Lợi Ích Của Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại

- Đặc điểm: Bên nhận quyền được độc quyền kinh doanh trên một phạm vi địa lý nhất định như một vùng hay một thành phố và trong một khoảng thời gian nhất định, thường 3 -5 năm.

Bên nhận quyền không được phép nhượng quyền lại cho bất cứ đối tác nào và cũng không phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thay thế chủ thương hiệu như đại lý franchise độc quyền cho bất kỳ đối tác nào khác.

Bên nhận quyền cũng phải cam kết và có trách nhiệm mở thêm bao nhiêu cửa hàng theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không sẽ bị mất ưu tiên độc quyền hoặc phạm vi độc quyền bị thu hẹp (dù vậy hợp đồng nhượng quyền không vì thế mà mất hiệu lực). Các cửa hàng mở thêm đều phải do họ tự thành lập và quản lý trực tiếp. Trong trường hợp, sau một thời gian kinh doanh hiệu quả bên nhận quyền phát triển khu vực có thể xin chuyển hợp đồng thành hợp đồng đại lý franchise độc quyền.

-Phí nhượng quyền: Phí nhượng quyền ban đầu tương đối cao hơn so với nhượng quyền trực tiếp nhưng thấp hơn so với phí đại lý franchise độc quyền.

- Thời gian hợp đồng: thường trung bình từ 3 đến 5 năm

- Áp dụng thực tế: tương tự hình thức đại lý franchise độc quyền.

* Nhượng quyền thương mại trực tiếp, riêng lẻ (Single Unit Franchise) Nhượng quyền thương mại trực tiếp, riêng lẻ là hình thức nhượng quyền,

theo đó, bên nhận quyền ký kết hợp đồng trực tiếp với bên nhượng quyền cho từng cơ sở nhượng quyền không qua trung gian. Hình thức này phù hợp với bên nhượng quyền và đối tác tiềm năng có trụ sở và cùng hoạt động trong phạm vi lãnh thổ nhất định sẽ giúp bên nhượng quyền dễ dàng kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền với chi phí thấp hơn, hiệu quả cao hơn so với hai hình thức trên.

- Bên nhượng quyền: là chủ thương hiệu hoặc đại lý franchsie độc quyền.

- Bên nhận quyền : thường là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh lâu năm hơn là các công ty hay tổ chức lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Đặc điểm: Bên nhận quyền chỉ có thể sở hữu một cửa hàng nhượng quyền duy nhất, không được phép nhượng quyền cho người khác (sub-franchise) và không được tự ý mở thêm một cửa hàng nhượng quyền tương tự. Nếu muốn mở thêm cửa

hàng mới, họ phải được sự chấp thuận của bên nhượng quyền, ký kết một hợp đồng riêng và còn tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh cửa hàng hiện tại.

Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại thị trường Việt Nam - 3

- Lợi thế: Bên nhượng quyền có điều kiện làm việc và kiểm tra cửa hàng nhượng quyền một cách chặt chẽ, sâu sát. Mối quan hệ giữa hai bên ngày càng gắn bó. Ngoài ra, phí nhượng quyền thu được không phải chia sẻ cho đối tác trung gian.

- Hạn chế : Vì phải giám sát tời từng đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ nên hình thức này đòi hỏi bên nhượng quyền phải thiết lập một đội ngũ nhân sự khá lớn, vững mạnh, có trình độ, chuyên trách hoạt động nhượng quyền phục vụ kiểm soát.

- Mức phí nhượng quyền: thấp nhất so với các hình thức nhượng quyền

khác.

- Thời gian hợp đồng: trong một khoảng thời gian nhất định ( thường từ 3

đến 5 năm), sau đó muốn gia hạn hợp đồng, bên nhận quyền phải trả thêm phí.

- Áp dụng thực tế: Đây là hình thức đang được các doanh nghiệp Việt Nam như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô thực hiện chủ yếu. Các thương hiệu lớn của thế giới như Mc Donald’s, KFC, Gloria Jeans khi bành trướng hệ thống ra thế giới thường không bao giờ nhượng quyền thương mại trực tiếp, riêng lẻ.

Lưu ý: Hiện tại trong các Văn bản pháp lý về Nhượng quyền thương mại của Việt Nam hay nói cách khác Luật Việt Nam không phân biệt nhượng quyền thương mại thành ba hình thức như trên, mà chỉ quy định thành hai loại: nhượng quyền thương mại ban đầu (sơ cấp) và nhượng quyền thương mại thứ cấp.

* Liên doanh ( Joint Venture)

Liên doanh là hình thức nhượng quyền thương mại mà theo đó, chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một đối tác địa phương ở nước ngoài và liên doanh này sẽ đóng vai trò của một đại lý franchise độc quyền thay mặt chủ thương hiệu toàn quyền kinh doanh nhượng quyền thương mại tại một quốc gia hay khu vực nào đó.

- Bên nhượng quyền: chủ thương hiệu

- Bên nhận quyền: Đối tác địa phương ở nước ngoài

- Đặc điểm: hai bên sẽ cùng góp vốn vào liên doanh. Thông thường, chủ thương hiệu sẽ góp vốn bằng thương hiệu nổi tiếng, bí quyết kinh doanh và có thể

cộng thêm một số lượng tiền mặt, còn phía đối tác nước ngoài đóng góp chủ yếu bằng tiền vốn, đất đai, nhân lực và kiến thức địa phương.

- Lợi thế: Hình thức này khắc phục được những hạn chế trong hoạt động nhượng quyền qua trung gian. Chủ thương hiệu có thể tiếp cận và nắm bắt thị trường nước ngoài dễ dàng hơn, tận dụng được nguồn vốn do đối tác đóng góp vào liên doanh, trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát, đặc biệt được ăn chia lợi nhuận nhiều hơn so với mô hình đại lý franchise độc quyền hay franchise phát triển khu vực thuần túy.

- Hạn chế: Hình thức này cũng không tránh khỏi những điểm bất lợi vốn có của một công ty liên doanh nói chung, ví dụ, khó khăn trong việc lựa chọn đúng đối tác để liên doanh vì nếu chọn nhầm đối tác, cả một thị trường xem như bế tắc; Rủi ro tài chính mtooj khi liên doanh thất bại; quyền kiểm soát trong liên doanh; Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên tham gia liên doanh khi xảy ra tranh chấp thì giải quyết như thế nào?

- Áp dụng: Hình thức liên doanh thường không được chủ thương hiệu ưu tiên sử dụng do họ sẽ phải chấp nhận nhiều rủi ro như đề cập ở trên. Hình thức này chỉ được sử dụng trong trường hợp chủ thương hiệu thực sự mong muốn thâm nhập vào thị trường nào đó mà không có đối tác nhận quyền phù hợp.

4. Lợi ích của hoạt động nhượng quyền thương mại

4.1. Đối với bên nhượng quyền

4.1.1. Bên nhượng quyền có thể nhân rộng mạng lưới hoạt động của mình, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng

Trong kinh doanh, vốn luôn là mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường.

Mô hình hoạt động của nhượng quyền thương mại yêu cầu bên nhận quyền phải bỏ vốn đầu tư cho việc kinh doanh của mình và được bên nhượng quyền cho quyền sử dụng một phương thức kinh doanh đã thành công và các đối tượng sở

hữu trí tuệ do bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát. Đồng thời, việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền. Do đó, một khi bên nhượng quyền đã xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ và phương thức kinh doanh của mình một các cẩn thận và thực hiện một cách bài bản đảm bảo hiệu quả thì họ có thể nhanh chóng mở rộng hệ thống của mình ra nhiều cơ sở khác nhau bằng nguồn vốn của các bên nhận quyền mặc dù mình vẫn giữ được quyền kiểm soát đối với tất cả hệ thống. Vì không bỏ vốn đầu tư cho việc kinh doanh nên bên nhượng quyền cũng không phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền cũng như rủi ro, phá sản nếu việc kinh doanh của một bên nhận quyền không thành công.

Bên nhượng quyền có thể dễ dàng cùng một lúc khai thác nhiều khu vực mới bằng việc cùng một lúc nhượng quyền cho các bên ở các khu vực đó. Phương thức kinh doanh và các đối tượng sở hữu trí tuệ đã thành công đã được thiết lập sẵn, không cần nhiều thời gian để có thể tiếp cận các khu vực thị trường mới. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhượng quyền còn hạn chế khả năng phản ứng của các đối thủ cạnh tranh nhờ vào việc chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng. Nói tóm lại là hiệu ứng chuỗi được thực hiện mà không phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư.

4.1.2 .Tăng doanh thu cho bên nhượng quyền:

Bên nhượng quyền sẽ nhận được các khoản phí ban đầu cũng như phí định kỳ của các bên nhận quyền. Đây là một khoản lợi cực lớn, liên tục và ổn định đối với bên nhượng quyền. Hệ thống càng lớn, càng có nhiều bên nhận quyền thì khoản phí bên nhượng quyền nhận được càng gia tăng. Đáp lại, với khoản thu lớn sẽ cho phép bên nhượng quyền đầu tư tốt hơn vào hệ thống của mình và từ đó lại phát triển hệ thống hơn nữa. Khi hệ thống càng trở nên lớn mạnh thì có càng nhiều đối tác muốn nhận quyền, do đó, mức phí nhượng quyền sẽ tăng lên.

4.1.3. Tiết kiệm chi phí:

Bên nhượng quyền sẽ có lợi từ sức mua tập trung. Với một hệ thống lớn, sức mua lớn và ổn định, bên nhượng quyền dễ dàng đạt được với các bên cung cấp những thỏa thuận mua hàng hóa, dịch vụ với các điều khoản giá cả, thanh toán, giao

hàng thuận lợi hơn rất nhiều so với các bên mua hàng riêng lẻ. Điều này giúp bên nhượng quyền tiết kiệm được chi phí đầu vào và nâng vị thế của mình lên trong khi đàm phán với các nhà cung cấp.Trên cơ sở đó, bên nhượng quyền có thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các bên nhận quyền với giá ưu đãi hơn so với trường hợp bên nhận quyền tự mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhượng quyền thực hiện nhượng quyền thương mại đều tiết giảm được chi phí quản lý, vốn dự phòng và phân tán được rủi ro. Các chi phí về tiếp thị, quảng cáo cũng được tiết giảm nhờ có thể chia nhỏ ra cho nhiều cửa hàng trong hệ thống cũng mang một nhãn hiệu chia sẻ với nhau thông qua phí hàng tháng của bên nhận quyền.

4.1.4. Quảng bá thương hiệu cho bên nhượng quyền:

Nhượng quyền thương mại là cách thức quảng bá thương hiệu và làm tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp và làm cho khách hàng trung thành với thương hiệu nhờ vào các hoạt động quảng cáo. Một khi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được nhân rộng thì giá trị công ty hay thương hiệu cũng lớn mạnh theo. Bên nhượng quyền có lợi ích lớn về mặt vĩ mô là thực hiện việc nhân bản, quảng bá, phát triển phương thức kinh doanh của mình. Mỗi cơ sở nhượng quyền là một nơi quảng cáo hữu hiệu cho phương thức kinh doanh và nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Người ta có thể thấy được nhãn hiệu của bên nhượng quyền ở khắp nơi thông qua các cơ sở kinh doanh của các bên nhận quyền. Đây là một cách quảng bá bằng chi phí của người khác. Bên cạnh đó, mỗi bên nhận quyền có nghĩa vụ phải đóng góp cho bên nhượng quyền phí quảng cáo. Khoản thu được từ nhiều bên nhận quyền sẽ giúp cho bên nhượng quyền có được một ngân sách quảng cáo lớn, quảng bá hơn nữa tên tuổi và phương thức kinh doanh của mình. Trong trường hợp này, bên nhượng quyền sẽ có thuận lợi hơn rất nhiều so với việc quảng cáo của một bên tự kinh doanh theo các phương thức khác.

Bên nhượng quyền không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của các cơ sở nhượng quyền nên họ có cơ hội để quản lý hệ thống ở tầm cao, tầm chiến lược, tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển, tổ

chức điều hành bộ máy gọn nhẹ với nhiều chuyên gia nhưng vẫn có thể đảm bảo hệ thống hoạt động một cách hiệu quả.

4.2. Đối với bên nhận quyền

4.2.1. Giảm thiểu rủi ro

Nhượng quyền kinh doanh giúp cho bên nhận quyền có được lợi thế rất lớn và tránh được rủi ro khi bắt đầu việc kinh doanh mới dựa trên một thương hiệu, một mô hình kinh doanh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã được chứng minh là có hiệu quả của bên nhượng quyền và đã được công chúng chấp nhận rộng rãi. Do đó, bên nhận quyền giảm được khả năng kinh doanh thất bại, giảm được rủi ro tài chính và không mất thời gian để tạo dựng thành công những yếu tố trên.

Nhượng quyền thương mại là con đường nhanh nhất để gia nhập vào một ngành kinh doanh mới nhưng chuyên nghiệp. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích lũy được. Các doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ, tư vấn, đào tạo ban đầu cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng từ bên nhượng quyền như là một mắt xích trong cùng hệ thống luôn được bên nhượng quyền phát triển. Do đó, đảm bảo một phần thành công cho cơ sở kinh doanh của bên nhận quyền.

Bên nhận quyền có thể tiếp cận với các thương hiệu nổi tiếng, tiếp thu các công nghệ tiên tiến hiện đại trong các ngành có nhượng quyền hay bí quyết quản lý, cách quản trị nhân sự, hỗ trợ tài chính, đào tạo từ phía bên nhượng quyền cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các bên nhận quyền khác trong cùng một hệ thống

4.2.2. Tiết kiệm chi phí

Bên nhận quyền có thể tiết kiệm các chi phí quảng cáo, tiếp thị, quảng bá nhãn hiệu. Bên nhận quyền chỉ cần đóng góp một phần chi phí quảng cáo nhỏ cho bên nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ kết hợp với các khoản đóng góp của các bên nhận quyền khác để có một ngân sách quảng cáo lớn để …tên tuổi của toàn hệ thống, trong đó, mỗi bên nhận quyền đều được lợi. Vì không tiến hành các bước nghiên cứu thị trường ban đầu, xây dựng phương thúc quản lý, xây dựng nhãn hiệu

riêng và cũng không cần bộ máy quản lý cồng kềnh nên bên nhận quyền tiết kiệm được chi phí, không đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu lớn.

4.2.3. Bên nhận quyền có thể dễ dàng vay tiền từ các nhà tài trợ để kinh doanh

Một khi các nhà tài trợ thấy rằng bên vay vay tiền để thực hiện một phương thức kinh doanh đã được chứng minh là thành công thì họ dễ quyết định cho vay hơn là cho một doanh nghiệp mới thành lập, chưa có tên tuổi trên thương trường vay tiền. Ngoài ra, bên nhận quyền cũng có thể được bên nhượng quyền giới thiệu hoặc đứng ra bảo lãnh để vay tiền. Việc các sơ sở nhận quyền mới nhận được sự giúp đỡ trong vấn đề tài chính thông qua bên nhượng quyền là điều có thể, người nhượng quyền thường tạo ra những sắp xếp với những nơi cho vay để cho một cơ sở nhận quyền vay tiền. Người chủ cơ sở chịu trách nhiệm về khoản vay này nhưng những cam kết hỗ trợ từ phía người nhượng quyền kinh doanh luôn tăng các khả năng mà một khoản nợ sẽ được phê chuẩn.

4.2.4. Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền:

Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền – là thương hiệu đã có tiếng trên thị trường và hoạt động khá hiệu quả. Bên nhận quyền kinh doanh sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với những người mới bắt đầu kinh doanh. Do vậy, khả năng thành công là rất cao.

4.2.5. Tận dụng các nguồn lực, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ bên nhượng quyền

Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.

Bên nhận quyền được áp dụng mô hình kinh doanh đã được thiết lập. Nơi cung cấp quyền kinh doanh cũng sẽ cung cấp hoạt động hỗ trợ quản lý, bao gồm thủ tục tài chính, nhân viên, quy trình quản lý. Một các nhân có kinh nghiệm trong các lĩnh vực có thể không đồng nghĩa với việc biết cách áp dụng chúng trong một ngành

kinh doanh mới. Người cấp quyền kinh doanh sẽ giúp đỡ các bên nhận quyền vượt qua sự thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Kế hoạch phát triển kinh doanh sẽ giúp các cửa hang nhượng quyền xây dựng kế hoạch kinh doanh riêng của mình.

Uy tín của một mắt xích trong hệ thống nhượng quyền sẽ quyết định uy tín của cả một hệ thống, đặc biệt là đối với hệ thống nhượng quyền mới phát triển. Do vậy, một trong những vấn đề được các bên rất quan tâm là hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, điều hành. Điều này giúp tạo nên nền tảng vững chắc cho bên nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận và giữ được uy tín thương hiệu của sản phẩm.

Một trong những thuận lợi lớn nhất của việc cấp quyền kinh doanh là hoạt động marketing chuyên nghiệp được hỗ trợ từ bên nhượng quyền. Nơi cáp nhượng quyền kinh doanh có thể chuẩn bị và trả chi phí cho việc phát triển những chiến dịch quảng cáo chuyên nghiệp. Việc marketing trong phạm vi quốc gia hay địa phương đều có lợi cho tất cả các cơ sở nhượng quyền.

4.2.6. Bên nhận quyền được mua sản phẩm, nguyên liệu với giá ưu đãi

Bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn với một tỷ lệ chiết khấu đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào tấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường.

Nói tóm lại, ưu điểm của franchise là có thể kết hợp tối đa những lợi thế so sánh của cả hai bên để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm hay dịch vụ và như vậy tạo khả năng thành công lớn khi thực hiện. Cả hai bên có thể khai thác những lợi thế của nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh kể cả những lợi thế vô hình như uy tín của bên nhượng quyền, vị trí cửa hàng của bên kia. Hai bên cùng thực hiện quản lý và bàn bạc, trao đổi những kinh nghiệm, những sáng kiến trong hoạt động marketing nhằm thích ứng các hoạt động kinh doanh của mình với những thay đổi trên thị trường

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*