DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Tình hình lao động phân theo giới tính tại Ngân hàng TMCP Quân đội
- chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 37
Biểu đồ 2. 2: Doanh số cho vay KHCN phân theo thời hạn vay tại Ngân hàng
TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm 2017 - 2019 54
Biểu đồ 2. 3: Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm 2017 - 2019 57
Biểu đồ 2. 4: Tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế năm
2017-2019 63
Biểu đồ 2. 5: Vòng quay vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2017 – 2019...64 Biểu đồ 2. 6: sự tăng trưởng của DSCV KHCN, doanh số thu nợ, tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng TMCP Quân đội năm 2017 - 2019 66
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế - 1
- Tổng Quan Về Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
- Sơ Đồ Quy Trình Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại.
Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại 16
Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Huế 33
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Logo của Ngân hàng Quân Đội Việt Nam 32
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng là tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế; là tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính-tiền tệ khác trong nền kinh tế quốc dân. Sau khi nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO thì sức ép phát triển kinh tế ngày càng lớn và tạo ra nhiều thách thức cho các ngành, các lĩnh vực kinh doanh của đất nước và đặc biệt là ngành Ngân hàng – Tài chính với vai trò chủ lực huyết mạch đã đóng góp to lớn trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Do đó, các ngân hàng cần phải đẩy mạnh các chiến lược thúc đẩy sự phát triển.
Tại các ngân hàng thì hoạt động cho vay là hoạt động vô cùng quan trọng mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Trước đây, ngân hàng chủ yếu hướng đến cho vay khách hàng doanh nghiệp nhưng tình hình kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu cá nhân cũng gia tăng và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng.
Ở nước ta, với quy mô thị trường hơn 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hang thương mại nhằm giúp người tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản và quản lý tốt hoạt động kinh doanh của mình cũng như thực hiện các hoạt động thanh toán hàng ngày. Hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân là một phần trong hoạt động bán lẻ của ngân hàng, nó tạo ra khoản thu nhập lớn và ổn định dựa trên số đông người sử dụng, nó khuếch trương hình ảnh Ngân hàng trong mắt người dân nhanh chóng và có sức lan tỏa mạnh góp phần vào sự phát triển bền vững, lâu dài của ngân hàng. Nhận thấy được các lợi ích đó nên các Ngân hàng thương mại đã và đang thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (gọi tắt là MBBank) – chi nhánh Huế đã không ngừng hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Tuy nhiên, thị trường cho vay khách hàng cá nhân ở Huế cũng đang phát triển nhưng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng vì đều nhận thấy đó là một miếng mồi lớn. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế và từ đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế.
- Đối tượng khảo sát: khách hàng cá nhân đã và đang tham gia vào hoạt động cho vay tại ngân hàng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế.
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp: để đảm bảo tính cập nhật của đề tài, dữ liệu thứ cấp giai
đoạn năm 2017 - 2019 được thu thập.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp thu thập tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Huế gồm:
+ Tình hình lao động giai đoạn 2017 – 2019.
+ Tình hình tài sản nguồn vố giai đoạn 2017 – 2019.
+ Tình hình hoạt động kinh doanh giai doạn 2017 – 2019.
+ Tình hình doanh số cho vay KHCN giai đoạn 2017 – 2019.
+ Tình hình dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2017 – 2019.
+ Tình hình thu nợ KHCN giai đoạn 2017 – 2019.
+ Tỉ lệ nợ xấu cho vay KHCN giai đoạn 2017 – 2019.
+ Một số tài liệu khác liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.
Ngoài ra, còn có các thông tin về dịch vụ, chất lượng dịch vụ... thông qua internet, các giáo trình, sách, báo... và các khóa luận về các vấn đề liên quan tại thư viện Đại học Kinh tế Huế.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được xử lý qua phần mềm Microsoft Excel.
Phương pháp xử lí số liệu: Từ các số liệu thu thập được tiến hành thống kê, tính toán, xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel.
- Phương pháp phân tích: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm, phân tích các dữ liệu về các hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua, các dữ liệu thứ cấp khác. Trên cơ sở đó đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp cho ngân hàng.
- Phương pháp so sánh: Tiến hành đối chiếu các chỉ tiêu của năm sau so với năm trước để đánh giá sự biến động, thay đổi trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế.
- Sử dụng một số chỉ tiêu thống kê như tốc độ phát triển, số tuyệt đối, số tương đối để làm rò sự biến động hoạt động cho vay khách hàng qua từng năm.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các thông tin đã thu được cũng như kết quả đã được xử lý để đánh giá, đưa ra kết quả chung cho vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu khóa luận
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Phần 3: Kết luận và đề nghị
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1.Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Tiền thân của các nghiệp vụ hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ vàng. Người làm nghề đúc tiền, đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán.
Do yêu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn… nhiều người là nghề đổi tiền thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Dần dần do có uy tín, những người giữ hộ tiền bạc của các nhà buôn, thanh toán hộ và do tích luỹ được nhiều tiền họ kiêm luôn cả nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề Ngân hàng. Nghề ngân hàng thời kì đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền, nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay; nghiệp vụ cho vay mang tính chất cho vay nặng lãi, cho nên các ngân hàng thời kì này gọi là Ngân hàng cho vay nặng lãi.
Trong lịch sử phát triển, nghề ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Nghề này được phát triển từ thời thượng cổ đến thời kì trung cổ, nghề ngân hàng bị đình đốn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kì phục hưng, nghề này được phục hồi và phát triển khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng thêm, nhiều nghiệp vụ mới được áp dụng, như nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu, thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh cho vay và thanh toán... Một số tổ chức kinh doanh tiền xuất hiện trong thời kì này đã mang dáng dấp kiểu ngân hàng hiện đại,
như Banco di barcelone thành lập năm 1401 và Bancodi Valencia thành lập năm
1409 ở Tây Ban Nha, Bancodi Realto thành lập năm 1587 ở Vơnidoq(Italia).
Loại hình Ngân hàng hiện đại thực sự xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17, với việc thành lập những Ngân hàng: Ngân hàng Amxtécđam năm 1609 ở Hà Lan, Ngân hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, Ngân hàng Anh quốc năm 1694.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với xu thế quốc tế hoá và nhất thể hoá về kinh tế – tài chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hoàn chỉnh thêm một buớc, đồng thời trên phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức Ngân hàng quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực, bên cạnh Ngân hàng thương mại siêu quốc gia. Những ngân hàng này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ giữa các nước và của cộng đồng các quốc gia trên thế giới.
1.1.2.Ngân hàng thương mại là gì?
Theo nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng
thương mại:
Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.
1.1.3.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng nhất. Với nguồn vốn tự có trong ngân hàng thì không thể đáp ứng tất cả các hoạt động của ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải huy động và tập hợp các nguồn vốn nhàn rỗi bên ngoài để mở rộng nguồn vốn kinh doanh của mình