Thực Trạng Kiến Thức Về Chăm Sóc Sau Sinh Của Bà Mẹ


Mặt khác, một số bà mẹ vẫn có thay đổi tiêu cực về cảm xúc mà biểu hiện đầu tiên là thấy mệt hơn: 39,4%. Các trạng thái tiếp theo bao gồm: mất ngủ: 11.3%; thấy quá sức: 4,9%, và bực bội, trách bản thân: 1,4%.

Tỷ lệ các bà mẹ ở nông thôn có trạng thái cảm xúc tiêu cực luôn nhiều

hơn các bà mẹ ở nhóm thành thị.


- Sức khỏe trẻ sơ sinh


Bảng 3.9. Sức khỏe trẻ sơ sinh theo địa bàn cư trú



Tình hình sức khỏe của trẻ sơ sinh

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Chăm sóc sức khỏe của bé

Sốt

0

0

7

1,9

7

0,8

Ỉa chảy

2

0,5

5

1,3

7

0,8

Quấy khóc

11

2,8

14

3,8

25

2,7

Không bú mẹ

12

3,1

11

2,9

23

2,5

Khó thở

1

0,3

1

0,3

2

0,2

Vàng da

17

4,4

15

4,0

32

3,5

Đau rốn

2

0,5

3

0,8

5

0,5

Khác

25

6,4

31

8,3

56

6,1

Không có

319

82,0

286

76,7

762

79,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 10

Ở trẻ sơ sinh, vấn đề sức khỏe hay gặp nhất là các vấn đề khác (6,1%) và vàng da (3,5%). Nh́ìn chung, các trẻ sơ sinh ở nông thôn gặp các vấn đề sức khỏe sau sinh có xu hướng nhiều hơn nhóm thành thị. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


3.1.2. Thực trạng kiến thức về chăm sóc sau sinh của bà mẹ

3.1.2.1. Kiến thức bà mẹ về 4 nhóm kiến thức chuyên biệt :

Nhóm kiến thức chuyên biệt trong nội dung nghiên cứu này bao gồm: (1) chăm sóc sức khoẻ, phát hiện dấu hiệu bệnh, (2) vệ sinh lao động, (3) Dinh dưỡng và (4) kế hoạch hóa gia đình.


- Kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phát hiện dấu hiệu bệnh

Nhóm kiến thức được đánh giá theo thang điểm 13 điểm. Trong đó, cứ đạt 7 điểm trở lên thì được gọi là đạt. Nhóm kiến thức này bao gồm nhận thức của bà mẹ về lịch tiêm chủng, dấu hiệu mắc bệnh của bà mẹ, dấu hiệu nhiễm khuẩn sinh dục dưới, những thay đổi sau khi sinh của bà mẹ.

Bảng 3.10. Kiến thức bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh


Dấu hiệu

Thành thị

(n=389)

Nông thôn

(n=373)

Tổng

(n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Chảy máu kéo dài

28

71,4

272

72,8

550

72,2

Sốt

337

86,7

243

65,2

580

76,1

Ra dịch âm đạo

167

42,9

117

31,5

284

37,3

Đau bụng kéo dài và tăng lên

72

73,5

219

58,7

291

38,2

Co giật

286

55,1

272

72,8

558

73,2

Không biết

8

2,0

30

8,0

38

4,9


Bà mẹ có nhiều kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh, trong đó, chảy máu là dấu hiệu được nhiều bà mẹ phát hiện nhất: ở thành thị là 71,4% nông thôn là 72,8%.


Tỷ lệ nhận thức của bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm khác ở hai nhóm khá tương đồng nhau. Có 8% các bà mẹ nông thôn và 2% các bà mẹ ở thành thị không thể kể tên bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào.

Bảng 3.11. Kiến thức bà mẹ về triệu chứng nhiễm khuẩn

đường sinh dục sau sinh


Triệu chứng

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Đau bụng dưới

209

53,8

186

49,9

395

51,8

Sốt cao

295

75,8

230

61,7

525

68,9

Sản dịch có mùi

308

79,1

302

81,0

610

80

Không biết

35

9,0

70

19,0

105

13,8

Kết quả bảng trên cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ các bà mẹ hoàn toàn không biết về các triệu chứng nhiễm khuẩn sinh dục của bà mẹ sau sinh ở hai khu vực (9% các bà mẹ ở thành thị và 19% các bà mẹ ở nông thôn, p=0,042).

Không thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các bà mẹ biết một trong các triệu chứng nhiễm khuẩn hai khu vực ngoại trừ sự khác biệt nhỏ về triệu chứng sốt cao như đã nêu ở phần trên (p<0,05).

