Tổng Hợp Các Kết Quả Nghiên Cứu Về Nhiễm Trùng Đường Sinh Dục


sinh dục dưới là khá cao chiếm 67,1%. Rõ ràng là tỷ lệ mắc cao nhưng các triệu chứng được biểu hiện ra là thấp (chiếm khoảng ½) chứng tỏ có khá nhiều PNBD bị mắc nhiễm trùng đường sinh dục dưới nhưng không phát hiện được. Kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước khác phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hiện mắc NTĐSDD là khá cao, tuy nhiên nhiều NTĐSDD diễn ra âm thầm không có triệu chứng [13], [113], [125], [126]. Kết quả của một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nhiều phụ nữ nói chung cũng như PNBD nói riêng tuy có nhận thấy một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường sinh dục dưới nhưng ở mức độ nhẹ dễ bỏ qua [128], [129], [130]. Đây cũng chính là lý do để PNBD không đi khám chữa bệnh và để bệnh dễ lây truyền sang những người khác. Mặt khác, theo kết quả của một số nghiên cứu cũng cho thấy có đến 20 - 40% trường hợp có nhiễm trùng đường sinh dục dưới nhưng không có triệu chứng [96], [124], [127]. Điều này càng đóng góp vào việc PNBD mắc bệnh nhưng không nhận biết được là mình có bệnh để đi khám chữa bệnh và từ đó khả năng mắc mãn tính các bệnh NTĐSDD và lây nhiễm cho khách hàng, chồng hoặc người yêu là khá cao [31], [18], [116].

Triệu chứng phổ biến nhất mà PNBD thông báo là chảy mủ/huyết trắng/khí hư bất thường (24,8%), tiếp theo là triệu chứng ngứa bộ phận sinh dục dưới (14,7%), đau bụng dưới (13,3%). Các triệu chứng khác là đau rát bộ phận sinh dục (10,6%), đi tiểu buốt ( 9,3%) và ít nhất là loét sùi bộ phận sinh dục (8,4%).

Theo thông báo của TCYTTG, số mới mắc nhiễm trùng đường sinh dục hàng năm trong đó có nhiễm trùng đường sinh dục dưới và nhiễm trùng đường sinh dục trên vào khoảng 333 triệu người. Nhiễm trùng đường sinh dục dưới không quá nặng nề như tử vong nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng


cuộc sống đến hạnh phúc gia đình, gây khó chịu, gây vô sinh và ảnh hưởng đến năng suất lao động [144].

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện mắc NTĐSDD ở PNBD khi nhập Trung tâm là khá cao trên lâm sàng, chiếm 67,1%. Các hình thái viêm nhiễm phổ biến nhất là viêm cả âm hộ và âm đạo (49,9%), viêm âm đạo đơn thuần (21,9%), viêm cổ tử cung đơn thuần (8,8%). Đặc biệt có 7,9% PNBD đã có viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Nghiờn cứu về tỷ lệ mắc cỏc bệnh nhiễm trựng đường sinh dục dưới trờn phụ nữ núi chung cũng như trờn PNBD đó được cỏc nhà khoa học tại nhiều quốc gia nghiờn cứu. Cỏc kết quả nghiờn cứu đều cho thấy các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như các các nước ở khu vực châu Phi, Mỹ La tinh, Nam á và Đông nam á. Theo TCYTTG, ước tính năm 2003 có tới 390 triệu trường hợp mới mắc các bệnh LTQĐTD bao gồm: Giang mai, Lậu, nhiễm trùng roi âm đạo, nhiễm chlamydia trachomatis, trong đó nhóm có nguy cơ cao như PNBD, phụ nữ phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn cú tỷ lệ mắc cao nhất [144].

Theo Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục cả trên và dưới nhiều nhất là ở Nam á và Đông Nam á (151 triệu người chiếm 44%), tiếp đến là các quốc gia khu vực cận Sahara - châu Phi (60 triệu người chiếm 20%); các quốc gia khu vực Mỹ La tinh và vùng Caribê (38 triệu người chiếm 11%). Tuy nhiên, tỷ lệ các trường hợp mới nhiễm cao nhất xảy ra ở các quốc gia cận Sahara [144]. Đây là những quốc gia nghèo và có trình độ dân trí thấp. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở những quốc gia này càng làm tăng chi phí y tế để phòng chống bệnh và càng làm cho người dân nghèo đi và mắc bệnh nhiều hơn. Một số nhà khoa học trên thế giới gọi là “bẫy nghèo đói do chi phí y tế cao” [83], [123].


Hiện nay, có một vấn đề rất cần quan tâm nghiên cứu, đó là có sự thay đổi về các tác nhân gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới trên thế giới trong những thập kỷ qua [140]. Nếu như trong những thập kỷ 50 đến 70 của thế kỷ XX, các bệnh nhiễm trùng mang tính cổ điển như lậu, giang mai phổ biến thì gần đây đáng lo ngại lại là tình trạng nhiễm Chlamydia, Gardnerella vaginalis, và đặc biệt là tình trạng nhiễm HIV trở nên phổ biến hơn. Điều này đòi hỏi các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển hết sức quan tâm.

Một báo cáo tổng quan về thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục dưới

đã cho biết ở một số quốc gia châu á, châu Phi và châu Mỹ la tinh trong những năm cuối thế kỷ XX, tỷ lệ mắc các bệnh do nhiễm Chlamydia trachomatis, lậu, Trichomonas vaginalis và giang mai, nhóm nguy cơ cao như PNBD là 14%, 24%, 17% và 15% trong khi ở nhóm nguy cơ thấp như phụ nữ mang thai tương ứng là 8%, 6%, 12% và 8% [47], [140]. Việt Nam là một quốc gia có nhiều thành công trong việc khống chế các bệnh nhiễm trùng

đường sinh dục dưới như lậu, giang mai. Tỷ lệ mắc các bệnh này thấp trong quần thể nhưng tỷ lệ nhiễm STI/HIV vẫn có xu hướng gia tăng [95].

Trong những năm thập kỷ 20, ở Mỹ bệnh giang mai có tỷ lệ chung cho cả nam và nữ là khỏ cao 120 - 200 trường hợp/100.000 dân. Tại Vương quốc Anh giai đoạn từ 1966 - 1982, tỷ lệ mắc bệnh giang mai chung cho cả nam và nữ dao động từ 1,5 - 10/100.000 dân [140]. ở Nam Mỹ những năm 1950, tỷ lệ giang mai so với dân số là 12% - 15% [140]. Những năm cuối thế kỷ XX, Indonesia có tỷ lệ mắc giang mai chung là 4,3% [90]. Tuy nhiên, trên thế giới có rất ít các nghiên cứu về tỷ lệ mắc giang mai trên phụ nữ bán dâm trong những năm gần đây do bệnh giang mai đó giảm rất nhiều so với cỏc nhiễm trựng mới như HIV, HPV...


Theo TCYTTG, hàng năm trên toàn cầu có khoảng 62 triệu trường hợp mắc bệnh lậu [144]. Riêng khu vực Đông Nam á có khoảng 29 triệu trường hợp. ước tính tỷ lệ mắc bệnh lậu ở Campuchia là 3%, các nước khác trong khu vực dưới 1%, Trung Quốc là 2% [144].

Cũng theo ước tính của TCYTTG, hàng năm có khoảng 89 triệu trường hợp mới nhiễm Trachomatis trên toàn cầu [144]. Chủ yếu các trường hợp nhiễm là ở các nước đang phát triển và ở các nhóm có nguy cơ cao như PNBD và những người có quan hệ tình dục không an toàn và chung thủy. ở Hoa Kỳ năm 1997, tỷ lệ lưu hành Chlamydia ở nam giới không có triệu chứng tại các cơ sở y tế là 3% - 5% và là 15% - 20% ở những người đến khám ở phòng khám bệnh nhiễm trùng LTQĐTD.

Qua tham khảo tài liệu nghiờn cứu về nhiễm trựng đường sinh dục dưới ở PNBD tại Việt Nam chỳng tụi nhận thấy cỏc nghiờn cứu về vấn đề này rất ớt và càng ớt cho PNBD. Chỉ cú một số nghiờn cứu như đó nờu ra ở bảng 4.1 dưới đõy. Hiện tại đó cú một số cụng trỡnh nghiờn cứu về nhiễm trựng đường sinh dục dưới ở phụ nữ tại cộng đồng và ở phụ nữ quõn đội. Tuy nhiờn, cỏc nghiờn cứu về nhiễm trựng đường sinh dục dưới ở PNBD tại Việt Nam cú rất ớt và thường là cỏc nghiờn cứu giỏm sỏt trọng điểm trờn 1 số tỉnh/thành trờn một số nhúm đối tượng cú nguy cơ cao và một số tỏc giả nghiờn cứu nhiễm trựng đường sinh dục dưới phối hợp với cỏc bệnh lõy truyền qua đường tỡnh dục và HIV/AIDS. Bảng dưới đõy tổng kết một số nghiờn cứu về nhiễm trựng đường sinh dục dưới ở PNBD tại Việt Nam trong thời gian gần đõy:

Bảng 4.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về nhiễm trùng đường sinh dục

dưới từ năm 2003-2009 [108]


Tác giả

Đối tượng

Chlam.

Lậu

TV

Giang mai

HPV

CA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động Xã hội số II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp - 14


Lan và CS, 2008

Phụ nữ 15-49 tuổi, n=1012, Hà Nội

4,3

0,7

1,0

0

0,2

26

Franchesci và CS, 2007

Phụ nữ, 15-24 tuổi; n=158, Hà Nội

2,4

0





Phụ nữ 25-44 tuổi; n=356, Hà Nội

3,3

0





Franchesci và CS, 2007

Phụ nữ 15-24 tuổi; n=123, TPHCM

5,1

0,6





Phụ nữ 25-44 tuổi; n=361, TPHCM

1,1

0,3





Hưng Và CS,2004

Phụ nữ mang thai, n=748

1,3


0,7



34

Goto và CS, 2005

Phụ nữ mang thai, n=505


0

1

0


17

Liên và CS, 2002

Phụ nữ áp dụng

KHHGĐ; n=600,

Huế

0,8

0

2,8

1,2


12

Hưng và CS,

2003

Phụ nữ mang thai, n=400, Hà Nội

1,5

0

0,25

0,5


0,25

Hương và

CS, 2005

Phụ nữ mang thai, Hải Phòng; n=800


0,4

1,8

0,6


33

IBBS, 2009

PNBD nhà hàng, n=2763, 10 tỉnh

3-11

0,7-

1,2





PNBD đường phố; n=2530

4,7-

10,7

0-3,3





Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2006 - 2010 Bộ Y tế và các bệnh viện có liên quan đã tiến hành giám sát trọng điểm trên 10 tỉnh/thành trên một số đối tượng có nguy cơ cao hoặc thấp như trên PNBD, tân binh, phụ nữ mang thai... Theo kết quả giám sát trọng điểm tại Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2010 cho


thấy phụ nữ bán dâm có tỷ lệ mắc bệnh giang mai và lậu ở mức cao, tương đối ổn định ở quanh mức tỷ lệ mắc khoảng 2,0% trong cả giai đoạn 2006 - 2010 và hiện đang có xu hướng giảm. Số trường hợp nhiễm Chlamydia và nấm ở PNBD chiếm tỷ lệ rất cao, và cao hơn nhiều so với tỷ lệ mắc giang mai và lậu. Đặc biệt là tỷ lệ mắc Chlamydia, cao nhất trong năm 2007 (14,0%), sau đó có xu hướng giảm dần từ năm 2007 đến năm 2010. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm nấm dao động theo hình sin từ 4,0% đến 8,0% trong cả giai đoạn 2006- 2010 [25], [26].

Cũng theo kết quả nghiên cứu trọng điểm chia theo các tỉnh được giám sát, tỷ lệ hiện mắc giang mai cao nhất ở PNBD tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội (4,5%), tiếp theo là Đà Nẵng (3,0%), Hải Phòng (2,7%). Không phát hiện được bất kỳ trường hợp mắc giang mai nào ở PNBD tại Quảng Ninh [56], [57].

Tỷ lệ hiện mắc lậu ở PNBD chung cho các tỉnh thành là 2,9%. Tỷ lệ hiện mắc lậu cao nhất ở gái mại dâm tại TP Hồ Chí Minh (5,5%), tiếp theo là Hà Nội và Đà Nẵng (đều là 3,0%) Hải Phòng (2,7%), và Quảng Ninh (0,5%) [56], [57]. Tỷ lệ hiện mắc Chlamydia ở PNBD chung cho các tỉnh thành là 4,3%. Tỷ lệ hiện mắc giang mai cao nhất ở gái mại dâm tại TP Hồ Chí Minh (6,5%), tiếp theo là Hà Nội (5,0%), Đà Nẵng (3,5%), Hải Phòng (3,3%) và Quảng Ninh (3,0%) [56], [57].

Tỷ lệ nhiễm trùng roi chung tại 5 tỉnh thành/phố là 4,3%, trong đó cao nhất ở PNBD tại TP Hồ Chí Minh với tỷ lệ nhiễm 15,1%, tiếp đến là Quảng Ninh (2,5%), Hà Nội (2,0%), Đà Nẵng (1,0%) và không phát hiện trường hợp nào nhiễm trùng roi ở PNBD tại Hải Phòng [56], [57].

Tỷ lệ nhiễm nấm ở PNBD không cao với tỷ lệ nhiễm chung tại 5 tỉnh/thành phố là 4,6%. Tỷ lệ nhiễm nấm trong nhóm PNBD cũng khác biệt


nhau, trong khi Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ khá cao (lần lượt là 10,7% và 9,5%), thì tỷ lệ này tại Đà Nẵng, Quảng Ninh và Hà Nội rất thấp (lần l ượt là 2,0%, 1,5% và 1,0%) [56], [57].

Kết quả nghiờn cứu của chỳng tụi khỏ phự hợp với kết quả giỏm sỏt trong điểm cuả Việt Nam. Kết quả xột nghiệm cho thấy tỷ lệ PNBD khi nhập trung tõm nhiễm tạp khuẩn là cao nhất, chiếm 44,7%, tiếp theo là nhiễm nấm, chiếm 10,1%, Trichomonas chiếm 4,4%, giang mai chiếm 2,5% và thấp nhất là nhiễm lậu cầu khuẩn chiếm 0,5%.

Cỏc nghiờn cứu về tỷ lệ nhiễm trựng đường sinh dục dưới là khỏ dao động và khỏc nhau. Điều này tương đối dễ hiểu là đối với nhiễm trựng đường sinh dục dưới khi chỉ sử dụng 1 - 2 loại khỏng sinh (cú thể tự mua và sử dụng và cũng cú thể đi khỏm chữa bệnh tại bệnh viện) thỡ tỷ lệ mắc sẽ giảm nhiều.

Nguyễn Duy Hưng nghiờn cứu trờn 200 phụ nữ bỏn dõm tại Hà Nội năm 2003 cho thấy tỷ lệ PNBD mắc giang mai chiếm 4,5%, lậu 3%, Chlamydia 5%, trựng roi 2% và nấm 1% [25].

Các nghiên cứu nước ngoài cho thấy tỷ lệ nhiễm Chlamydia trên PNBD ở một số nước châu Âu và chõu á dao động từ 12% đến 27,0%) [77], [79], [81], [89], [101]. Nghiên cứu tại Bangkok cho thấy tỷ lệ mắc Chlamydia trachomatis ở nữ nhân viên mát xa là 43% [94], ở PNBD tại Bali, Indonesia là 26,5% [91].

Khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, một nghiên cứu tại thủ đô Dhaka, Bangladesh trên 400 PNBD năm 2002 về nhiễm trùng đường sinh dục dưới cho 1 số tác nhân gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới như lậu, Chlamydia trachomatis, Trichomonas vaginalis, Treponema pallidum Herpes simplex virus type 2 cho thấy có 228 PNBD (chiếm 57%) có triệu


chứng và có đến 43% PNBD không có triệu chứng [108]. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ PNBD mắc lậu rất cao chiếm 35,8%, C. Trachomatis chiếm 43,5%, T. vaginalis chiếm 4,3% và giang mai chiếm 8,5%. Nghiên cứu cũng đề xuất rằng tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh dục dưới là một vấn đề y tế công cộng rất “nóng” ở các nước đang phát triển và cần có những can thiệp kịp thời. Một trong những khó khăn trong can thiệp ở các quốc gia đang phát triển là hoàn toàn không biết rõ số lượng PNBD và họ tập trung ở đâu do không được đăng ký hành nghề.


4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng và tỏc nhõn gõy bệnh với nhiễm trựng

đường sinh dục dưới ở PNBD

Nghiờn cứu của chỳng tụi cho thấy nhúm PNBD tuổi từ 20-29 cú tỷ lệ NTĐSDD là cao nhất (70,1%), tiếp theo là nhúm dưới 20 tuổi (63,9%) và thấp nhất là nhúm PNBD ≥30 tuổi (61,5%). Tuy nhiờn, khụng cú sự khỏc biệt cú ý nghĩa thống kờ giữa tuổi của PNBD và tỡnh trạng NTĐSDD.

Xu hướng hoạt động tình dục sớm với sự thiếu hiểu biết và không thực hành các biện pháp tình dục an toàn, dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới đã làm cho tình hình mắc các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới của những người trẻ tuổi ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là ở nhóm nguy cơ cao như PNBD, vị thành niên. TCYTTG ước tính mỗi năm có ít nhất 1/3 ca nhiễm mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa được là xuất hiện ở những phụ nữ dưới 25 tuổi. So với người lớn, khả năng thanh thiếu niên tái mắc các bệnh này sau khi đã được điều trị cũng nhiều hơn một cách đáng kể [141].

ở Mỹ, một nghiên cứu tại California cho thấy tuổi là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở vị thành niên.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 08/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí