Sai Số, Giới Hạn, Hạn Chế Của Đề Tài Và Biện Pháp Khắc Phục


2.2.2.6. Các biến số nghiên cứu chính:

- Kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai nhóm nghiên cứu

Kiến thức chung về CSSS đạt giữa hai nhóm ở thời điểm trước và sau nghiên cứu

Thực hành chung về CSSS đạt giữa hai nhóm ở thời điểm trước và sau nghiên cứu.

Kiến thức của bà mẹ đạt về 4 nhóm tiêu chí ở hai nhóm thời điểm trước và sau nghiên cứu:

o nhận biết dấu hiệu nguy hiểm

o chế độ lao động, vệ sinh

o dinh dưỡng

o Các biện pháp KHHGĐ

Thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh đạt trên một số tiêu chí ở hai nhóm thời điểm trước và sau nghiên cứu

o chế độ lao động, vệ sinh

o dinh dưỡng

Chỉ số hiệu quả của mô hình

- Một số yếu tố thuận lợi và cản trở đến thực hiện mô hình can thiệp:

Từ phía khách hàng:

- Giá cả dịch vụ

- Chất lượng dịch vụ

- Thái độ cán bộ y tế

Từ phía người cung cấp:

- Đầu tư ban đầu

- Môi trường làm việc

- Lương, thưởng


2.3. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu

Đối chiếu và so sánh với các nội dung chăm sóc sau sinh của Hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản và những nghiên cứu trước, chúng tôi đã xây dựng một thang điểm đánh giá về kiến thức và thực hành của bà mẹ.

- Tổng điểm kiến thức: 42 điểm. Trong đó:

nhận biết về dấu hiệu nguy hiểm: 13 điểm,

kiến thức về vệ sinh, lao động, nghỉ ngơi : tổng điểm: 10

kiến thức về dinh dưỡng, tổng điểm: 10,

kiến thức về KHHGĐ, tổng điểm: 9.

- Tổng điểm thực hành: 15 điểm.

Quy định: Nếu số điểm đạt ≥50% so với tổng điểm thì coi như đã đạt yêu cầu.

Ví dụ, phần thực hành, nếu bà mẹ dành được 8 điểm trở lên, có nghĩa là bà mẹ đã có thực hành đạt.

2.4. Tiến trình nghiên cứu

Như đã trình bày ở các phần trên, hai thiết kế nghiên cứu được tiến hành riêng rẽ và thực hiện vào thời gian kế tiếp nhau. Thực hiện nghiên cứu cắt ngang trước để mô tả kiến thức, thực hành và nhu cầu về chăm sóc sau sinh của bà mẹ. Sau đó thiết kế can thiệp và tiến hành dựa trên kết quả của nghiên cứu cắt ngang. Cách chọn mẫu thống nhất giữa hai nghiên cứu là chọn hết các đối tượng thỏa mãn điều kiện nghiên cứu đến khi chọn đủ số lượng theo cỡ mẫu đã tính toán. Trước khi tiến hành nghiên cứu thì tiến hành các công tác hành chính và tập huấn. Tiến trình nghiên cứu được mô tả tại sơ đồ dưới đây (sơ đồ 2.4).

2.4.1. Điều tra viên và giám sát viên

- Điều tra viên: là các bác sỹ, điều dưỡng chuyên ngành sản phụ khoa của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, được tập huấn về nội dung chăm sóc sau sinh theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS


Loại khỏi NC



Thành thị PSTW:389 bà mẹ





Nông thôn PSTW: 217

Ba Vì: 156 bà mẹ


Nghiên cứu can thiệp sử dụng CSSS tại nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà - 8


Tư vấn và tham gia tự nguyện vào dịch vụ CSSS tại nhà


Đồng ý tham gia

Ghép cặp theo số con, thu nhập và

nhóm tuổi mẹ

So sánh KAP trước can

thiệp

Nhóm can thiệp (PSTW: 461,

Ba Vì: 58

So sánh KAP sau can thiệp

Phỏng vấn qua bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu

Xử lý số liệu

Viết báo cáo

Loại khỏi NC

Loại khỏi NC

So sánh

Nhóm chứng (PSTW: 461, Ba

Vì: 58

Nhóm can thiệp (PSTW: 461, Ba

Vì: 58)

So sánh

Không đồng ý tham gia

Nhóm chứng (PSTW: 461,

Ba Vì: 58

Dịch vụ CSSS

tại nhà

Phụ nữ đến sinh con tại bệnh viện PSTW

Đủ ĐK tham gia NC

Phụ nữ đến sinh con tại bệnh viện Ba Vì

Không đủ ĐK

Đủ ĐK tham gia NC

Nghiên cứu cắt ngang

Không đủ ĐK

Sơ đồ 2.4. Tiến trình nghiên cứu


các bảng hỏi và cách phỏng vấn. Điều tra viên cũng là những người trực tiếp

tham gia vào công tác chăm sóc sau sinh.

- Giám sát viên: gồm các bác sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ sản phụ khoa và y tế công cộng có kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học hoặc /và chuyên ngành sản phụ khoa.

- Giám sát thực hiện: Chọn ngẫu nhiên 10 hộ gia đình theo danh sách, tiến hành phỏng vấn lần 2 để kiểm tra tính chính xác của thông tin.


2.4.2. Tập huấn

- Tập huấn về chuyên môn:

Nhóm tiến hành can thiệp được tập huấn về chuyên môn theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ sinh sản về nội dung chăm sóc sau sinh. Ngoài ra, nhóm cũng được tập huấn về các kỹ năng tư vấn cho bà mẹ.

- Tập huấn về nghiên cứu:

Tất cả các nghiên cứu viên và giám sát viên đều được tập huấn về mục tiêu nghiên cứu, tiến trình nghiên cứu. Được giới thiệu về bộ câu hỏi và cách tiến hành phỏng vấn cá nhân.

Phỏng vấn sâu do giám sát viên tiến hành nhằm đảm bảo việc khai thác triệt để thông tin từ đối tượng nghiên cứu.


2.5. Xử lý và phân tích số liệu

Đề tài sử dụng hai nguồn số liệu: số liệu định lượng và số liệu định tính.

2.5.1. Số liệu định lượng:

- Thu thập dựa trên bảng câu hỏi có sẵn. Số liệu được mã hóa và được

nhập bằng phần mềm EPIDATA 3.1, sau đó được phân tích trên phần mềm STATA 10 sử dụng phương pháp phân tích thống kê thông thường.

- Số liệu được trình bày, sắp xếp theo các biến số nghiên cứu đặt ra trong nội

dung phương pháp nghiên cứu


- Số liệu được phân tích dưới dạng các tần suất, tỷ lệ %, tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy 95% và giá trị p tương ứng với một số yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Tất cả các phân tích đều được tiến hành riêng giữa các vùng địa lý.

- Đánh giá can thiệp: sử dụng thuật toán thống kê y sinh học so sánh sự khác biệt sau can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ):


CSHQ (%) =


psct – ptct

ptct


Trong đó: psct: tỷ lệ sau can thiệp

ptct: tỷ lệ trước can thiệp

Hiệu quả can thiệp (HQCT) = CSHQ nhóm can thiệp – CSHQ nhóm đối chứng


2.5.2. Số liệu định tính:

- Thu thập dựa trên các phỏng vấn sâu đối tượng nghiên cứu. Các phỏng vấn

được ghi âm với sự đồng ý của người được phỏng vấn

- Gỡ băng và viết thông tin dưới dạng văn bản. Sử dụng để trích dẫn trong phần kết quả và bàn luận.


2.6. Sai số, giới hạn, hạn chế của đề tài và biện pháp khắc phục

Các sai số có thể gặp trong nghiên cứu gồm:

- Sai số thu thập thông tin: Bỏ sót thông tin, khi ghi chép các câu trả lời của đối tượng hay trong quá trình sao chép thông tin từ hồ sơ bệnh án. Bỏ sót đối tượng, nhất là những bà mẹ có thời gian nằm viện ngắn. Cán bộ tiến hành phỏng vấn sâu chưa có đủ kinh nghiệm để khai thác thêm đối tượng phỏng vấn. Bà mẹ không hợp tác hoặc cung cấp các số liệu sai lệch do giữ thể diện, hoặc vì các yếu tố mang tính tập quán.


Cách khắc phục: tập huấn kỹ bộ câu hỏi, giám sát quá trình lấy thông tin. Lựa chọn các nghiên cứu viên có kinh nghiệm và trách nhiệm. Tổ chức rút kinh nghiệm trong nhóm nghiên cứu và giám sát sau mỗi đợt điều tra.

- Sai số do nhập số liệu: Lỗi số liệu do người nhập liệu bỏ sót hoặc vào nhầm số liệu.

Cách khắc phục: làm sạch bảng hỏi trước khi xử lý, chỉ những bảng hỏi được điền đủ thông tin mới được chuyển giao cho nhóm nghiên cứu của bệnh viện Phụ sản trung ương.

- Sai số do chọn mẫu, cỡ mẫu: Mẫu chọn vào hai nhóm (nghiên cứu và chứng) trong nghiên cứu can thiệp phục vụ cho mục tiêu thứ hai không được chọn ngẫu nhiên. Các bà mẹ sau khi được tư vấn thì tự quyết định: đồng ý hoặc không đồng ý tham gia gói dịch vụ.

Cách khắc phục mà tác giả sử dụng để hạn chế sự khác biệt do mẫu không được chọn ngẫu nhiên là ghép cặp theo các biến số có ảnh hưởng (ở đây là biến số về độ tuổi và số con).


2.7. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu không vi phạm các quy tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh. Đề cương được Hội đồng chấm đề cương của viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương thông qua vấn đề y đức trước khi tiến hành nghiên cứu.

- Các phỏng vấn thu thập thông tin được tiến hành riêng biệt, giữa đối tượng nghiên cứu và nghiên cứu viên. Không công bố tên các đối tượng nghiên cứu. Những thông tin về đối tượng phỏng vấn được giữ bí mật và chỉ sử dụng vì mục đích khoa học.

- Các bà mẹ tham gia sử dụng dịch vụ chăm sóc sau sinh tại nhà là hoàn toàn tự nguyện. Có thể dừng không sử dụng dịch vụ vào bất cứ thời điểm nào nếu không thấy thích hợp


- Các thông tin được cung cấp dựa trên sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu đã được giải thích rõ về mục tiêu nghiên cứu, các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia nghiên cứu. Họ có quyền từ chối tham gia nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn hoặc thời điểm nào.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu về chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại bệnh viện Phụ sản trung ương và bệnh viện huyện Ba Vì

Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang tại hai bệnh viện trong khoảng thời gian từ tháng 2/2011.

3.1.1. Thực trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình

3.1.1.1. Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu

Bảng 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu


Đặc điểm nhân khẩu học

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%


Nhóm tuổi

<20

3

0,8

6

1,6

9

1,2

20 – 29

209

54,0

227

61,2

436

57,2

30 – 39

158

40,8

130

34,8

288

37,7

>40

19

4,4

10

2,4

29

3,9

Trình độ học vấn

PTTH

70

18,0

100

26,8

170

22,3

Cao đẳng/ĐH

278

71,5

198

53,1

476

62,5

Sau đại học

41

10,5

75

20,1

116

15,2

Nghề nghiệp

Nông dân, công nhân

21

5,4

161

43,2

182

23,9

Nội trợ, buôn bán nhỏ

85

21,9

79

21,2

164

21,6

Cán bộ

246

63,4

99

26,5

345

45,3

Khác

37

9,3

34

9,1

70

9,2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022