Thay Đổi Về Kiến Thức Xét Nghiệm Trong Chẩn Đoán Nhiễm Trùng


Biết

10

66,7

8

53,3

p>0,05

Không

5

33,3

7

46,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 13


Nhận xét: Bảng 3.32 cho thấy kiến thức của các cán bộ y tế về đa số các triệu chứng lâm sàng của NTĐSDD đã được cải thiện sau can thiệp bao gồm các triệu chứng loét (trước can thiệp: 86,7%, sau can thiệp: 93,3%), săng (trước can thiệp: 33,3%, sau can thiệp: 100%), mụn nước (trước can thiệp: 53,3%, sau can thiệp: 80,0%), mụn mủ (trước can thiệp: 66,7%, sau can thiệp: 73,3%) và sẩn (trước can thiệp: 33,3%, sau can thiệp: 40,0%). Trong đó, sự thay đổi kiến thức về triệu chứng săng là có ý nghĩa thống kê với p<0,001, các sự khác biệt còn lại không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.


Bảng 3.33. Thay đổi về kiến thức xét nghiệm trong chẩn đoán nhiễm trùng

đường sinh dục dưới trước và sau can thiệp


Xét nghiệm

chẩn đoán

Trước can thiệp

Sau can thiệp

PYatess

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Soi trực tiếp

Biết

11

73,3

14

93,3

p>0,05

Không

4

26,7

1

6,7

Cấy tế bào

Biết

7

46,7

6

40,0

p>0,05

Không

8

53,3

9

60,0

Huyết thanh học

Biết

3

20,0

10

66,7

p<0,05

Không

12

80,0

5

33,3

Nhận xét: Bảng 3.33 cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về xét nghiệm soi trực tiếp để chẩn đoán NTĐSDD sau can thiệp (93,3%) cao hơn so


với trước can thiệp (73,3%). Đồng thời, kiến thức của cán bộ y tế về xét nghiệm huyết thanh học trong chẩn đoán NTĐSDD sau can thiệp (66,7%) đã tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (20,0%) (với p<0,05). Trong khi đó kiến thức của cán bộ y tế về cấy tế bào sau can thiệp lại giảm hơn so với trước can thiệp, nhưng sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


Bảng 3.34. Thay đổi kiến thức về hướng xử trí nhiễm trùng đường sinh dục

dưới trước và sau can thiệp


Hướng xử trí

tuyến cơ sở

Trước can thiệp

Sau can thiệp

PYatess

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Điều trị đặc hiệu

Biết

14

93,3

14

93,3

p>0,05

Không

1

6,7

1

6,7

Các biện pháp điều trị phối hợp với điều trị đặc hiệu

Biết

12

80,0

12

80,0

p>0,05

Không

3

20,0

3

20,0


Nhận xét: Bảng 3.34 cho thấy kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức của cán bộ y tế về hướng xử trí NTĐSDD sau can thiệp không có sự thay đổi so với trước can thiệp. Trước can thiệp và sau can thiệp tỷ lệ có kiến thức về điều trị đặc hiệu đều là 93,3%, có kiến thức về các biện pháp điều trị phối hợp với điều trị đặc hiệu đều là 80,0%.


3.4.2. Thay đổi về kiến thức về một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục

dưới trước và sau can thiệp


Bảng 3.35. Thay đổi kiến thức CBYT về giang mai trước và sau can thiệp



Bệnh giang mai

Trước can thiệp

Sau can thiệp

PYatess

SL

%

SL

%

Biết về bệnh giang mai

Biết

12

80,0

15

100,0

p>0,05

Không

3

20,0

0

0,0

Phân loại giai đoạn giang mai

Biết

6

40,0

15

100,0

p<0,001

Không

9

60,0

0

0,0

Dấu hiệu lâm sàng giang mai

Biết

9

60,0

10

66,7

p>0,05

Không

6

40,0

5

33,3

Biến chứng hẹp bao quy đầu

Biết

3

20,0

8

53,3

p>0,05

Không

12

80,0

7

46,7

Biến chứng sưng bao quy đầu

Biết

5

33,3

10

66,7

p>0,05

Không

10

66,7

5

33,3

Biến chứng vô sinh

Biết

2

13,3

2

13,3

p>0,05

Không

13

86,7

13

86,7

Biết phác đồ điều trị

Biết

9

60,0

15

100,0

p<0,01

Không

6

40,0

0

0,0


Nhận xét: Bảng 3.35 cho thấy sau can thiệp tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về bệnh giang mai tăng cao hơn so với trước can thiệp bao gồm: biết về


bệnh giang mai, có kiến thức về phân loại giang mai, dấu hiệu lâm sàng, biến chứng hẹp bao quy đầu, biến chứng sưng nghẽn bao da quy đầu và biết phác đồ điều trị. Trong đó, sự khác biệt trước và sau can thiệp về kiến thức phân loại bệnh giang mai và biết phác đồ điều trị là có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và p<0,01.


Bảng 3.36. Thay đổi kiến thức của cán bộ y tế về bệnh Herpes sinh dục trước và sau can thiệp


Đặc điểm

Trước can thiệp

Sau can thiệp

PYatess

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Biết về bệnh Herpes sinh dục

Biết

9

60,0

15

100,0

p<0,01

Không

6

40,0

0

0,0

Tác nhân gây bệnh Herpes sinh dục

Biết

5

33,3

7

46,7

p>0,05

Không

9

66,7

8

53,3

Dấu hiệu lâm sàng ở nữ giới

Biết

11

73,3

15

100,0

p>0,05

Không

4

26,7

0

0,0

Dấu hiệu lâm sàng ở nam giới

Biết

10

66,7

13

86,7

p>0,05

Không

5

33,3

2

13,3

Xét nghiệm chẩn đoán Herpes sinh dục

Biết

7

46,7

15

100,0

p<0,05

Không

8

53,3

0

0,0

Tiêu chuẩn chẩn đoán Herpes sinh dục

Biết

8

53,3

14

93,3

p<0,05


Không

7

46,7

1

6,7


Điều trị tại chỗ

Biết

9

60,0

15

100,0

p<0,01

Không

6

40,0

0

0,0

Điều trị toàn thân

Biết

7

46,7

14

93,3

p<0,01

Không

8

53,3

1

6,7


Nhận xét: Bảng 3.36 cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về bệnh Herpes sinh dục sau can thiệp tăng cao hơn nhiều so với trước can thiệp. Kiến thức sau can thiệp về hiểu biết về bệnh Herpes sinh dục (100%), xét nghiệm chẩn đoán Herpes sinh dục (100%), tiêu chuẩn chẩn đoán Herpes sinh dục (93,3%), điều trị tại chỗ (100%) và điều trị toàn thân (93,3%) tăng rõ rệt so với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và p<0,01. Trong khi đó, sự thay đổi kiến thức về tác nhân gây bệnh Herpes sinh dục, dấu hiệu lâm sàng ở nam và nữ là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


Bảng 3.37. Thay đổi kiến thức của cán bộ y tế về bệnh hạ cam mềm trước và san can thiệp

Chẩn đoán

Trước can thiệp

Sau can thiệp

PYatess

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Triệu chứng lâm sàng hạ cam mềm

Biết

6

40,0

15

100,0

p<0,001

Không

9

60,0

0

0,0

Xét nghiệm hạ cam mềm

Biết

5

33,3

11

73,3

p<0,05

Không

10

66,7

4

26,7


Chẩn đoán hạ cam mềm

Biết

6

40,0

14

93,3

p<0,01

Không

9

60,0

1

6,7

Nguyên tắc điều trị hạ cam mềm

Biết

6

40,0

15

100,0

p<0,001

Không

9

60,0

0

0,0

Điều trị tại chỗ

Biết

14

93,3

14

93,3

p>0,05

Không

1

6,7

1

6,7

Điều trị toàn thân

Biết

4

26,7

13

86,7

p<0,01

Không

11

73,3

2

13,3


Nhận xét: Bảng 3.37 cho thấy sau can thiệp tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức về bệnh hạ cam mềm tăng cao hơn nhiều so với trước can thiệp. Kiến thức sau can thiệp về triệu chứng lâm sàng (100%), xét nghiệm chẩn đoán (73,3%), chấn đoán bệnh (93,3%), nguyên tắc điều trị bệnh (100%) và điều trị toàn thân (86,7%) đều tăng lên rõ rệt so với trước can thiệp, sự thay đổi này là có ý nghĩa thống kê với p<0,001, p<0,01 và p<0,05.


CHƯƠNG 4

bàn luận


4.1. Một số đặc trưng cá nhân của PNBD

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi của PNBD dao động trong khoảng từ 15 - 40 tuổi, tuổi trung bình là 26,8 ± 6,29 tuổi. Tuy nhiên nhóm tuổi của PNBD cao nhất là ở nhóm tuổi 20 - 29 (chiếm 62,4%), tiếp theo là độ tuổi từ 30 tuổi trở lên (chiếm 28,8%) và độ tuổi từ 20 tuổi trở xuống rất thấp (chỉ chiếm 8,8%). Kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long [18] và tại 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long [13]. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ PNBD trong độ tuổi từ 20-29 tuổi (lần lượt chiếm 74%, 65%), tiếp theo là dưới 20 tuổi (chiếm 17%, 25%). Nhóm tuổi từ 30 trở lên chiếm tỷ lệ thấp (9%, 10%). Tuy nhiên, độ tuổi trung bình của PNBD ở Vĩnh Long và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn [13], [18].

Đa số PNBD hiện đang tập trung học tập tại TTCBGDLĐXH II Hà Nội có trình độ học vấn thấp, trung bình là 6 ± 3,8 năm. Tỷ lệ PNBD mù chữ là 14%, tiểu học là 28%, trung học cơ sở là 45,5% và chỉ có 12,5% có trình độ trung học phổ thông. So với trình độ học vấn của PNBD tại Đồng bằng sông Cửu Long và Vĩnh Long thì trình độ học vấn của phụ nữ bán dâm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, trung học cơ sở (chiếm 53,5%), tiếp theo là tiểu học (36%), phổ thông trung học trở lên chiếm 8,3% và mù chữ chiếm 2,2% [13], [18]. Với trình độ học vấn khá thấp như PNBD ở trung tâm thì nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới là cao vì: (1) họ khó hoặc ít có cơ hội tiếp cận được với dịch vụ truyền thông cũng như dịch vụ y tế phòng chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới, (2) nếu có khả năng tiếp cận được với các loại dịch vụ này thì cũng ít có khả năng hiểu được các thông


điệp truyền thông phòng chống nhiễm trùng đường sinh dục dưới như các PNBD có trình độ học vấn cao hơn và (3) họ sẽ có ít khả năng thuyết phục khách hàng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục [49], [53]. Điều này đã được một số nghiên cứu trên thế giới chứng minh [132], [133], [137], [143].

Phần lớn PNBD tại thời điểm trước khi vào Trung tâm là chưa lập gia đình (chiếm 59%), đã ly dị (chiếm 14,3%), ly thân (chiếm 11,8%), góa chồng (chiếm 4,9%) và góa chồng (chiếm 10,1%). Các nghiên cứu tại Đồng bằng Sông Cửu Long về tình trạng hôn nhân cũng cho kết quả tương tự: tỷ lệ PNBD chưa lập gia đình (chiếm 68,7%), ly dị và ly thân (chiếm 17,8%) và ly thân, góa chồng (chiếm 1,7%), hiện đang có chồng (chiếm 6,8%) và tỷ lệ phụ nữ bán dâm sống chung không hôn nhân (chiếm 5%) [13], [18]. Tuy tỷ lệ PNBD chưa lấy chồng tương đối thấp nhưng nhóm đối tượng này có nguy cơ cao lây các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục cho chồng và người yêu do vừa có quan hệ tình dục với khách hàng vừa có quan hệ tình dục với chồng/người yêu. Điều này cũng đã được một số nghiên cứu trên thế giới khẳng định [147], [148], [149]. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số PNBD vừa có quan hệ tình dục với khách hàng và vừa có quan hệ tình dục với chồng hoặc người yêu. Hơn nữa tỷ lệ PNBD có quan hệ tình dục với chồng và người yêu không sử dụng bao cao su là khá cao, do vậy khả năng lây nhiễm các bệnh NTĐSDD cho người yêu và chồng là khá cao.

4.2. Tỷ lệ mắc và một số hành vi nguy cơ của nhiễm trùng đường sinh dục dưới của phụ nữ bán dâm

4.2.1. Tỷ lệ hiện mắc NTĐSDD ở PNBD

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ PNBD thông báo có ít nhất 1 triệu chứng liên quan đến NTĐSDD khi nhập trung tâm chiếm tỷ lệ 34,2% trong khi có đến 65,8% PNBD không có triệu chứng của NTĐSDD. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ PNBD mắc nhiễm trùng đường

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 08/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí