Số Lượng Doanh Nghiệp Phân Phối Bán Lẻ 2000-2007

năm 2007 đã gấp hơn 2,5 lần so với số lượng năm 2000. Các doanh nghiệp nhận thức được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên trong những năm gần đây và tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam. Do đó, số lượng các nhà đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng lên đáng kể. Các doanh nghiệp bán lẻ không những tăng về số lượng mà về cả chất lượng và các dịch vụ gia tăng kèm theo, đồng thời, đa dạng hóa loại hình và cách thức kinh doanh. Điều này góp phần tác động tích cực tới thị trường bán lẻ Việt Nam trở nên sôi động, đa dạng và cạnh tranh hơn. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp bán lẻ tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.Thị trường bán lẻ Việt Nam đầy tiềm năng, là mảnh đất màu mỡ cho tất cả các doanh nghiệp tham gia.

Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp phân phối bán lẻ 2000-2007


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Số

lượng

7.528

8.490

8.955

9.384

11.042

13.401

16.313

18.980

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra

2000-2007

Biểu đồ 1: Số lượng DN phân phối bán lẻ giai đoạn 2000-2007


Nguồn Tổng Cục Thống kê Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra 2000 1

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra

2000-2007

* Quy mô vốn đầu tư :

Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam có quy mô khác nhau và vốn đầu tư không đồng đều. Nhìn chung, vốn đầu tư bình quân của các doanh nghiệp bán lẻ có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Do xuất phát điểm về vốn của các doanh nghiệp Việt Nam thấp nên dù tăng trưởng với tốc độ cao thì vốn vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần hoạch định lại nguồn vốn của mình và có những biện pháp để thu hút và khai thác vốn đầu tư một cách hiệu quả.

* Số lao động trong ngành bán lẻ:

Dân số Việt Nam là dân số trẻ, số người trong độ tuổi từ 15-55 tuổi, chiếm

%dân số, tức là hơn 40 triệu người mỗi năm. Hiện nay, số lượng lao động trong ngành bán lẻ có xu hướng tăng lên đáng kể do nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng khi số lượng và quy mô các doanh nghiệp bán lẻ tăng lên. Số lao động trong ngành bán lẻ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số lao động của cả nước, năm 2008 là 10,5%. Trong thời gian tới, tiềm năng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam rất lớn, do đó, sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút nhiều lao động bao gồm cả nguồn nhân lực chuyển từ các ngành khác sang

Bảng 3: Số lao động bình quân trong ngành phân phối bán lẻ 2003-2008


Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng lao động

42.078,6

42.315,6

41.849,5

41.253,1

40.901,7

41.055,

0

Lao động trong ngành bán lẻ

(ĐV:1000 người)

2.900,0

3.300,0

3.800,0

4.200,0

4.409,0

4.310,0

Lao động trong

ngành bán lẻ (%)

6,9

7,8

9,1

10,2

10,8

10,5

Nguồn: Euromonitor International:Báo cáo phân tích thị trường Việt Nam 2003-2008, tr.23-25


Biểu đồ 2: Số lao động bình quân trong ngành bán lẻ 2003-2008


Nguồn Euromonitor International Báo cáo phân tích thị trường Việt Nam 2003 2008 tr 23 2

Nguồn: Euromonitor International:Báo cáo phân tích thị trường Việt Nam 2003-2008, tr.23-25

* Sức mua trên thị trường:

Theo Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá mỗi năm đạt doanh thu hơn 20 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đến 30%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở độ tuổi 22-55 chiếm 70,29% dân số. Năm 2006, doanh thu từ bán lẻ đạt 37,5 tỷ USD, con số này tăng lên 42,5 tỷ USD vào năm 2007 và hơn 45 tỷ USD vào năm 2008 với gần 85% người dân thành thị ở khu vực phía Nam thường xuyên mua sắm tại các siêu thị và trung tâm thương mại. 6

* Dân số tăng:

Sự phát triển nhanh chóng về dân số là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. Do dân số tăng thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm bán lẻ cũng tăng lên. Dân số đã tăng trưởng với một tỷ lệ ổn định, trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng lên khoảng 1 triệu người. Theo AT Kearney, dân số Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, độ tuổi từ 15 đến 39, là


6 Nguồn: Bộ công thương, Vụ chính trị và thị trường trong nước

độ tuổi tiêu dùng đáng mơ ước đang tăng nhanh hơn bất cứ thị trường nào trong bảng xếp hạng.

Biểu đồ 3: Dân số Việt Nam giai đoạn 2003-2008


Nguồn Euromonitor EIU Calculations Thu nhập của người dân ngày càng tăng Thu nhập 3

Nguồn: Euromonitor &EIU Calculations

* Thu nhập của người dân ngày càng tăng:

Thu nhập bình quân đầu người tăng trung bình khoảng 7,3% trong giai đoạn 2002-2007 và được dự đoán sẽ tăng ở mức 10,3% trong giai đoạn 2008-20127. Thu nhập bình quân tăng sẽ tạo điều kiện cho người dân mua sắm nhiều hơn, mức tiêu dùng các sản phẩm bán lẻ tăng lên. Do vậy, thu nhập bình quân của người dân Việt Nam tăng lên là yếu tố tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt

Nam và sẽ còn tiếp tục tác động trong những năm tiếp theo.

Biểu đồ 4 : Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam giai đoạn 2002-2007


7 Nguồn http www euromonitor com countries consumers aspx truy cập ngày 25 04 2010 Nguồn 4


7 Nguồn: http://www.euromonitor.com/countries_consumers.aspx, truy cập ngày 25/04/2010

Nguồn: Euromonitor &EIU Calculations

Theo nghiên cứu mới đây của Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2005 đã đạt 10,1 triệu đồng, tương đương 683USSD. Sang năm 2006, con số này tăng lên 11,6 triệu đồng, tức là 725 USD, tăng 13,6%. Đây là một thuận lợi cơ bản để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại khắp các thành phố, đô thị lớn và vừa trên cả nước.

* Mức chi tiêu tiêu dùng cao:

Cùng với sự tăng lên về thu nhập thì mức chi tiêu cho tiêu dùng của người dân cũng tăng lên với tốc độ trung bình vào khoảng 14,5% trong giai đoạn 2002- 2007. Theo dự đoán, mức chi tiêu sẽ tăng trung bình khoảng 14,8% trong giai đoạn 2008-2012 và ước tính đạt 89,7 tỷ USD vào cuối năm 2012.8

Khoản tiền dành cho tiêu dùng của các hộ gia đình tăng lên, do đó, nhu cầu mua sắm các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho dời sống gia đình như thực phẩm, đồ gia dụng, điện tử… tăng lên nhanh chóng. Xét trên góc độ vĩ mô, lượng cầu cao sẽ kihc thích sự phát triển của nguồn cung trong nền kinh tế. Do đó, nó tác động tích cực tới nhà sản xuất và hệ thống bán lẻ Việt Nam ngày càng phát triển hiện đại và hoàn thiện hơn.

Biểu đồ 5 :Mức chi tiêu cho tiêu dùng của người Việt Nam 2000-2007


Nguồn Thống kê tài chính quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế 8 Nguồn Báo cáo phân 5

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế, Quỹ tiền tệ quốc tế



8 Nguồn: Báo cáo phân tích thị trường bán lẻ Việt Nam 2000-2008, Tập đoàn RNCOS, tr.13


* Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong GDP của Việt Nam:

Theo Bộ Thương mại, hiện nay, tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng (là “cận” trên của tổng mức bán lẻ hàng hoá) so với GDP của Việt Nam đang thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%), trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2% và Thái Lan 67,7%... Dự báo giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá chiếm khoảng 80% quỹ tiêu dùng cuối cùng.

Nếu như trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và mức sống của dân cư đã được nâng lên đáng kể thì các chuyên gia kinh tế dự báo tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP sẽ tiếp tục giữ khoảng 70% cho thời kỳ chiến lược 2006 - 2020 do Việt Nam ưu tiên cho đầu tư phát triển và xuất khẩu.

Đến năm 2010, quỹ tiêu dùng cuối cùng sẽ có quy mô khoảng 840.000 -

860.000 tỷ đồng.9

Bảng 4 : Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong GDP Việt Nam 2000-2006


N

ăm

2

000

2

001

2

002

2

003

2

004

2

005

2

006

Tỷ trọng

7

2,88

7

1,18

7

1,32

7

2,58

7

2,41

7

2,64

7

2,21

Nguồn: Tổng cục thống kê, Thực trạng điều tra mức sống 2000-2006

3. Cấu trúc thị trường bán lẻ Việt Nam:

Ngành bán lẻ Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của mình, các cửa hàng bán lẻ độc lập do các hộ gia đình kinh doanh chiếm ưu thế thống trị trên thị trường. Lĩnh vực bán lẻ được xem là lĩnh vực có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Thị trường đang trải qua quá trình biến đổi dẫn tới sự hình thành của các cửa hàng lớn và các trung tâm mua sắm hiện đại. Tuy nhiên, mặc dù đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong lĩnh vực bán lẻ nhưng có tới 90%


9 Nguồn: http://vneconomy.vn/71641P0C19/nhu-cau-va-thoi-quen-tieu-dung-giai-doan-20062010.htm, truy cập ngày 26/03/2010

tổng doanh thu bán lẻ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các mô hình bán lẻ truyền thống.

Tuy nhiên, ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thị phần của các mô hình bán lẻ hiện đại đang tăng lên nhanh chóng, tăng từ 6% năm 2001 lên 21% vào năm 2006. Riêng tại TPHCM và Hà Nội, kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng khoảng 28% (năm 2008) và dự kiến lên đến 37% vào năm 201010. Với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và mức thu nhập tăng lên, tầng lớp trung lưu tăng lên, dân số trẻ và có xu hướng tiêu dùng hiện đại đã tiếp thêm năng lượng cho sự phát triển của các mô hình bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. Bán lẻ hiện đại đã đạt được mức tăng trưởng bình quân 18%/năm trong giai đoạn 2000-2006 và được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng ở mức độ này trong những năm tiếp theo. Nhu cầu trải nghiệm cách thức mua sắm theo tiêu chuẩn quốc tế của người dân thành thị tăng lên và do đó, số người tiêu dùng chuyển từ mua sắm tại các mô hình bán lẻ truyền thống đang chuyển dần sang mô hình bán lẻ hiện đại tăng lên.

Biểu đồ 6: Thị phần của thương mại hiện đại và truyền thống tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội (%),2004-2006

Nguồn AC Neilsen số liệu tại TP Hồ Chí Minh 10 Nguồn http www saga vn Marketing 6

Nguồn: AC Neilsen, số liệu tại TP Hồ Chí Minh.


10 Nguồn: http://www.saga.vn/Marketing/Nghiencuu/Nghiencuuthitruong/19614.saga, truy cập ngày 16/04/2010

* Siêu thị:

Nhận thức về việc mua sắm tại siêu thị của người dân dần được nâng lên. Tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hiện nay có khoảng 104 siêu thị vào năm 2005, chiếm 75% tổng số các siêu thị ở Việt Nam11. Sự phổ biến của các siêu thị khiến cho khách hàng có yêu cầu cao hơn về chủng loại mặt hàng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà các siêu thị cung cấp. Hơn nữa, việc tăng số lượng các siêu thị ở Việt Nam thì quy mô hoạt động của các siêu thị đang hoạt động cũng thay đổi dần. Quy mô của các siêu thị trung bình khoảng 25.000m2- 50.000m2 so với 5.000m2-8.000m2 vào thời gian đầu phát triển giai đoạn giữa thập niên 90. Hầu hết các siêu thị ở TP Hồ Chí Minh đều được đặt ở ngoại ô, nơi các nhà bán lẻ có thể xây dựng những cơ sở bán lẻ có quy mô lớn với chi phí thuê hay mua mặt bằng thấp hơn trong nội thành.

“Năm 1995, VN mới có 10 siêu thị và 2 trung tâm thương mại. Đến hết năm 2008, con số này đã tăng lên hơn 8.300 chợ các loại, gần 400 siêu thị và trung tâm thương mại. Riêng Hà Nội đã có 350 chợ, 85 siêu thị và đại siêu thị, 14 trung tâm thương mại. VN đang đi từ con đường bán lẻ cổ xưa đến một ngành công nghiệp bán lẻ hiện đại với mức đóng góp 15 % GDP hàng năm. Đến năm 2012, doanh thu ngành bán lẻ có thể đạt 85 tỷ USD.” 12

* Cửa hàng tiện dụng :

Số lượng các cửa hàng tiện dụng ở TP Hồ Chí Minh đang tăng lên nhanh chóng, biến thành phố thành một thị trường bán lẻ hấp dẫn với các hình thức bán lẻ hiện đại. Do Việt Nam vẫn là một thị trường đang phát triển và các cửa hàng tiện dụng vẫn chưa đạt đến mức phát triển cao nhất, cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì triển vọng phát triển cho các cửa hàng tiện dụng là đầy hứa hẹn. Do đó, các công ty bán lẻ lớn trong và ngoài nước đang chủ trương mở thêm các cửa hàng tiện dụng mới ở Việt Nam.

Sự phát triển của các cửa hàng tiện dụng sẽ là beieur hiện của quá trình hiện đại hóa thị trường bán lẻ Việt Nam. Việc chuyển đổi từ các cửa hàng tạp hóa truyền


11 Nguồn: Báo cáo phân tích thị trường bán lẻ Việt Nam 2008-2012, Tập đoàn RNCOS, tr.62

12 Nguồn: Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Thị trường bán lẻ nội địa.

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*