Bảng 3.12. Kiến thức bà mẹ về vấn đề sau khi sinh có thể gặp


Triệu chứng

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Đau bụng dưới

257

66,0

190

51,0

447

58,7

Âm đạo chảy máu

237

61,0

183

49,0

420

55,1

Táo bón

229

59,0

201

54,0

430

54,4

Tiểu tiện không kiểm soát

136

35,0

89

24,0

225

29,5


Bí tiểu

202

52,0

164

44,0

366

48,0

Vú căng và đau

260

67,0

160

43,0

420

55,1

Đau lưng

222

57,0

140

40,0

362

47,5

Đau đầu, nửa đầu

132

34,0

71

19,0

203

26,6

Trầm cảm sau sinh

148

38,0

160

43,0

308

40,4

Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ thành thị có kiến thức về các vấn đề sau sinh có thể gặp nhiều hơn các bà mẹ ở nông thôn. Cụ thể các bà mẹ thành thị biết các vấn đề về vú (67%), đau lưng (57%) và đau nửa đầu (34%) so với các tỷ lệ này ở các bà mẹ nông thôn lần lượt là 43%, 40% và 19%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Bảng 3.13. Kiến thức bà mẹ về chăm sóc trẻ


Triệu chứng

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Các dấu hiệu nguy hiểm







Bỏ bú, bú yếu

350

89,9

264

70,8

614

80,6

Ngủ lịm

322

82,8

205

55,2

527

40,2

Sốt hay hạ thân nhiệt

338

86,9

252

67,7

590

77,4

Vàng da hay xanh tím

322

82,8

268

71,9

590

77,4

Nôn trớ kéo dài, trướng bụng

330

84,8

272

72,9

602

79,0

Khóc bất thường

318

81,8

190

51,0

508

66,7

Mắt sưng đỏ và có mủ

310

79,8

249

66,7

559

73,4

Phân xanh đen hoặc lẫn máu

314

80,8

214

57,3

528

69,3

Biết lịch tiêm chủng

262

67,4

261

70,0

523

68,6


Liên quan đến kiến thức bà mẹ về phát hiện dấu hiệu bệnh, khi được hỏi về các dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh, các bà mẹ thành thị có thể liệt kê được các dấu hiệu nguy hiểm tốt hơn các bà mẹ ở nông thôn.

Số bà mẹ thành thị biết về các dấu hiệu sức khỏe ở trẻ sơ sinh gấp 1,5 lần các bà mẹ nông thôn. Cụ thể với các bà mẹ thành thị biết về dấu hiệu ngủ lịm (82,8%), khóc bất thường (81,8%), phân xanh đen hoặc lẫn máu (80,8% trong khi tỷ lệ các bà mẹ nông thôn biết về các dấu hiệu này lần lượt là 55,2%, 51% và 57,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Có 2/3 các bà mẹ biết về lịch tiêm chủng (68,6%).


- Kiến thức về chế độ nghỉ ngơi, lao động, vệ sinh

Đánh giá kiến thức bà mẹ về chế độ nghỉ ngơi và vệ sinh là thang điểm

10. Nếu đạt từ 6 điểm trở lên được coi là đạt.

Nội dung bao gồm kiến thức về chế độ lao động, vận động, giấc ngủ, tắm và vệ sinh thân thể, vệ sinh vú và âm hộ, tắm cho em bé, chăm sóc rốn em bé, nghỉ ngơi,mặc quần áo.


Bảng 3.14. Kiến thức về chế độ lao động, nghỉ ngơi phù hợp của bà mẹ sau sinh


Chế độ lao động, nghỉ ngơi

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số

lượng

%

Lao động như bình thường

8

2,0

33

9,0

41

5,4

Vận động nhẹ nhàng

373

96,0

313

84,0

686

90,0

Không vận động, nằm yên tại chỗ

16

4,0

4

10,0

20

2,6

Nên ngủ nhiều

120

31,0

82

22,0

202

26,5


Các bà mẹ ở thành thị cũng có kiến thức tốt hơn các bà mẹ nông thôn về chế độ nghỉ ngơi, lao động trong thời kỳ sau sinh nở. Tỷ lệ các bà mẹ chọn tiêu chí đúng là nên vận động nhẹ nhàng chiếm 96%, trong khi chỉ có 84% các bà mẹ nông thôn biết.

Nhóm bà mẹ nông thôn có kiến thức sai nhiều hơn nhóm bà mẹ ở thành thị: cho rằng vẫn lao động như bình thường sau đẻ là 9% so với 2% trong nhóm thành thị. Sự khác biệt có nghĩa thống kê với p=0,03.

Bảng 3.15. Kiến thức bà mẹ về vệ sinh sau đẻ


Vệ sinh sau đẻ

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Đối với mẹ







Tắm giặt như bình thường

7

2,0

12

3,0

19

2,5

Tắm nhanh với nước ấm

249

66,7

253

65,0

502

65,9

Kiêng tắm trong 1 thời gian

45

12,1

120

31,0

165

21,6

Vệ sinh vú, âm hộ hàng ngày

301

80,8

261

67,0

562

73,7

Đối với bé







Vệ sinh cho trẻ hàng ngày

372

95,7

348

93,2

720

94,5

Giữ ấm cho trẻ

377

97,0

332

89,0

709

93,0

Bảng 3.15 mô tả kiến thức về vệ sinh sau đẻ của bà mẹ. Bà mẹ giữ chế độ vệ sinh như bình thường: tỷ lệ này không nhiều (2-3%). Ngược lại, một số bà mẹ kiêng khem cực đoan: hoàn toàn không tắm trong một thời gian: tỷ lệ ở nông thôn cao gấp hơn 2 lần ở thành thị (31% và 12,1%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).


Tỷ lệ bà mẹ vệ sinh đúng cách là vệ sinh vú và khu vực quanh âm hộ hoặc tắm nhanh với nước nóng. Thấy có sự khác biệt ở hai khu vực với phương án trả lời: vệ sinh vú và âm hộ hàng ngày với tỷ lệ là 80,8% ở thành thị và 67% ở nông thôn. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Về kiến thức chăm sóc con, có trên 90% các bà mẹ đều có kiến thức về chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cho trẻ, giữ ấm.

-Kiến thức về dinh dưỡng

Kiến thức về dinh dưỡng được tính theo thang điểm 10. Các bà mẹ đạt 6 điểm trở lên thì được coi là đạt. Kiến thức dinh dưỡng bao gồm việc thực hiện chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung thêm vi chất như viên Sắt, vitamin A.


Bảng 3.16.Kiến thức về chế độ ăn uống của bà mẹ sau sinh



Chế độ ăn uống

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Đối với mẹ







Ăn như bình thường

2

1,0

12

12,0

14

1,8

Ăn nhiều hơn với chế độ

nhiều chất dinh dưỡng

95

95,9

68

68,0

163

21,4

Thực hiện chế độ ăn kiêng

3

3,1

28

20,0

31

4.1

Đối với con







Lợi ích của sữa mẹ

350

90,0

348

93,2

698

91,6

Có nhiều các bà mẹ nông thôn thực hiện chế độ ăn kiêng sau đẻ: 20% so với tỷ lệ này ở các bà mẹ thành thị là 3,1%. Số các bà mẹ ăn như bình thường ở nông thôn cũng cao hơn: 12% so với 1%. Sự khác biệt cũng thấy ở tỷ lệ các bà


mẹ ăn nhiều hơn với chế độ nhiều dinh dưỡng: 95,9% và 68%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, các bà mẹ ăn uống theo sự hướng dẫn của những người chăm sóc mình.

“ ..Em ăn uống là do các bà (mẹ đẻ và mẹ chồng) khuyên. Các bà nói không ăn chất tanh dễ bị đi ngoài. Không được uống nhiều nước là bị rỗng ruột…” (BM06PSTW)

Tập hợp các ý kiến của bà mẹ về các chất ăn kiêng cho thấy có khá nhiều thức ăn và đồ uống được các bà mẹ nhắc đến là những thứ họ phải tránh trong giai đoạn sau sinh.

Các chất ăn kiêng (hoàn toàn không ăn) bao gồm:

- Các chất tanh (cua, cá, hải sản (trừ tôm),….

- Các chất lạnh: thịt vịt, thịt ngan, tiết canh, thịt trâu/bò

- Các chất nóng: thịt chó

- Một số loại rau: cải, muống, rau răm

- Các loại gia vị: vị cay (ớt, hạt tiêu, gia vị cay..), vị chua (hoa quả chua

như chanh, bưởi, táo, dứa…)

- Các loại thức ăn khác: thịt mỡ, đồ chiên rán (quẩy, bánh bao chiên), đồ tẩm ướp (măng, mắm tôm, dưa, cà), đồ hộp, thịt xông khói, bồ câu (mất sữa), và các thức ăn nhiều gia vị nói , …

-Một số loại hoa quả/ trái cây: đu đủ, đào, long nhãn (nhãn khô),


Một số đồ uống:

- Đồ uống lạnh: kem, đá

- Đồ uống có cồn: bia, rượu

- Đồ uống lạ (chưa uống trước đây bao giờ)

Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí