4.3. Đối với nền kinh tế, xã hội
Thông qua hệ thống các cửa hàng nhượng quyền hiên nay, người tiêu dùng đã có cái nhìn khác về chất lượng cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong nước ngày càng được nâng lên và ổn định hơn. Nhượng quyền thương mại với những hệ thống kinh doanh đồng nhất sẽ giúp cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ đồng nhất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ được đảm bảo bởi uy tín của chủ thương hiệu và toàn bộ chuỗi cửa hàng. Do đó,khi bước vào những cơ sở nhượng quyền thương mại khác nhau của cùng một hệ thống, người tiêu dùng biết trước chắc chắn về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mà mình sẽ được cung cấp.
Với số tiền quảng cáo lớn từ các bên nhận quyền, bên nhượng quyền sẽ có ngân sách lớn để thực hiện các chương trình quảng bá cũng như các chương trình nghệ thuật, chương trình xã hội.Ngoài ra, có thể sử dụng để tham gia đóng góp các chương trình phát triển vì cộng đồng, vừa nâng cao uy tín, hình ảnh của thương hiệu, vừa đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Điều này cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Một nghiên cứu tại Mỹ cách đây vài năm đã cho thấy rơ hiệu quả của kiểu kinh doanh này: sau 10 năm vận hành, 92% franchise vẫn hoạt động trong khi 82% doanh nghiệp độc lập đã phải đóng cửa1.Với tỷ lệ các doanh nghiệp thành công cao theo phương thức này đã tiết kiệm được tiền của rất lớn cho xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động. Đồng thời, quộc gia nhận nhượng quyền được chuyển giao công nghệ, học hỏi phương thức, kiến thức kinh nghiệm kinh doanh từ các nước phát triển.
5. Hạn chế của hoạt động nhượng quyền thương mại
5.1.Đối với bên nhượng quyền
5.1.1. Bên nhượng quyền mất đi sự kiểm soát của mình đối với việc kinh doanh:
Mặc dù các hợp đồng nhượng quyền thương mại đều quy định rất rõ cách thức tiến hành việc kinh doanh cũng như hạn chế đối với bên nhận quyền, nhưng bên nhận quyền là một bên độc lập luôn tìm cách thu lợi nhuận tối đa cho bản thân
1
Có thể bạn quan tâm!
-
Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam - 1
-
Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam - 2
-
Lợi Ích Của Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
-
Những Bất Cập Về Mặt Pháp Lý Liên Quan Tới Nqtm :
-
Số Lượng Doanh Nghiệp Phân Phối Bán Lẻ 2000-2007
-
Xu Hướng Phát Triển Của Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam:
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Nguồn:http://www.doanhnhan360.com/PortletBlank.aspx/7D9FE5EBFE7845049D725B1A30149BB5/View/ Kinhdoanh/018CADB63BA84D7CBF77763C5D1EC3A2/6109.viePortal?print=Mua_quyen_thuong_hieu$2 0818, truy cập ngày 24/04/2010
mình. Bên nhận quyền có thể tiến hành mọi phương thức để thu được lợi nhuận tối đa bao gồm cả việc không tuân thủ các hướng dẫn của bên nhượng quyền trong việc lựa chọn nguồn hàng cung cấp, hạ thấp chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tranh giành khách hàng của các bên nhận quyền khác và cao nhất là không tuân thủ pháp luật đầy đủ khi tiến hành kinh doanh. Trong trường hợp này, một khi bên nhận quyền đã cố ý làm trái thì bên nhượng quyền khó có thể kiểm soát được họ.
5.1.2. Khả năng đánh mất uy tín của bên nhượng quyền và cả hệ thống nhượng quyền:
Một hệ thống thành công là một hệ thống không dựa vào một cửa hàng riêng lẻ quá nổi bật mà phải dựa vào khả năng đồng đều của nhiều cửa hàng. Do vậy, nếu không giữ được tiêu chuẩn về đồng bộ về hình ảnh và chất lượng trong tất cả các cửa hàng cùng hệ thống thì sẽ gặp phải việc khách hàng thường xuyên than phiền về chất lượng có khác biệt giữa cửa hàng thuộc sở hữu công ty mẹ và cửa hàng nhận nhượng quyền thương mại. Điều này dẫn đến sự hoài nghi đối với khách hàng khi muốn quyết định chọn doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Đồng thời, việc bên nhận quyền không thực hiện đúng các quy dịnh của hệ thống khiến cho việc kinh doanh bị thất bại, mất uy tín có thể gây ấn tượng xấu cho toàn bộ hệ thống kinh doanh nhượng quyền, đồng thời làm giảm giá trị của bên nhượng quyền. Do đó, đòi hỏi bên nhượng quyền phải luôn kiểm soát sâu sát các bên nhận quyền để tránh việc vì sai lầm của một bên mà làm thất bại một hệ thống.
5.1.3. Khả năng bị bên nhận quyền chiếm đoạt các bí quyết và thông tin quan trọng liên quan tới việc kinh doanh:
Khi tiến hành nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền các bí quyết và thông tin quan trọng liên quan đến việc kinh doanh của mình. Dù cho hợp đồng nhượng quyền có quy định những hạn chế của bên nhận quyền trong việc sử dụng và phổ biến những thông tin này thì vẫn tiềm tàng khả năng những thông tin này bị sử dụng sai mục đích và việc bên nhận quyền tiếp tục sử dụng những bí quyết và thông tin quan trong này sau khi hợp đồng chấm dứt.
5.1.4. Mâu thuẫn giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền:
Xu hướng của người nhượng quyền là muốn kiểm soát chu trình kinh doanh thống nhất, nhưng người nhận quyền muốn giữ bản sắc của mình và thoát ly ở mức độ có thể so với các quy định của các điều khoản trong hợp đồng. Mâu thuẫn này chính là nguyên nhân sinh ra các tranh chấp về phí chuyển nhượng, hợp đồng vô hiệu hay phạt hợp đồng….
Phí nhượng quyền thường được tính trên phần trăm doanh thu của cơ sở nhượng quyền mà việc quản lý doanh thu của cơ sở nhượng quyền lại do bên nhận quyền thực hiện. Do đó, tồn tại nguy cơ mất lòng tin và tranh chấp giữa hai bên một khi bên nhận quyền tìm cách làm sai lệch sổ sách, không thể hiện đúng doanh thu của cơ sở kinh doanh nhượng quyền hoặc khi bên nhượng quyền tìm cách can thiệp quá sâu vào hoạt động của cơ sở nhượng quyền để quản lý doanh thu. Điều này sẽ dẫn tới những tranh chấp giữa hai bên làm ảnh hưởng tới chất và lượng của hệ thống nhượng quyền. Thậm chí có thể phá vỡ cả một hệ thống bằng những tranh chấp pháp lý.
5.2. Đối với bên nhận quyền
5.2.1. Bên nhận quyền bị giảm tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, hạn chế quyền chủ động của bên nhận quyền:
Một đặc điểm trong hệ thống nhượng quyền thương mại là các cơ sở kinh doanh nhượng quyền phải giống nhau để khách hàng vào bất cứ cơ sở nào cũng nhận được sự phục vụ có được cảm giác giống nhau. Do đó, mặc dù là người bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh, nhưng bên nhận quyền lại không thể thay đổi việc kinh doanh theo ý muốn chủ quan của mình. Bên nhận quyền buộc phải thực hiện hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền một cách cứng nhắc, không được thay đổi, thêm bớt ý tưởng của riêng mình vào việc kinh doanh. Điều này hạn chế tính sáng tạo trong công việc kinh doanh, hạn chế hiệu quả kinh doanh của bên nhận quyền. Người nhận quyền hầu như không còn “khoảng trống” để phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của mình. Từ các bí quyết công nghệ, nhãn hiệu, logo, chiến dịch quảng cáo đến trang phục của nhân viên, cách bài trí của cửa hàng… đều phải thực hiện đúng theo quy định của bên nhượng quyền. Bản sắc kinh doanh của từng
cá thể cũng chính là bản sắc kinh doanh của cả hệ thống. Tóm lại nếu kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại, về bản chất các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh vì mình nhưng không phải tự mình.
5.2.2. Lợi nhuận bị chia sẻ:
Khi tham gia hệ thống nhượng quyền, các cơ sở nhận suyền phải đóng góp phí suy trì hàng tháng, thường là % doanh thu hay một số tiền nhất định. Số tiền này được trích ra từ lợi nhuận của cửa hàng. Ngoài ra, các bên nhận quyền phải đóng góp thêm các khoản tiền khác như phí quảng cáo…
5.2.3. Ảnh hưởng hệ thống chuỗi khi có tác động tiêu cực:
Ngoài ra, nếu phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống, người nhận quyền cũng có thể chịu ảnh hưởng của những rủi ro hệ thống khác. Chỉ cần một cửa hàng trong hệ thống hoạt động kém hiệu quả như cung cấp sản phẩm kém chất lượng, dịch vụ không chu đáo,..có thể gây mất uy tín với khách hàng, đối tác. Điều này sẽ ảnh hưởng tới uy tín của toàn bộ hệ thống. Khắc phục điều này đòi hỏi bên nhận quyền phải cân bằng các hạn chế trong “ dây chuyền” với khả năng điều hành hoạt động kinh doanh cá nhân.
5.3. Đối với nền kinh tế, xã hội
5.3.1. Hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng:
Do các hệ thống nhượng quyền phát triển nhanh chóng nên việc bắt gặp các cửa hàng giống nhau mang cùng một thương hiệu ở khắp nơi với phong cách bài trí, sản phẩm và dịch vụ cung cấp đều đồng nhất. Tính đồng bộ là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của hoạt động nhượng quyền nhưng điều đó cũng có nghĩa là khách hàng sẽ phải thưởng thức cùng một loại bánh, một hương vị giống hệt nhau, trong khung cảnh và cách phục vụ giống hệt nhau. Điều này có thể tạo nên sự nhàm chán và mất tính riêng biệt, đặc sắc của từng cửa hàng. Có thể nói, đây vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của các hệ thống nhượng quyền.
5.2.3. Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh dễ phát sinh tranh chấp:
Các tranh chấp có thể đến từ việc bên nhượng quyền không đủ năng lực, không xây dựng được hình ảnh cho hệ thống mà chỉ quan tâm đến việc thu phí từ
bên nhận quyền dẫn đến sự thất bại của hệ thống hoặc việc bên nhượng quyền lừa gạt, nhận tiền từ bên nhận quyền kém cỏi trong việc kinh doanh,cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng làm ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống, hoặc viêc bên nhận quyền gian dối không tuân thủ đầy đủ các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền, tiếp tục sử dụng các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền sau khi hợp đồng đã chấm dứt.
II – Phát triển hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ
1.Ứng dụng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bán lẻ
Trong số các ngành nghề có thể áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại thì bán lẻ là một trong những ngành có tỷ lệ nhượng quyền cao nhất, chỉ sau ngành thực phẩm.
Tại Trung Quốc, tỷ lệ nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ chiếm tới 30% tổng số lượng các cửa hàng nhượng quyền, sau ngành thực phẩm (35%). Tại Nhật Bản, tỷ lệ đó là 32% nếu tính theo số hệ thống nhượng quyền và 36% nếu tính theo số cửa hàng nhượng quyền. Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê chính thức nào về việc áp dụng hình thức nhượng quyền trong lĩnh vực bán lẻ nhưng có thể nhận thấy rằng cơ cấu bán lẻ đang có sự thay đổi lớn từ kênh bán lẻ truyền thống như chợ, các kênh phân phối của các nhà sản xuất sang kênh bán lẻ hiện đại là các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thuận tiện, cửa hàng chuyên doanh.
Do đó, hàng loạt các tên tuổi nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền bán lẻ đã và đang chuẩn bị có mặt tại Việt Nam, cũng như một số thương hiệu bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào hình thức kinh doanh nhượng quyền.
Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trường bán lẻ sau khi gai nhập WTO, Việt Nam đã ban hành một số quy định mới. Từ ngày 01/01/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức vốn góp từ phía nước ngoài. Ngày 01/01/2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều này khiến cho thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động hơn.
Nguyên nhân:
- Cung cấp hàng hóa thiết yếu: Ngành bán lẻ là ngành cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống con người. Chi tiêu cho tiêu dùng chiếm từ 40-60% thu nhập của các hộ gia đình. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu mua sắm, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn ngon, mặc đẹp lại càng được chú ý và đòi hỏi cao hơn. Ta có thể bắt gặp các cửa hàng tạp hóa ở khắp nơi, chúng trở thành hệ thống chân rết trên thị trường bán lẻ. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng đang dần thay đổi, kênh phân phối bán lẻ cũng chuyển dần từ truyền thống sang hiện đại. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho kinh doanh nhượng quyền, đặc biệt là nhượng quyền các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại…
-Mô hình kinh doanh dễ nhượng quyền: Phương thức kinh doanh trong ngành bán lẻ có thể chuẩn hóa và dễ dàng nhượng quyền hơn các ngành khác. Bên nhượng quyền có thể trở thành nhà cung cấp chính cho các bên nhận quyền, bằng cách thành lập các tổng kho phân phối, nâng cao hiệu quả của cả hệ thống. Điều này giúp hệ thống hoạt động chuyên nghiệp, liên tục và đồng nhất giữa các cửa hàng, siêu thị. Bên nhượng quyền có thể dễ dàng nhượng quyền ở tất cả các loại hình như cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay trung tâm thương mại với quy mô và số lượng khác nhau.
- Khả năng quay vòng vốn nhanh: Do các doanh nghiệp bán lẻ cung cấp hàng thiết yếu cho cuộc sống nên khi nhận nhượng quyền thương mại của những thương hiệu có tên tuổi trong ngành bán lẻ có thể thu hút khách hàng và bán hàng nhanh hơn. Bên nhận quyền chỉ mất vốn đầu tư trang hoàng lại cửa hàng, thiết bị,…và được nhận sự hỗ trợ của bên nhượng quyền về kinh nghiệm quản lý, nhập hàng với giá thấp hơn nên doanh thu cao hơn, lợi nhuận cao hơn.
Các tiêu chuẩn cần thiết trong việc kinh doanh bán lẻ:
- Sự tiện lợi: Ngành bán lẻ đòi hỏi các doanh nghiệp lựa chọn và xây dựng được những cửa hàng, siêu thị có vị trí thuận lợi cho việc mua bán. Ngoài ra, sản phẩm được cung cấp trong các kênh bán lẻ phải phong phú, đa dạng về chủng loại. Khách hàng có thể lựa chọn những sản phẩm thiết yếu cho gia đình như hóa mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng…Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua sắm tại các chợ hay các cửa hàng tạp hóa do chúng gần nhà, giao thông thuận lợi. Do đó, các doanh nghiệp
bán lẻ không chỉ xây dựng cơ sở ở các trung tâm thành thị, ngã ba, ngã tư mà vẫn có thể xây dựng các cửa hàng tiện ích len lỏi trong các khu dân cư .
- Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ : Hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi không chỉ yêu cầu phong phú về chủng loại mà còn phải được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, những dịch vụ mà doanh nghiệp bán lẻ cung cấp cho khách hàng như dịch vụ ngân hàng, phương thức thanh toán, giao hàng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí…cũng góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho khách hàng. Doanh nghiệp bán lẻ nào có thể cung cấp được hàng hóa chất lượng cao, giá cả phải chăng thì mới có khả năng tồn tại trong một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức như Việt Nam.
- Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng: Các doanh nghiệp bán lẻ là những người tiếp xúc trực tiếp và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Các doanh nghiệp này muốn tăng doanh thu, tăng thị phần, thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng thì điều quan trọng nhất là họ phải hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Đó chính là những giá trị gia tăng mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng khi tham gia mua sắm tại cơ sở của họ. Đó là phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiệt tình. Đó là những chương trình khuyến mãi, xúc tiến bán hàng và những chương trình chăm sóc khách hàng như thẻ thành viên,…Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kết nối lâu dài với khách hàng và mở ra lựa chọn mới cho các khách hàng tiềm năng.
2. Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động NQTM trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam
2.1. Cơ sở pháp lý điều tiết hoạt động NQTM tại Việt Nam
2.1.1. Các quy định pháp lý về NQTM tại Việt Nam :
- Các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam :
Trước ngày 01/01/2006, khái niệm nhượng quyền thương mại chưa được chính thức xuất hiện trong bất kỳ văn bản luật nào ở Việt Nam, chỉ có một vài khía cạnh liên quan đến hoạt động này được nhắc đến trong các văn bản pháp quy về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ. Điều 35 và 37, Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 24-10-1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp đã nhắc tới khía cạnh
chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trong hoạt động nhượng quyền thương mại, theo đó chủ sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của mình cho cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác. Việc chuyển giao này phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản( gọi là “ hợp đồng li-xăng”) và chỉ có giá trị pháp lý khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tại điều 4, Nghị định số 11/2005/ NĐ- CP ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, hoạt động nhượng quyền thương mại được đề cập dưới tên gọi “cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Theo nghị định này, cấp phép đặ quyền kinh doanh là một nội dung trong hoạt động chuyển giao công nghệ và được định nghĩa như sau: “ Cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó, bên nhân sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và bí quyết của bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại”.
Luật Thương mại sửa đổi năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, mới chính thức đưa vào thuật ngữ “nhượng quyền thương mại”. Đây là lần đầu tiên định nghĩa “ nhượng quyền thương mại” được đề cập đến trong một bộ luật của nước ta. Mục 8 Luật thương mại bao gồm các Điều từ 284 đến 291 đã nêu định nghĩa nhượng quyền thương mại, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, đồng thời thừa nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại và phải đăng ký. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại năm 2005 chưa đủ rõ ràng và cụ thể đển làm căn cứ pháp lý cho hoạt động này. Nội dung hợp đồng thương mại, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại vẫn chưa được đề cập, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chưa được quy định chi tiết.
Ngày 31/03/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Trong Nghị định này, định nghĩa “quyền thương mại” đã được mở rộng và làm rõ. Nếu Điều 284 Luật Thương mại quy định “quyền thương mại” là “quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu