Chọn Nhóm Nghiên Cứu: Chọn Mẫu Có Mục Đích Nhằm Xác Định Nguy Cơ Nhiễm Lao Của Cán Bộ Bệnh Viện Lao Và Bệnh Phổi Và Dân Cư Sống Xung Quanh Bệnh


Đối tượng nghiên cứu:

- Nhân viên y tế đang làm việc tại: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình; Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thái Bình.

- Dân cư : Sống xung quanh Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình trong vòng bán kính 500 m

Dân cư thôn Thắng Cựu, xã Phú Xuân, TP Thái Bình

Tự nguyện tham gia nghiên cứu, hoàn toàn khoẻ mạnh, không mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính, không sử dụng bất cứ một loại thuốc nào tại thời điểm nghiên cứu

- Không khí, nước thải, bụi bề mặt trên các thiết bị, dụng cụ của BV.

- Sổ sách, báo cáo của bệnh viện.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu : Từ 2002 đến năm 2011.

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu :

- Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình

- Bệnh viện Tâm thần Thái Bình

- Xã Vũ Chính, xã Phú Xuân – thành phố Thái Bình

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Sơ đồ nghiên cứu :


1998 2002 2004 2005 2006 2011


Hồi cứu số liệu Mantoux của CBBV LVBP

NC trước CT:

- CBBV Lao và BP so với BVTT

- Dân cư quanh BV

- Môi trường (Không khí, bụi bề mặt, quệt mũi, nước thải)

Can thiệp:

- Sắp xếp bố trí lại phòng, dây truyền KCB

- Truyền thông

- VSMT

- Tập huấn

Đánh giá MT sau can thiệp:

- Không khí

- Bụi bề mặt

- Quệt mũi

Đánh giá Mantoux sau can thiệp:

- Nhóm tiếp xúc trực tiếp với BN lao

- Nhóm tiếp xúc gián tiếp với BN lao

- Nhóm nghỉ hưu, chuyển công tác


Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2002 đến năm 2011 và được chia làm ba giai đoạn :

2.1.1.1. Giai đoạn 1(2002) : Nghiên cứu trước can thiệp.

Nghiên cứu cắt ngang có so sánh với nhóm chứng và các số liệu trong các nghiên cứu có liên quan (năm 1998) nhằm :

- Xác định nguy cơ nhiễm lao, mắc lao của cán bộ và dân cư sống xung quanh Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình (có so sánh với nhóm chứng tương ứng là cán bộ Bệnh viện Tâm thần và dân cư thôn Thắng Cựu xã Phú Xuân)

- Phát hiện sự có mặt của trực khuẩn lao trong môi trường bệnh viện ở 2 thời điểm theo mùa (ngày nắng khô và ngày mưa ẩm)

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng nhằm đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp.

2.1.1.2. Giai đoạn 2 (2004 – 2005) : Tiến hành một số biện pháp can thiệp nhằm làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn lao của cán bộ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình dựa trên kết quả nghiên cứu trước can thiệp. Trên cơ sở phân tích kết quả trước can thiệp, nhóm nghiên cứu đã đề xuất và phối hợp với cán bộ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình thực hiện một số biện pháp can thiệp trong điều kiện cho phép của Bệnh viện. Các biện pháp can thiệp nhằm vào 3 nhóm đối tượng :

- Cơ sở vật chất: Bố trí các phòng làm việc đảm bảo điều kiện thông gió và đủ ánh sáng, lắp đèn cực tím.

- Cán bộ Y tế: Tập huấn, sử dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân

- Bệnh nhân: Quản lý, giáo dục sức khỏe

2.1.1.3 Giai đoạn 3 : Nghiên cứu cắt ngang nhằm đánh giá lại môi trường (2006) và Mantoux cho nhân viên y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình (2011). Bảng 2.2. Các biện pháp can thiệp


Nhóm can thiệp

Nội dung can thiệp

Đối tượng can thiệp

Thời gian thực hiện


Cơ sở vật chất

Sắp xếp bàn đón tiếp bệnh nhân, đặt tấm kính chắn.

Phòng khám bệnh

Liên tục

Mở cửa ra vào và cửa sổ

Phòng khám, phòng XN, khoa điều trị

Giờ làm việc

Lắp đặt và sử dụng đèn

PK, phòng XN,

18 giờ tối - 6 giờ

cực tím

phòng chụp XQ.

sáng.

Khử khuẩn dụng cụ, đồ



đạc đúng quy trình.


Sau khi sử dụng


Trang phục quần áo blu,

Bác sỹ, y tá điều

Giờ làm việc


mũ, khẩu trang đầy đủ

dưỡng, hộ lý.



trong quá trình khám, điều




trị cho bệnh nhân



Cán bộ y tế

Rửa tay đúng quy trình, sát trùng bằng cồn Ethyl 70% sau đó rửa lại bằng

Bác sỹ, y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm, hộ lý.

Sau các thủ thuật khám chữa bệnh, làm xét


xà phòng


nghiệm.


Tắm gội, thay quần áo, mũ khẩu trang.

Bác sỹ, y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm, hộ lý.

Cuối giờ làm việc hàng ngày.


Tập huấn các quy định an toàn sinh học, an toàn phòng xét nghiệm

Kỹ thuật viên xét nghiệm.



Bệnh nhân

Quy định chỗ ngồi chờ khám bệnh ở nơi thoáng gió.

Bệnh nhân

Trong thời gian chờ khám bệnh.

Thông qua Hội đồng BN giáo dục ý thức phòng lây bệnh cho những người xung quanh

Bệnh nhân

Tuần 1 lần

Nhổ đờm đúng nơi quy

định


Thường xuyên

Đeo khẩu trang


Thường xuyên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


2.2.2. Chọn mẫu [13]

2.2.2.1. Chọn nhóm nghiên cứu: Chọn mẫu có mục đích nhằm xác định nguy cơ nhiễm lao của cán bộ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và dân cư sống xung quanh bệnh viện.

Chọn nhân viên y tế:

Toàn bộ cán bộ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi là 72 người. Tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu trước can thiệp, có 4 cán bộ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi đi học nên số đối tượng thực sự tham gia nghiên cứu là 68 người.

Chọn dân cư

Toàn bộ dân cư sống gần Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (trong vòng bán kính 500m) gồm 300 người, vì vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 300 người và cỡ mẫu của nhóm chứng cũng là 300 người.

2.2.2.2. Chọn nhóm chứng để so sánh :

Chọn nhân viên y tế:

Chọn toàn bộ cán bộ Bệnh viện Tâm thần gồm có 72 người.

Lý do chọn cán bộ Bệnh viện Tâm thần Thái Bình vào nhóm chứng là vì Bệnh viện này có một số đặc trưng tương tự Bệnh viện Lao và Bệnh phổi như: số lượng cán bộ, cùng là cơ sở điều trị bệnh xã hội, cơ sở vật chất và điều kiện vệ sinh tương tự nhau, cách nhau 3 km.

Chọn dân cư

Chọn 300 người ở nhóm chứng (xã Phú Xuân) như sau:

Chọn ngẫu nhiên 1 xóm trong danh sách 13 xóm của xã Phú Xuân. Sau

đó chọn ngẫu nhiên 300 người trong danh sách dân cư của xóm đã được chọn.

Dân cư thôn Thắng Cựu, xã Phú Xuân (xã cách Bệnh viện Lao và Bệnh phổi 6 km, có đặc điểm tương tự như xã Vũ Chính là xã có Bệnh viện Lao và Bệnh phổi đóng trên địa bàn về đặc điểm địa lý, kinh tế, văn hóa và xã hội...)


2.2.2.3. Khảo sát mức độ phân tán trực khuẩn lao trong môi trường trong và ngoài bệnh viện

Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức [13], [26].



Với n số mẫu p tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn lao trong các mẫu xét nghiệm môi 1

Với: n: số mẫu

p: tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn lao trong các mẫu xét nghiệm môi trường. Qua tham khảo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến tỷ lệ này, trong khi chúng tôi cũng không có điều kiện để làm nghiên cứu thử, do vậy chúng tôi đã giả định là trong nghiên cứu này 20% số mẫu xét nghiệm môi trường sẽ phát hiện ra vi khuẩn lao để đưa vào tính cỡ mẫu và khi điều tra thực tế chúng tôi đã phát hiện ra 21,4% số mẫu xét nghiệm môi trường có chứa vi khuẩn lao, do vậy giả định trên đây của chúng tôi là có cơ sở và cỡ mẫu tính cho nghiên cứu này là đủ lớn.

: là mức sai số tương đối mong muốn là 0,35

: mức ý nghĩa thống kê, chọn bằng 0,05 Thay vào công thức ta có

n= (1,96) x

2 0.2 x (1 - 0.2)

(0.2 x 0.35)

= 125

Ở nghiên cứu này chúng tôi lấy cỡ mẫu trước can thiệp là 140, cỡ mẫu sau can thiệp là 74.

2.2.2.4. Thời gian lấy mẫu:

- Mẫu được thu thập vào 2 ngày có thời tiết khác nhau, ngày mưa ẩm và ngày nắng, khô.

- Mẫu không khí, mẫu bụi bề mặt và mẫu ngoáy mũi nhân viên y tế được lấy vào 2 thời điểm trong ngày: buổi sáng, trước giờ làm việc và buổi chiều cuối giờ làm việc. Riêng mẫu nước thải lấy ở vị trí trước và sau xử lý.


2.2.3.Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1. Mẫu môi trường:

Để thu được 100% vi khuẩn có trong mẫu, giấy lọc gelatin được dùng trong thiết bị thu mẫu không khí và các tâm bông lấy mẫu quệt cũng được phủ gelatin trong điều kiện vô khuẩn.

- Thu mẫu không khí: 46 mẫu không khí được lấy tại các vị trí:

+ Khu vực phòng khám: 7 mẫu

+ Khu vực chụp X-quang: 7 mẫu

+ Khu vực xét nghiệm: 13 mẫu

+ Khu vực bệnh phòng (có BN lao phổi AFB dương tính): 7 mẫu

+ Khu vực hành chính: 4 mẫu

+ Khu vực sân chơi, vườn: 4 mẫu

+ Khu vực cổng bệnh viện: 4 mẫu

Thiết bị thu mẫu không khí Airport MD8 là thiết bị dùng để kiểm soát phòng sạch trong bệnh viện và các phòng thí nghiệm…, sử dụng màng lọc gelatin có giá đỡ Cyrolit, đường lọc 80mm, cỡ lỗ 03 m, lưu tốc khí cài đặt trong quá trình lấy mẫu là 50m3/phút, thể tích 1000 m3. Như vậy, để lấy một mẫu không khí cần 20 phút. Ưu điểm của gelatin là có thể hoà tan hoàn toàn trong nước và môi trường nuôi cấy vì vậy vi khuẩn thu được là 100%.


Thiết bị AirPort MD8 dùng để lấy mẫu không khí Thu mẫu bụi bề mặt gồm 68 2


Thiết bị AirPort MD8 dùng để lấy mẫu không khí


- Thu mẫu bụi bề mặt: gồm 68 mẫu quệt bề mặt các đồ vật, dụng cụ tại các vị trí:

+ Khu vực bệnh phòng: 22 mẫu

+ Khu vực chụp X-quang: 17 mẫu

+ Khu vực xét nghiệm: 15 mẫu

+ Phòng khám: 11 mẫu

+ Chống nhiễm khuẩn: 1 mẫu

+ Khoa điều trị: 2 mẫu

Kỹ thuật thu mẫu: dùng tăm bông đã được phủ gelatin trong môi trường vô khuẩn quệt lên bề mặt đồ vật nhằm thu được toàn bộ vi khuẩn khi hòa tan trong trong dung dịch đệm.

- Mẫu quệt trong mũi nhân viên y tế: gồm 96 mẫu quệt trong mũi nhân viên y tế tại các khoa, phòng:

+ Phòng xét nghiêm: 9 mẫu

+ Phòng khám: 6 mẫu

+ Phòng X-quang: 2 mẫu

+ Bệnh phòng: 38 mẫu

+ Phòng hành chính: 12 mẫu

Dùng tăm bông đã được phủ gelatin trong môi trường vô khuẩn, đưa sâu vào trong mũi, quệt theo chiều từ trong ra ngoài.

- Mẫu nước thải: 2000ml nước thải, bao gồm 1000ml trước xử lý và 1000ml sau xử lý. Nước thải được lọc qua màng 1,2 m. Sau khi lọc, cắt nhỏ màng, trộn với nước cất, ly tâm hút bỏ nước nổi để thu cặn, thêm vào cặn 01 ml nước siêu sạch.

Bảo quản và vận chuyển mẫu:

- Mẫu sau khi thu thập, được bảo quản trong các dụng cụ vô khuẩn,

đựng trong bình tích lạnh, nhiệt độ 00C.


- Mỗi loại mẫu được chia làm 2 phần bằng nhau: một phần tiến hành xác định vi khuẩn lao bằng phương pháp soi trực tiếp và nuôi cấy sau khi xử lý tại Khoa vi sinh - Bệnh viện Phổi trung ương (trước đây là BV Lao và Bệnh phổi Trung ương). Phần còn lại bảo quản ở - 700C để xác định vi khuẩn lao bằng kỹ thuật PCR tại Phòng miễn dịch, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

2.2.3.2. Xác định nguy cơ nhiễm lao của nhân viên y tế làm trong Bệnh viện Lao và Bệnh phổi và dân cư xung quanh bệnh viện.

- Làm phản ứng Mantoux, kiểm tra sẹo lao.

* Tuberculin : Dùng Tuberculin PPD RT23+Tween80 2TU do Viện Huyết thanh quốc gia Copenhagien, Đan Mạch sản xuất.

* Kỹ thuật tiêm :

- Vị trí 1/3 trên mặt trước ngoài cẳng tay trái, khi tiêm kéo da căng nhẹ theo chiều của kim và theo chiều dọc của cánh tay, tiêm phải đạt yêu cầu mũi tiêm phải làm nổi lên một nốt sần không chảy máu, có bờ rõ rệt.

- Liều lượng thuốc đúng 0,1ml đo bằng vạch trên bơm tiêm.

* Đọc kết quả phản ứng Mantoux : Đọc kết quả sau 72 giờ, đo đường kính của nốt sẩn theo chiều vuông góc với trục của cẳng tay (tính bằng mm), không tính kích thước của quầng đỏ xung quanh nốt sẩn.

- Khám lâm sàng, chụp XQ và xét nghiệm đờm cho những trường hợp nghingờ (cho cả nhóm nghiên cứu và nhóm chứng)

* Khám lâm sàng phát hiện những triệu chứng nghi lao.

* Chụp X quang phổi: phim 30 x 40 chụp thẳng lồng ngực cho những đối tượng có phản ứng Mantoux dương tính từ 10 mm trở lên và những đối tượng có triệu chứng nghi ngờ qua khám lâm sàng

* Xét nghiệm đờm: cho những đối tượng có ho khạc kéo dài trên 2 tuần và trên phim chụp phổi có tổn thương nghi ngờ.

Soi trực tiếp: làm tiêu bản từ các mẫu bệnh phẩm, nhuộm theo phương pháp Ziehl.Neelsen và đọc kết quả bằng kính hiển vi thường.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí