Trong số 3.579 vị thành niên có hoạt động tình dục có sử dụng rượu hoặc ma tuý thì vị thành niên càng trẻ tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới hơn các vị thành niên lớn tuổi [105], [106]. Những nghiên cứu này đưa ra khuyến cáo nên giám sát thường xuyên các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở vị thành niên nhằm chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và có các biện pháp dự phòng hữu hiệu các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới cho vị thành niên.
Các yếu tố nguy cơ và hậu quả của bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới tăng không thuận chiều theo tuổi, người nghèo, người dân tộc và giới nữ. Cần thiết triển khai cụng tỏc giáo dục sức khoẻ về bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới nên tập trung vào vị thành niên và khuyến cáo việc sử dụng BCS để tránh các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới [102].
Vũ Thị Hương nghiên cứu tại Hải Phòng trên một số nhóm người có nguy cơ cao với nhiễm trùng đường sinh dục dưới, trong đó có PNBD cho thấy nhóm tuổi trên 40 là nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh giang mai cao nhất 5,0%; nhóm tuổi từ 30 - 39 có tỷ lệ bệnh giang mai thấp nhất 0,2% [28]. Tỷ lệ mắc bệnh lậu có xu hướng tăng dần theo độ tuổi, từ 2,0% ở nhóm <20 tuổi lên 3,0% ở nhóm 20 - 29 tuổi và cao nhất ở nhóm trên 40 tuổi (4,1%) [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thục tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lậu cao nhất tập trung vào nhóm tuổi 21 - 30 [40].
Nhúm PNBD người dõn tộc cú tỷ lệ NTĐSDD là cao hơn nhúm PNBD là người Kinh (70,1% so với 65%). Tuy nhiờn, khụng cú sự khỏc biệt cú ý nghĩa thống kờ giữa nhúm dõn tộc của PNBD và tỡnh trạng NTĐSDD. Các số liệu nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay chưa có để có thể so sánh nhưng cũng có một số lý do có thể nghĩ đến: thứ nhất sự hiểu biết của PNBD là người
dân tộc về nhiễm trùng đường sinh dục dưới thường là thấp hơn người Kinh, do vậy không biết các biện pháp dự phòng, thứ hai người dân tộc có thể biết về nguy cơ của nhiễm trùng đường sinh dục dưới nhưng khó có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới.
Kết quả nghiờn cứu của chỳng tụi cũng cho thấy nhúm PNBD sống ở nụng thụn cú tỷ lệ NTĐSDD là cao hơn nhúm PNBD sống ở thành thị (67,6% so với 59,3%). Nhúm PNBD gúa chồng cú tỷ lệ NTĐSDD là cao nhất (80%), tiếp theo là nhúm PNBD đang cú chồng và chưa lập gia đỡnh (70,7% và 68,8%), thấp nhất là nhúm PNBD đó ly thõn hoặc ly dị (62,5% và 56,9%). Nhúm PNBD mự chữ cú tỷ lệ NTĐSDD là cao nhất (70,2%), tiếp theo là nhúm PNBD cú trỡnh độ THCS và PTTH (67,6% và 66,7%), thấp nhất là nhúm PNBD cú trỡnh độ tiểu học (64,9%). Tuy nhiờn vẫn chưa cú sự khỏc biệt mang ý nghĩa thống kờ giữa cỏc yếu tố này và nhiễm trựng đường sinh dục dưới. Kết quả nghiờn cứu của chỳng tụi khỏ phự hợp với kết quả của cỏc nghiên cứu khác tại Việt Nam trước đõy [26], [27]. Cỏc tỏc giả này cũng chưa phát hiện thấy có sự liên quan mang ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ mắc bệnh giang mai với các yếu tố địa dư, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân. Kết quả của cỏc tỏc giả trờn cho thấy tỷ lệ mắc giang mai ở nhóm nghề tự do (1,7%) cao hơn so với các nhóm nghề khác (0,7%) [26], [27].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy nhóm PNBD bán dâm tại nơi vui chơi giải trí có tỷ lệ NTĐSDD là cao hơn nhóm PNBD bán dâm ở nơi khác (80,6% so với 66,0%). Tuy nhiên, sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê.
Nhóm PNBD bán dâm tại quán mát xa và nhà nghỉ có tỷ lệ NTĐSDD là cao hơn nhóm PNBD bán dâm ở nơi khác (80% so với 66,9%) và (62,5% so với 72,7%). Đặc biệt, nhóm PNBD bán dâm tại công viên và vườn hoa có
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Can Thiệp Của Các Biện Pháp Can Thiệp Phòng Chống Nhiễm
- Thay Đổi Về Kiến Thức Xét Nghiệm Trong Chẩn Đoán Nhiễm Trùng
- Tổng Hợp Các Kết Quả Nghiên Cứu Về Nhiễm Trùng Đường Sinh Dục
- Hiệu Quả Can Thiệp Nâng Cao Kiến Thức Về Khám Chữa Bệnh Của Cán Bộ Y Tế
- Tỷ Lệ Mắc Và Một Số Hành Vi Nguy Cơ Của Ntđsdd
- Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 18
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
tỷ lệ NTĐSDD cao nhất (100%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số kết quả nghiên cứu định tính về mối liên quan giữa nhiễm trùng được sinh dục dưới và địa điểm bán dâm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những PNBD ở vườn hoa, công viên, nhà nghỉ, mát xa là những nơi không có điều kiện vệ sinh và khó áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn hơn là PNBD tại các khách sạn [119]. Mặt khác, những PNBD tại đường phố, các vườn hoa, công viên là những PNBD bị thải loại từ khách sạn và có trình độ hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn rất thấp.
Kết quả của một nghiên cứu về nhiễm HIV/STI ở tỉnh Vĩnh Long cho thấy nhóm PNBD có thời gian bán dâm từ 1 tháng trở lên có tỷ lệ NTĐSDD là cao hơn nhóm PNBD có thời gian bán dâm dưới 1 tháng (72,8% so với 58,9%) [18]. Nghiên cứu này cũng cho biết tuổi quan hệ tình dục cũng là một hành vi nguy cơ của nhiễm trùng đường sinh dục dưới và HIV. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy những PNBD nhỏ tuổi quan hệ tình dục sớm, trước tuổi để có khả năng hiểu biết đầy đủ về nguy cơ của nhiễm trùng đường sinh dục dưới thì rất dễ bị nhiễm bệnh. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì những phụ nữ rất trẻ hoàn toàn ít có hiểu biết và kinh nghiệm để có thể thỏa thuận và thuyết phục khách hàng sử dụng BCS khi quan hệ tình dục. Đặc biệt một số trẻ em bị bắt buộc quan hệ tình dục thì không có cơ hội để lựa chọn khách hàng hoặc thương thuyết với khách hàng để sử dụng bao cao su [22], [46]. [54], [63]. Quan hệ tình dục quá sớm là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần lây lan STI/HIV không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển [65], [68], [69], [78].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường năm 2008 trên phụ nữ bán dâm tại 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp thuộc Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình của phụ nữ bán dâm là 19,2 tuổi và không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa
phụ nữ bán dâm đường phố và nhà hàng (19,3 tuổi và 19,2 tuổi) [13]. Điều này hoàn toàn phù hợp vì trên thực tế tại Việt Nam, những phụ nữ bán dâm đường phố đa số là những PNBD nhà hàng đã lớn tuổi, không còn khả năng hấp dẫn các khách hàng, nên phải chuyển địa điểm hoạt động mại dâm.
Thời gian hoạt động bán dâm càng dài thì nguy cơ nhiễm trùng đường sinh dục dưới càng cao. PNBD có thời gian hoạt động mại dâm dài có nghĩa là họ phải tiếp xúc với nhiều loại khách hàng, bao gồm cả những khách hàng đã nhiễm trùng đường sinh dục dưới [13], [18], [82]. Mặt khác, họ cũng là những người có tỷ lệ NCMT nhiều hơn và chủ quan hơn trong quan hệ tình dục. Kết quả nghiên cứu của đề tài tại tỉnh Vĩnh Long cho thấy đa số phụ nữ bán dâm có thời gian hoạt động mại dâm là từ 2-4 năm (chiếm 61,5%), từ 5- 10 năm là 35,5% và chỉ có 1 tỷ lệ thấp 13% hoạt động mại dâm từ 10 năm trở lên [18], khá giống với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Thời gian hoạt động mại dâm bán dâm trung bình là 2,7±0,14 năm, thấp nhất là 1 năm và nhiều nhất là 23 năm.
Hoạt động bán dâm tại nước ngoài như tại Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và một số nước châu Phi cũng như tại những tỉnh của Việt Nam có tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh dục dưới cao trong quần thể có nguy cơ như ở Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng là một hành vi nguy cơ dễ mắc nhiễm trùng đường sinh dục dưới [26], [27], [67], [76], [79], [81]. Một trong những đặc điểm của PNBD là tính chất di biến động của họ, do mặc cảm với nghề nghiệp của mình nên họ không muốn sống ở một nơi cố định trong thời gian dài. Mặt khác họ cũng phải di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, huyện này sang huyện khác phụ thuộc vào lượng khách hàng và tăng thu nhập cho bản thân. Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, du lịch phát triển, điều kiện đi lại dễ dàng nên việc hoạt động mại dâm mãi dâm ở nước ngoài cũng không phải là chuyện khó khăn đối với phụ nữ bán dâm.
Một số nghiên cứu trong nước đã cho thấy số lượng khách hàng trung bình/tháng là một trong những hành vi nguy cơ của nhiễm trùng đường sinh dục dưới cho phụ nữ bán dâm và ngược lại [13], [18]. Đối với những phụ nữ bán dâm sử dụng bao cao su cho tất cả các lần quan hệ tình dục thì số lượng khách hàng trung bình dù nhiều hay ít không quan trọng lắm, nhưng đối với phụ nữ bán dâm không sử dụng bao cao su cho tất cả các lần quan hệ tình dục với khách hàng thì đây là một vấn đề rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối với nhóm khách hàng chung, nhóm PNBD có quan hệ tình dục/tháng từ 10 - 19 khách hàng có tỷ lệ NTĐSDD là cao hơn những nhóm PNBD khác (70,4% so với 66,2% và 66,8%). Đối với khách hàng lạ, nhóm PNBD có quan hệ tình dục/ngày từ 1 - 2 khách hàng lạ có tỷ lệ NTĐSDD là cao hơn những nhóm PNBD khác (71,3% so với 67,6%, 64,5% và 52,9%. Đối với khách hàng quen, nhóm PNBD có quan hệ tình dục/ngày từ 6 khách hàng trở lên có tỷ lệ NTĐSDD là cao hơn những nhóm PNBD khác (71,1% so với 64,2%, và 58,7%).
Kết quả nghiên cứu tại Vĩnh Long cho thấy trong tháng vừa qua, tỷ lệ phụ nữ bán dâm tiếp từ 1 - 9 khách hàng là 15%, 10 - 19 khách hàng chiếm 52,6% và từ 20 khách hàng trở lên chiếm 32,5%. Số khách hàng trung bình/tháng vừa qua là 18,8 ± 13,5 [18]. Kết quả nghiên cứu của đề tài khác tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy số bạn tình trung bình của PNBD là 18,9 người/tháng [13]. Các tác giả trên cũng cho biết có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm HIV/STI và số bạn tình trung bình, càng tiếp nhiều khách thì càng có nguy cơ nhiễm bệnh, tuy nhiên cần phải xem xét mối liên hệ này trong việc có hay không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục [13], [18]. Số lượng khách hàng lạ và quen cũng là một yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đường sinh dục dưới. Các nghiên cứu trên đã chứng minh được rằng tiếp nhiều khách hàng lạ cũng là một yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Khi phỏng vấn những PNBD đang được hoặc tập tại Trung tâm về việc tự nguyện đi khám chữa bệnh hoặc xét nghiệm trước khi nhập trung tâm, kết quả cho thấy chỉ có 36,5% PNBD có đi khám bệnh tự nguyện và 37,1% PNBD có đi xét nghiệm tự nguyện. Những PNBD không đi khám chữa bệnh và xét nghiệm tự nguyện có tỷ lệ mắc NTĐSDD cao hơn những PNBD có đi khám chữa bệnh và xét nghiệm tự nguyện. Thông thường thì PNBD rất ít tự nguyện đi khám bệnh thường kỳ cũng như đi làm xét nghiệm nhiễm trùng đường sinh dục cho bản thân do mặc cảm nghề nghiệp, một phần do không biết được lợi ích cũng như không biết chỗ xét nghiệm. Việc tự nguyện xét nghiệm nhiễm trùng đường sinh dục rất có ý nghĩa trong việc dự phòng nhiễm trùng đường sinh dục cho khách hàng, cho chồng/bạn tình và cũng giúp cho phụ nữ bán dâm có thể tiếp cận và sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị nhiễm trùng đường sinh dục [13], [18]. Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long cho biết chỉ có một tỷ lệ thấp PNBD (20%) trả lời là đã được xét nghiệm HIV và nhiễm trùng đường sinh dục dưới trong khi còn có đến 80% phụ nữ bán dâm chưa được xét nghiệm. Trong số người được xét nghiệm thì tỷ lệ phụ nữ bán dâm tự nguyện đi xét nghiệm HIV chiếm 77,5% và chỉ có 22,5% phụ nữ bán dâm là bị bắt buộc xét nghiệm HIV [18].
Một báo cáo tổng quan tại 34 quốc gia, trong đó có 2 quốc gia phát triển và 32 quốc gia đang phát triển trên thế giới do UNAIDS tài trợ năm 2011 bao gồm châu Phi: 8 quốc gia, Châu Á: 8 quốc gia, Vùng Caribe: 7 quốc gia, Đông Âu: 4 quốc gia, Mỹ La tinh: 5 quốc gia, Châu Âu là Pháp và Thụy Điển cho biết 51% PNBD không có khả năng tiếp cận đến các dịch vụ dự phòng phòng chống HIV và các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản trong đó có nhiễm trùng đường sinh dục dưới [129]. Các loại dịch vụ dự phòng này bao gồm xét nghiệm tự nguyện nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản, khám bệnh tự nguyện, cung cấp bao cao su, truyền thông giáo dục thay
đổi hành vi phòng chống các loại bệnh này. Cũng theo báo cáo này những lý do để PNBD không tiếp cận được với các dịch vụ dự phòng phòng chống HIV và các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản là: (1) sự kỳ thị của người dân cũng như của các cán bộ cung cấp dịch vụ dự phòng với PNBD, (2) thiếu hiểu biết về bệnh cũng như các biện pháp dự phòng, (3) dịch vụ dự phòng chưa thật thuận tiện cho PNBBD, (4) áp dụng các biện pháp trừng phạt PNBD tại các quốc gia chưa cho phép PNBD hành nghề, (5) áp dụng các biện pháp xét nghiệm bắt buộc đối với PNBD [129].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ PNBD hiểu biết đúng sử dụng BCS cho tất cả các lần quan hệ tình dục mắc NTĐSDD thấp hơn nhóm PNBD hiểu sai (67,7% so với 68,2%). Trên mô hình hồi qui đa biến về mối liên quan giữa một số hành vi nguy cơ và NTĐSDD, chỉ có những PNBD không sử dụng BCS cho tất cả các lần QHTD cả cho khách lạ và khách quen làm tăng nguy cơ NTĐSDD (tăng từ 2,1 - 2,2 lần). Còn các yếu tố khác đều không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ mắc NTĐSDD. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định hiệu quả của sử dụng bao cao su cho tất cả các lần quan hệ tình dục có tác dụng rất tốt trong ngăn ngừa lây truyền nhiễm trùng đường sinh dục dưới trên phụ nữ bán dâm.
Những nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cũng đã khẳng định vai trò của bao cao su trong phòng chống nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục [13], [18], [136], [137], [149]. Cũng chính vì nhận thức được vai trò của bao cao su nên ở một số nước trên thế giới đã áp dụng các chương trình can thiệp 100% bao cao su để phòng chống HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiểu biết về các biện pháp dự phòng nhiễm trùng đường sinh sản có thể giúp cho bản thân người phụ nữ bán dâm tránh bị nhiễm trùng đường sinh sản và hạn chế lây truyền cho khách hàng trong trường hợp họ đã mắc nhiễm trùng đường sinh sản. Nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long cho biết tỷ lệ
phụ nữ bán dâm hiểu biết được rằng sử dụng bao cao su có thể phòng lây nhiễm HIV là rất cao, chiếm 99,5% [18]. Nghiên cứu này cũng cho thấy mặc dù 99,5% phụ nữ bán dâm hiểu về tầm quan trọng của bao cao su nhưng trên thực tế chỉ có 56,8% (trước can thiệp) và 78,2% (sau can thiệp) phụ nữ bán dâm sử dụng bao cao su cho tất cả các lần quan hệ tình dục với khách hàng lạ; và chỉ có 52,5% (trước can thiệp), 64,5% (sau can thiệp) phụ nữ bán dâm sử dụng bao cao su cho tất cả các lần quan hệ tình dục với khách hàng quen. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được rằng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp quan trọng hơn nhiều để đề phòng lây truyền HIV và các nhiễm trùng đường sinh dục so với việc hạn chế sinh hoạt tình dục [147], [149], [150], [151].
4.3. Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức và thái độ phòng chống lây nhiễm bệnh đường sinh dục dưới
4.3.1. Về kiến thức và thái độ
Sau 1 năm lao động và học tập tại trung tâm, các PNBD được tư vấn, truyền thông và khám chữa bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới, tỷ lệ PNBD hiểu biết về các triệu chứng lâm sàng chung của NTĐSDD tăng cao hơn nhiều so với khi nhập trung tâm (51,4% lên 98%). Sự hiểu biết về các triệu chứng riêng biệt của NTĐSDD như có khí hư/mủ, tiểu buốt, đau rát bộ phận sinh dục và đặc biệt là loét sùi bộ phËn sinh dục đều tăng cao. Không chỉ nâng cao hiểu biết về các triệu chứng của NTĐSDD mà thái độ của PNBD về phòng/chống lây truyền NTĐSDD cũng tăng cao mang ý nghĩa thống kê và CSHQ cao. Mức độ tăng của thái độ về phòng/chống lây truyền NTĐSDD tăng không nhanh bằng mức độ tăng của kiến thức. Thái độ của PNBD về khả năng tự đánh giá nguy cơ NTĐSDD cũng tăng cao. Sau can thiệp, tỷ lệ PNBD tự đánh giá được nguy cơ cao mắc NTĐSDD tăng từ 9,8% lên 31,9%.