Kiến Thức Về Bổ Sung Vi Chất Của Bà Mẹ Sau Sinh


- Đồ uống kích thích: trà, cà phê

- Tránh khói thuốc lá, thuốc lào

Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức về lợi ích sữa mẹ khá cao chiếm 91,6%.


Bảng 3.17. Kiến thức về bổ sung vi chất của bà mẹ sau sinh



Chế độ ăn uống

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Uống bổ sung Vitamin A







Trong vòng 2 -4 tuần đầu sau đẻ

78

20,2

160

33,0

238

31,2

Không cần uống

286

73,4

142

38,0

428

56,2

Khác

25

6,4

71

19,0

96

12,6

Uống bổ sung viên Sắt







Trong vòng 2-4 tuần đầu sau đẻ

307

79,0

276

74,0

583

76,5

Không cần uống

74

19,0

45

12,0

119

15,6

Khác

8

2,0

52

14,0

60

7,9

Tổng

389

100

373

100

762

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Kiến thức về bổ sung Vitamin A sau sinh của bà mẹ rất kém, đặc biệt là các bà mẹ ở thành thị. Có tới 73,4% các bà mẹ ở thành thị cho rằng không không cần uống bổ sung Vitamin A sau sinh, trong khi tỷ lệ này ở các bà mẹ nông thôn chỉ là 38%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tỷ lệ các bà mẹ biết phải bổ sung vitamin A sau sinh ít hơn trong nhóm thành thị: 20,2% (so với tỷ lệ này trong nhóm các bà mẹ nông thôn là 33%).

Kiến thức về uống bổ sung viên Sắt sau sinh của các bà mẹ khá tốt cả ở hai địa bàn cư trú. Có 79% các bà mẹ thành thị và 74% các bà mẹ nông thôn


cho rằng phải bổ sung viên Sắt trong khoảng 2-4 tuần sau sinh. Trong khi chỉ có 19% các bà mẹ thành thị và 12% các bà mẹ ở nông thôn cho rằng không cần phải uống bổ sung viên Sắt. Tỷ lệ các bà mẹ nông thôn chọn phương án trả lời khác chiếm tỷ lệ 14%.


- Kiến thức về KHHGĐ

Kiến thức về KHHGĐ của bà mẹ được đánh giá thông qua kiến thức về thời điểm giao hợp trở lại sau sinh, các biện pháp tránh thai hiện đại có thể sử dụng sau sinh.

Kiến thức KHHGĐ theo thang điểm 9. Nếu bà mẹ đạt từ 5 điểm trở lên thì

được coi là bà mẹ có kiến thức KHHGĐ đạt


Bảng 3.18. Kiến thức bà mẹ về thời điểm giao hợp



Thời điểm giao hợp

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Sớm ngay sau sinh

280

72,0

183

49,0

463

60,8

6 tuần sau sinh

62

16,0

67

18,0

129

16,9

Không biết

47

12,0

123

33,0

170

22,3

Tổng

389

100

373

100

762

100


Các bà mẹ thiếu kiến thức về thời điểm giao hợp sau sinh. Có 33% các bà mẹ ở nông thôn không biết thời điểm giao hợp.

72% các bà mẹ thành thị và gần 49% các bà mẹ ở nông thôn cho rằng giao hợp có thể bắt đầu sớm sau sinh, nhưng không biết thời gian chính xác. Chỉ có 16% các bà mẹ ở thành thị và 18% các bà mẹ ở nông thôn biết thời điểm giao hợp sau sinh đúng theo quy định là 6 tuần sau sinh.


Nghiên cứu định tính cho thấy, một trong các dấu hiệu các bà mẹ cho rằng cần dùng các biện pháp tránh thai là khi thấy kinh trở lại.

“theo em, khi lại thấy kinh nguyệt thì mới phải dùng các biện pháp tránh thai..” (BM05PSTW)

Bảng 3.19.Kiến thức bà mẹ về biện pháp tránh thai


Biện pháp tránh thai

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Biết

347

89,2

333

89,2

680

89,2

Cho bú vô kinh

42

10,8

16

4,3

58

7,6

Đặt dụng cụ tử cung

13

3,3

59

15,8

72

9,4

BCS

241

62,0

232

62,1

473

62,1

Thuốc tiêm

4

1,1

6

1,6

10

1,3

Viên TT

47

12,1

20

5,4

67

8,8

Không biết

42

10,8

40

10,8

82

10,8


Kiến thức về các phương tiện tránh thai sau sinh của các bà mẹ khá tốt và đa dạng. Chỉ có khoảng 10,8% các bà mẹ ở hai khu vực cho rằng họ không biết lựa chọn phương tiện tránh thai gì sau khi sinh.

Các biện pháp tránh thai được lựa chọn sau sinh cao nhất là: bao cao su (thành thị: 62%, nông thôn: 62,1%). Phương pháp tránh thai thứ hai có sự khác biệt: ở nông thôn là đặt dụng cụ tử cung (15,8%) và thành thị là thuốc viên tránh thai (12,1%).


3.1.2.2. Kiến thức chung về CSSS

Kiến thức chung của bà mẹ được tính theo thang điểm là tổng số điểm của các nhóm kiến thức chuyên biệt. Tổng số 42 điểm. Nếu bà mẹ có số điểm từ 21 trở lên thì được tính là điểm đạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 36,2% các bà mẹ có số điểm kiến thức đạt (biểu đồ 3.2).


Biểu đồ 3 2 Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS Tỷ lệ các bà mẹ không đủ 1


Biểu đồ 3.2. Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS

Tỷ lệ các bà mẹ không đủ kiến thức về chăm sóc sau sinh là 63,8%. Kết quả đánh giá này thấp hơn nhiều so với kết quả tự đánh giá của các bà mẹ về kiến thức chăm sóc sau sinh.

Bảng 3.20. Tự đánh giá của các bà mẹ về kiến thức CSSS


Đủ kiến thức

chăm sóc sau sinh

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

373

96,9

254

68

627

82,3

Không

16

3,1

119

32

135

17,7


Với câu hỏi: “theo chị, chị có đủ kiến thức về chăm sóc cho chị và con chị giai đoạn sau đẻ không?” thì có 96,9% các bà mẹ thành thị trả lời có, trong khi tỷ lệ này ở các bà mẹ nông thôn chỉ là 68%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, bà mẹ sau khi “vượt cạn” thành công thì cho rằng không còn nguy cơ tiềm ẩn nào về sức khỏe đối bản thân và con nên xem nhẹ các chăm sóc trong giai đoạn này. Họ yên tâm vì đã có người khác chăm sóc cho họ và con họ trong thời gian sau sinh.

“…Em chỉ mong sao mẹ tròn, con vuông là được rồi, chứ những việc chăm sóc cho mẹ con trong thời gian này thì đã có bà nội, bà ngoại lo hết hộ rồi. Yên tâm lắm chị ạ…” (BM03PSTƯ).

Tâm lý chủ quan, cho rằng thời kỳ hậu sản là an toàn cũng khá phổ biến với những người trong gia đình:

“ ..Ôi dào, chỉ lo lúc đẻ thôi…Các cụ bảo: người chửa-cửa mả…chứ bây giờ thì lo gì. Cứ ăn, ngủ nghỉ cho khỏe mà nuôi con tốt thôi…” (GD07BV)

“Các cô bây giờ chửa đẻ sướng hơn chúng tôi ngày xưa nhiều, cái gì cũng sẵn…chả phải lo gì …” (GD10BV)


87%

78,30%

62%

66,20%

%

21,70


%

38%

33,80

13%

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%


Các dấu hiệu bệnh


Lao động, vệ

sinh


Dinh dưỡng KHHG Đ


Đạt Không đạt

Biểu đồ 3.3. Kiến thức của bà mẹ trên một số tiêu chí chăm sóc sau sinh


Về mặt kiến thức chăm sóc sau sinh, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phát hiện các dấu hiệu bệnh đạt cao nhất (38%), tiếp đến là các biện pháp về KHHGĐ (33.8%). Bà mẹ có kiến thức chưa đầy đủ về chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh lao động và dinh dưỡng. Tỷ lệ đạt của hai nhóm kiến thức này khá thấp, lần lượt là: 21,7% và 13,0%.


3.1.3. Thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ

3.1.3.1. Chăm sóc sau sinh của bà mẹ theo các nội dung chuyên biệt

Thang điểm chấm thực hành gồm 15 điểm, trong đó bao gồm các thực hành về chăm sóc mẹ bao gồm chế độ ăn uống, vệ sinh, lao động nghỉ ngơi, ngủ đủ ít nhất 8h/ngày và thực hành chăm sóc sức khỏe khi có bất thường và dự định sử dụng biện pháp tránh thai khi hết 6 tuần.

Về chăm sóc con, các thực hành bao gồm: cho con bú, vệ sinh tắm rửa hàng ngày.

- Thực hành vệ sinh, lao động:

Bao gồm các thực hành về lao động, vệ sinh, nghỉ ngơi, bao gồm cả việc ngủ đủ 8h/ngày của các bà mẹ và thực hành vệ sinh, tắm cho con.

Bảng 3.21. Các thực hành về lao động, vệ sinh sau sinh xét theo địa bàn cư trú

Tiêu chí thực hành

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Lao động

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Lao động bình thường

32

8,2

40

10,7

72

9,4

Nghỉ ngơi hoàn toàn

357

91.8

333

89,3

690

90,6

Ngủ







Ngủ dưới 8h/ngày

59

15,2

34

9,1

93

12,2


Ngủ 8h/ngày

330

84,8

339

90,9

669

87,8

Vệ sinh sau đẻ







Tắm nhanh với nước ấm

281

72,2

279

74,8

560

73,5

Tắm giặt bình thường

13

3,3

3

0,8

16

2,1

Không tắm 1 thời gian

95

24,4

91

24,4

186

24,4

Vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày






262

67,4

238

63,8

500

65,6

Không

127

32,6

135

36,2

262

34,4


Tỷ lệ bà mẹ được nghỉ ngơi hoàn toàn, không phải vận động và lao động trong thời gian này cao 90,6%. Tỷ lệ các bà mẹ ngủ đủ giấc (trên 8h/ngày) là 87,8%. Về thực hành vệ sinh sau đẻ: vẫn còn 24,4% các bà mẹ kiêng không tắm trong một thời gian (kết quả phỏng vấn sâu: từ 3 ngày đến 1 tháng) và có đến hơn 1/3 các bà mẹ không vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày (34,4%). Không thấy có sự khác biệt về thực hành trong nhóm này giữa các bà mẹ ở hai địa bàn nghiên cứu.

- Thực hành về dinh dưỡng:

Thực hành dinh dưỡng bao gồm các thực hành của bà mẹ về chế độ ăn uống, bổ sung vitamin A, Sắt, cho bú.

Bảng 3.22. Thực hành về dinh dưỡng theo địa bàn cư trú


Tiêu chí thực hành

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Chế độ ăn của bà mẹ sau sinh







Ăn như bình thường

24

6,2

26

7,0

50

6,6


Ăn nhiều hơn bình thường

319

82,0

294

78,8

613

80,4

Ăn kiêng

46

11,8

53

14,2

99

13,0

Uống Vitamin A







3

0,8

0

0

3

0,4

Không

381

97,9

369

100

750

99,6

Uống viên sắt







Uống không đủ

96

27,4

130

35,1

226

31,4

Uống đủ

35

10,0

79

21,4

114

15,8

Không uống

219

62,6

161

43,5

380

52,8

Cho bú hoàn toàn







377

96,9

362

97,1

739

97,0

Không

12

3,1

11

2,9

23

3,0


Về dinh dưỡng, thực hành của bà mẹ về uống bổ sung vitamin A và viên sắt rất thấp. Chỉ có 0,4% các bà mẹ có sử dụng Vitamin A sau sinh và 15,8% các bà mẹ uống đủ viên Sắt. Tỷ lệ các bà mẹ uống viên Sắt ở nông thôn cao hơn ở thành thị, trong đó tỷ lệ các bà mẹ uống đủ là 21,4% so với tỷ lệ 10% trong nhóm thành thị. Không có bà mẹ nào trong nhóm nông thôn uống Vitamin A và có 0,8% các bà mẹ uống Vitamin A. Tỷ lệ thực hành cho bú của mẹ rất cao (97%).

Thói quen sinh hoạt của bà mẹ, đặc biệt là chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của bà mẹ theo kết quả nghiên cứu định tính còn phụ thuộc nhiều vào thực hành của người giúp đỡ chính (có thể là mẹ chồng, mẹ đẻ, chị em gái, người giúp việc).

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí