Các Tổn Thương Lành Tính Khác Của Đường Sinh Dục Dưới

Hình 1 3 Hình ảnh u nang buồng trứng 12 Chẩn đoán khối u buồng trứng có thể 1


Hình 1.3. Hình ảnh u nang buồng trứng [12]

Chẩn đoán khối u buồng trứng có thể rất đơn giản chỉ cần thăm khám phụ khoa thông thường hoặc cũng có thể người bệnh tình cờ phát hiện ra khi đi khám vì một lý do khác.


Hình 1 4 Hình ảnh ung thư buồng trứng 13 1 2 1 3 Khối u lành tính ở đường sinh 2

Hình 1.4. Hình ảnh ung thư buồng trứng [13]

1.2.1.3. Khối u lành tính ở đường sinh dục dưới

Đó là các dạng nang, thường có kích thước nhỏ và không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh và có khi họ cũng không biết là mình có vì nó không có triệu chứng gì, đó là:

Nang tuyến Bartholin:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Thường nằm ở một bện môi lớn, ở vị trí của tuyến Bartholin, di dộng dễ, không đau. Thường do viêm nhiễm mãn tính dẫn đến tắc ông bài tiết, các chất tiết ứ đọng lại thành nang, nang này có thể dễ dàng bóc tách.

Nang nước, nang nhầy thành âm đạo:

Đó là những nang xuất hiện ở thành âm đạo bên trong có chứa dịch nước hoặc nhầy, kích thước nhỏ và nói chung không ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.

Chẩn đoán các khối u nang dễ dàng, chỉ cần khám lâm sàng bằng cách đặt mỏ vịt [10, 11].

1.2.1.4. Các tổn thương lành tính khác của đường sinh dục dưới

Vết trắng âm hộ:

Đó là các tổn thương sừng hóa lành tính của âm hộ, chẩn đoán rất dễ dàng khi nhìn thấy da vùng âm hộ đổi màu, thường gây ngứa.

Lộ tuyến cổ tử cung (CTC):

Lộ tuyến CTC là một tổn thương do xuất hiện tế bào trụ ở mặt ngoài CTC, nơi mà bình thường chỉ có tế bào lát bào phủ.

Lộ tuyến CTC có thể là bẩm sinh, cũng có thể do sang chấn CTC như sau nạo, sau đẻ và cũng có thể do cường Estrogen là cho các tuyến có xu thế phát triển ra ngoài và chế tiết chất nhầy. Triệu trứng của lộ tuyến CTC chủ yếu là ra khí hư nhiều.

Chẩn đoán lộ tuyến CTC thường dễ bằng cách mở mỏ vịt và nhìn thấy CTC bị mất lớp biểu mô lát mỏng, thay thế vào đó là một vùng nhiều nụ to nhỏ, màu đỏ và nếu lấy axit acetic 3% bôi lên thì các tuyến sẽ se lại và nếu soi CTC sẽ thấy chúng tập trung thành từng đám như chum nho và làm chứng nghiệm Lugol thấy không bắt màu [10, 11].

Tiến triển của lộ tuyến CTC nói chung là tốt nếu như không viêm nhiễm, nhưng nếu có viêm nhiễm mà không được điều trị sẽ dẫn đến sự tái tạo bất thường và đó là tiến triển bất lợi và là tiền đề của các tổn thương nghi ngờ ở CTC.

Hình 1 5 Cổ tử cung bình thường và viêm lộ tuyến CTC 14  Nang nhầy CTC Là do 3


Hình 1.5. Cổ tử cung bình thường và viêm lộ tuyến CTC [14]

Nang nhầy CTC:

Là do sự nang hóa của các tuyến chế nhầy ở dưới sâu, khi chọc thường có chất nhầy chảy ra, nói chung đây là một bệnh lành tính.

Polyp CTC:

Là những khối u nhỏ có cuống dài màu đỏ, thường mọc ra từ trong ống CTC, polip CTC cũng gây ra tình trạng tiết khí hư nhiều và kéo dài. Về nguyên tắc điều trị polip CTC là xoắn bỏ hoặc cắt bỏ khối polip.

1.2.2. Các loại viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Là những bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ, bệnh khá phổ biến 80% những người bị bệnh phụ khoa là viêm đường SD. Viêm SD có tầm quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì nó là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ.

1.2.2.1. Nguyên nhân

- Lây qua đường sinh dục (giao hợp với người bị bệnh lây lan qua đường tình dục).

- Thủ thuật y tế.

- Nội sinh.

1.2.2.2. Lâm sàng viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Bệnh viêm nhiễm đường sinh dục về lâm sàng được biểu hiện bằng một hội chứng gồm 3 triệu chứng chính: ra khí hư, ra máu bất thường và đau bụng, trong đó triệu chứng ra khí hư là phổ biến nhất. Tính chất và màu sắc

của khí hư còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh song có 3 loại khí hư [15].

- Khí hư đặc, trắng: đặc trắng như bột, thường đọng lại ở túi cùng sau âm đạo, xét nghiệm thường thấy Candida.

- Khí hư trong: trong, dính như lòng trắng trứng, xét nghiệm không thấy vi khuẩn và tế bào. Nó tạo nên do sự tăng tiết của các tuyến, thường do tổn thương niêm mạc tử cung, cổ tử cung gây ra.

- Khí hư xanh, vàng, có bọt: khí hư loãng, đục, có màu xanh hoặc vàng thường do trùng roi hoặc tạp trùng gây ra.

Triệu chứng lâm sàng thứ 2 khá phổ biến là đau bụng, nhưng thường không điển hình, thường đau hoặc tức nặng vùng hạ vị.

Ra máu âm đạo bất thường, thường sau giao hợp hoặc thăm khám phụ khoa, có thể thấy trong các viêm đường sinh dục cấp tính, hay gặp trong viêm lộ tuyến CTC.

1.2.2.3. Các đường lây truyền

- Lây qua đường tình dục: các tác nhân thường gặp như: nấm, trùng roi, Chlamydia...

- Lây qua tiếp xúc: qua quần áo, nước sinh hoạt, thói quen vệ sinh của phụ nữ. Thường gây do nấm, trùng roi hoặc viêm cơ quan sinh dục ngoài như âm hộ.

- Lây qua dụng cụ y tế: qua các dụng cụ y tế khử khuẩn không tốt, đỡ đẻ không an toàn, nạo phá thai không an toàn, đặt dụng cụ tử cung.

1.2.2.4. Các tác nhân gây bệnh đường sinh dục dưới

Nấm Candida:

Nhiễm nấm candida có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Theo Phan Thị Kim Anh (1994) nghiên cứu trên 305 phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản TW tỷ lệ bị nấm là 52,45% [16].

Theo Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001) tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida là 44,9% [17].

Trùng roi Trichomonas vaginalis:

Trichomonas là một loại ký sinh trùng đơn bào, ở dạng hoạt động di chuyển bằng roi, gậy bênh ở đường sinh dục dưới, khá phổ biến. Ký sinh trùng roi âm đạo làm thay đổi môi trường pH âm đạo. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn khác phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm HIV và người ta cũng nhận thất có mối liên quan giữa tuổi, chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai hay kháng sinh đối với tình trạng nhiễm Trichomonas [17, 18].

Phan Thị Kim Anh và cộng sự (1994) tỷ lệ viêm do T. vaginalis là 7,63% [16].

Theo Marai W (1998) tỷ lệ viêm sinh dục ở phụ nữ mang thai do T.vaginalis chiếm 11-20% [19].

Neisseria gonorrhoeae:

Theo Lander DV và cộng sự (2004) tỷ lệ bị viêm đường sinh dục do lậu là 11% [20].

Viêm đường sinh dục do tạp khuẩn:

Theo Balaka và cộng sự (2003) khi nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có thai cho thấy có 15,49% viêm nhiễm do S.aureus và 10,9% do E.coli [2].

Theo Lander DV và cộng sự (2004) khi nghiên cứu trên 598 phụ nữ có vấn đề về đường sinh dục thấy tỷ lệ viêm âm đạo do các loại khuẩn khác (S.aureus, liên cầu, trực khuẩn đường ruột...) là 46% [20].

Phan Thị Kim Anh (1994) xét nghiệm 653 bệnh phẩm âm đạo thấy có 27,25% là S.aureus, 24,5% là E.coli, 14,39% là liên cầu nhóm D [21].

1.2.3. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung) là bệnh thuộc chương XV – Mang thai, sinh đẻ và hậu sản.

Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh, làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung.

Thai ngoài tử cung chiếm 1 – 2% thai nghén, là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong sản khoa trong 3 tháng đầu thai kỳ (4 – 10%). Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm đã giúp tỷ lệ tử vong mẹ giảm xuống [9].

Nguyên nhân: bao gồm những nguyên nhân ngăn cản hoặc làm chậm cuộc hành trình của trứng qua vòi tử cung để vào buồng tử cung. Thường gặp do biến dạng và thay đổi nhu động vòi tử cung:

- Viêm vòi tử cung.

- Các khối u trong lòng hoặc bên ngoài đè ép.

- Dị dạng vòi tử cung, hoặc vòi tử cung bị co thắt bất thường.

- Xơ dính do phẫu thuật đã thực hiện trước đó trên vòi tử cung, các phẫu thuật vùng bụng, hoặc hậu quả của lạc nội mạc tử cung.

- Thuốc ngừa thai đơn thuần progestin.

- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: kích thích rụng trứng bằng Gonadotropin, thụ tinh trong ống nghiệm...

- Tiền sử vô sinh và nhiều TH chưa rõ nguyên nhân.

1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh phụ khoa

1.3.1. Yếu tố dân số, xã hội

- Tuổi: bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở lứa tuổi sinh sản. Một số nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể thay đổi theo [22].

- Chủng tộc: người ta nhận thấy một số nguyên nhân gây viêm đường sinh sản dưới có sự khác biệt giữa các tộc người. Theo Eschenbach D.A (1983) tỷ lệ viêm do Gardnerella vaginalis ở phụ nữ da đen cao hơn phụ nữ da trắng [23].

1.3.2. Các yếu tố môi trường và tình dục

Đây là một trong những yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến bệnh phụ khoa.

- Tuổi bắt đầu quan hệ tình dục: nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi bắt đầu quan hệ tình dục càng sớm thì tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản càng cao.

- Tiền sử sảy thai và nạo hút thai: theo Phạm Quỳnh Hoa (2000) nghiên cứu trên 340 phụ nữ ở huyện Ba Bể thấy phụ nữ có tiền sử nạo hút thai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với phụ nữ không có tiền sử nạo hút thai [3].

- Số lần sinh con: theo Trương Thị Vân (2005) có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa số lần sinh con với tỷ lệ viêm đường sinh dục dưới [24].

1.4. Một số kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa có hình thái lâm sàng đa dạng do rất nhiều tác nhân gây bệnh gây ra với tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ.

1.4.1. Thế giới

Nghiên cứu của tác giả Marai W (2001) ở phụ nữ có thai tại Mỹ thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới từ 40- 54%. Nhiễm trùng đường sinh dục dưới rất phổ biến ở những phụ nữ có thai trông khỏe mạnh với tỷ lệ chung là 40-54%. Các tác nhân gây bệnh cụ thể được phân lập từ âm đạo và / hoặc cổ tử cung của phụ nữ mang thai không có triệu chứng bao gồm: C. albicans (14-42%), T. vaginalis (11-20%), C. trachomatis (7-31%), N. lậu cầu (0,5-14%) và liên cầu nhóm B (4-25%) [19].

Theo S Zafar và cộng sự năm 2004 tại Viện Khoa học Y khoa Pakistan Islamabad nghiên cứu bệnh nhân đến khám là 29196. Trong số này có 10851 (37,2%) mắc bệnh phụ khoa. Kinh nguyệt không đều là vấn đề phụ khoa phổ biến nhất gặp phải (41,1%). Phần còn lại bao gồm nhiễm trùng đường sinh sản (27,8%), vô sinh (18,2%), các vấn đề về tiết niệu (5,3%), các triệu chứng mãn kinh (4%), khối u lành tính đường sinh dục (2,8%), u ác tính phụ khoa (0,7%) và các bệnh khác (0,1%, bao gồm rối loạn chức năng tình dục, dị tật bẩm sinh và chấn thương đường sinh dục) [25].

1.4.2. Việt Nam

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cốc (2001), tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa là 64,6% , các tổn thương thực thể thường gặp nhất là viêm CTC chiếm 50%, tiếp đó là lộ tuyến CTC chiếm 8,6%, viêm âm hộ 7,1%, viêm âm đạo 5,4% [8].

Theo tác giả Cấn Hải Hà (2014) Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng chiếm tỷ lệ cao (56,4%), Hình thái mắc bệnh vêm nhiễm đường sinh dục dưới chủ yếu là viêm cổ tử cung kết hợp viêm âm đạo (34,2%) và viêm âm đạo đơn thuần (30,4%). Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn (64,1%) [26].

Theo Nông Thị Thu Trang (2016), tỷ lệ bệnh viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ nông thôn miền núi độ tuổi sinh đẻ có chồng tại Thái Nguyên là 35,4% [27].

Nghiên cứu của Trịnh Thị Bình (2018) cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 66,99%, trong đó hình thái hình thái viêm âm đạo - Cổ tử cung kết hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,28%; viêm âm hộ - Âm đạo là 11,59%; viêm âm hộ - Âm đạo - Cổ tử cung là 14,49%; viêm cổ tử cung đơn thuần là 17,39%; viêm âm đạo đơn thuần là 7,25%; không có viêm âm hộ đơn thuần [28].

1.5. Vài nét về Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam

Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Hà Nam là Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II thuộc Sở Y tế Hà Nam, được thành lập năm 2017 trên cơ sở sát nhập Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh với Khoa Phụ sản, Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.

Quy mô hiện tại của Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam gồm 14 khoa phòng, 250 giường bệnh, thực kê 287 giường, 210 cán bộ, viên chức và người lao động. Bệnh viện có chức năng tiếp nhận, khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa về sản, phụ khoa cho phụ nữ, các bệnh của trẻ em trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận và chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý, các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam vẫn luôn không ngừng nỗ lực để ngày càng phát triển hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nhằm lấy được sự tin tưởng của người dân trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, Bệnh viện đang trong thời gian kiện toàn, đặc biệt là về mặt chuyên môn.

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 25/09/2024