm giữa các vòng điều tra là khá xa nhau, có sự biến đổi của nhiều yếu tố, do đó đánh giá sự thay đổi các chỉ số do can thiệp của dự án có thể bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố tác động.

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí