Quả Dấu Trứng, Mà Phải Là Trứng Luộc Nhé…thì Tốt Cho Mẹ”(Bm05Pstw) “Lần Trước Không Có Sữa, Được Mách Lấy Cơm Vừa Thổi Nắm Cho Vào Tấm


„ ...Bình thường người giúp việc chuẩn bị bữa ăn cho em. Mẹ chồng em đi chợ, con em thì bà tắm cho nên cũng nhàn chị ạ...Mấy hôm đầu không ngủ được vì con quấy đêm thôi. (BM04PSTU)

Nghiên cứu định tính về thực hành chăm sóc sau sinh cho thấy bà mẹ có một số hành vi chữa bệnh dân gian như: ăn trứng làm phép sau đẻ, dùng thuốc phiện để giảm đau do co dạ con, dùng cơm nóng bọc vải để day bầu vú cho nhanh về sữa, hay ăn một số thức ăn. Những hành vi này một số trung tính, số khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và em bé.

“ em được người ta mách sau đẻ cứ nuốt một cục thuốc phiện nhỏ bằng đầu tăm là không thấy đau gì luôn. Lúc đẻ đứa trước em không được uống nên bụng cứ thỉnh thoảng lại gồ lên như quả bưởi, đau lắm….” À,… thuốc phiện là em xin được của cô N. xóm X. Cô ấy cũng được người nhà trên miền núi cho một cục nhỏ để dùng cho con dâu đẻ…” (BM08BV)

“ Nghe các cụ bảo thế, sau đẻ con trai thì ăn 7 quả trứng, con gái thì ăn

9 quả dấu trứng, mà phải là trứng luộc nhé…thì tốt cho mẹ”(BM05PSTW) “Lần trước không có sữa, được mách lấy cơm vừa thổi nắm cho vào tấm

vải sạch day ở bầu vú là sữa về nhanh…”(BM09BV)

“ mẹ chồng mình có mấy bài thuốc hay ra phết. Lúc mình không có sữa, cụ ra vườn ngắt hoa cây thanh long thái nhỏ, cho vào bát rồi hấp cơm cho mình ăn, sữa lại về…”(BM01PSTW)

Vàng da là yếu tố sức khỏe phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra một số ít các trẻ bị sốt, ỉa cháy, khó thở, đau rốn và các vấn đề sức khỏe khác. Đối với con, các bà mẹ ít tìm đến chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền, dân gian. Những bệnh có triệu chứng rõ rệt, các bà mẹ thường đem con đi khám. Những bệnh nhẹ hơn thì tìm mua thuốc tự điều trị.


3.1.3.2. Thực hành chung của bà mẹ về CSSS


Biểu đồ 3 4 Thực hành chung của bà mẹ về CSSS Thực hành của bà mẹ CSSS theo 1


Biểu đồ 3.4. Thực hành chung của bà mẹ về CSSS

Thực hành của bà mẹ CSSS theo thang điểm tại nghiên cứu này có tổng điểm là 15. Nếu bà mẹ dành được 8 điểm trở lên, có nghĩa là bà mẹ đã có thực hành đạt. Theo thang điểm đánh giá này, tỷ lệ đạt về thực hành của bà mẹ trong nghiên cứu là 34,6%. Đánh giá về thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ trong nghiên cứu này bao gồm:

- về chăm sóc mẹ: bà mẹ thực hành tốt nhất là ngủ đủ giấc và thực hiện nghỉ ngơi, không phải lao động nặng. Thực hành vệ sinh chưa tốt, vẫn còn khoảng 1/4 các bà mẹ thực hành kiêng không tắm. Bà mẹ tuy ăn nhiều hơn bình thường, nhưng tỷ lệ các bà mẹ uống bổ sung thêm vi chất lại không cao.

- Về chăm sóc cho con: thực hành cho bú tốt, tỷ lệ cho con bú cao.

- Một số thực hành khác như kế hoạch hóa gia đình, do giới hạn về thời gian nghiên cứu, không được đánh giá trong nghiên cứu này.


3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc sau

sinh của bà mẹ


3.1.4.1. Mối liên quan về nơi cư trú với kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và nơi cư trú

Nơi cư trú

Kiến thức CSSS

Thực hành đạt

Đạt

Ko đạt

Đạt

Ko đạt

Thành thị*

141(51,0)

389 (51,1)

252 (51,1)

137 (50,9)

Nông thôn

238 (49,0)

135 (48,9)

241 (48,9)

132 (49,1)

Tổng

486 (100)

276 (100)

493 (100)

269 (100)

OR, CI 95%, p

OR=0,99; CI: 0,74-1,34,

p>0,96

OR=1,007; CI: 0,75-1,35,

p>0,99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Kết quả từ bảng 3.28 cho thấy nhìn chung không có sự khác biệt về tỷ lệ đạt các kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ thành thị và bà mẹ nông thôn.


3.1.4.2. Mối liên quan của nhóm tuổi và kiến thức, thực hành về CSSS của bà mẹ

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và nhóm tuổi

Tuổi mẹ

Kiến thức CSSS

Thực hành đạt

Đạt

Ko đạt

Đạt

Ko đạt

Trên 30 tuổi trở

lên*

328 (68,1)

117 (42,4)

338 (69,1)

107 (39,8)

Dưới 30 tuổi

154 (31,9)

159(57,6)

151 (30,9)

162 (60,2)

Tổng

482 (100)

276 (100)

489 (100)

269 (100)

OR, CI 95%, p

OR= 2,8; CI: 2,1- 3,9;

p=0,000



Tuổi của bà mẹ cũng có liên quan đến kiến thức và thực hành sau sinh. Về kiến thức đạt: các bà mẹ trên 30 tuổi có cơ hội gấp 2,8 lần các bà mẹ dưới 30 tuổi (OR= 2,8; CI: 2,1- 3,9; p=0,000). Về tỷ lệ thực hành đạt, các bà mẹ độ tuổi >30 có cơ hội gấp khoảng 3,3 lần nhóm bà mẹ dưới 30 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR OR=3,3; CI:2,4- 4,6; p= 0,000).

3.1.4.3. Mối liên quan giữa học vấn và kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ


Bảng 3.25. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và học vấn

Học vấn

Kiến thức CSSS

Thực hành đạt

Đạt

Ko đạt

Đạt

Ko đạt

Trung học*

63(22,5)

109 (22,4)

50(18,6)

121(24,4)

Cao đẳng/ĐH

178(64,5)

297(61,6)

180(67,2)

296(60,3)

Sau ĐH

37(13,0)

78(16,0)

39(14,2)

76(15,3)

Tổng

278(100)

484(100)

269 (100)

493(100)

OR, CI 95%, p

OR=0,9; CI: 0,6 -1,3; p=0,8

OR=1,2; CI: 0,7-2; p=0,4

OR=0,6; CI: 0,4-1; p=0,05

OR=0,8; CI: 0,4-1,3, p=0,4

* biến so sánh

Không thấy có mối liên quan giữa học vấn và kiến thức, thực hành chăm

sóc sau sinh của bà mẹ.


3.1.4.4. Mối liên quan giữa thu nhập và kiến thức, thực hành CSSS bà mẹ


Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành CSSS của bà mẹ và thu nhập

Thu nhập

Kiến thức CSSS

Thực hành đạt

Đạt

Ko đạt

Đạt

Ko đạt

<1 triệu *

8(2,6)

12(2,3)

7(2,6)

13(2,3)

1-3 triệu

47 (17,0)

10

48(17,8)

107(21,8)




8(22,4)



3-10 triệu

154(55,8)

270(55,9)

143(53,2)

282(57,4)

Trên 10 triệu

68(24,6)

95(19,4)

71(26,4)

91(18,5)

OR, CI 95%, p

OR=1,4; CI: 0,5 -4; p=0,4

OR=1,1; CI: 0,4-2,9; p=0,8

OR=0,8 ; CI: 0,3-2,3 ; p=8

OR=1,4; CI: 0,5-3,8; p=0,4

OR=1,2; CI: 0,4-3,3, p=0,6

OR=0,8; CI: 0,2-2,2, p=0,6

* biến so sánh

Kiểm định cho thấy thu nhập hàng tháng không có mối liên quan đến tỷ lệ đạt về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ.

3.1.4.5. Mối liên quan số con sống với kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ


Bảng 3.27. Mối liên quan giữa kiến thức thực hành CSSS của bà mẹ và số con sống


Kiến thức CSSS

Thực hành đạt

Đạt

Ko đạt

Đạt

Ko đạt

Từ 2 con trở lên *

171 (62,0)

174(35,8)

172 (63,9)

173 (35,1)

Con đầu lòng

105(38,0)

312 (64,2)

97(36,1)

320(64,9)

Tổng

276(100)

486(100)

269 (100)

493(100)

OR, CI 95%, p

OR= 2,9; CI: 2,1- 3,9;

p=0,000

OR=3,27, CI:2,3- 4,5;

p<0,001

* Biến so sánh

Có 62% các bà mẹ đã có từ 2 con trở lên có kiến thức CSSS đạt, trong khi tỷ lệ này của các bà mẹ có con lần đầu là 38%. Tương tự, tỷ lệ thực hành CSSS đạt của các bà mẹ trong nhóm đã có con cũng cao hơn nhóm có con lần đầu (63,9% và 36,1%). Bảng 3.23 cho thấy số con sống có liên quan đến kiến thức và thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh. Cụ thể những người có từ 2 con trở lên có cơ hội về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh đạt gấp gần 3 lần


những bà mẹ có con lần đầu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=0,34, CI: 0,2-0,4, p<0,001).

3.1.4.6. Mối liên quan giữa kiến thức đạt và thực hành CSSS đạt của bà mẹ

Bảng 3.28.Mối liên quan giữa tỷ lệ đạt về kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ


Kiến thức về CSSS của bà mẹ

Thực hành CSSS đạt

Đạt

Không đạt

Tổng

Không đạt

95 (34,9)

391(79,5)

486(63,7)

Đạt

175(65,1)

101(20,5)

276(36,3)

Chung

270 (100)

492 (100)

762(100)

OR, CI 95%, p

OR=7,2; CI: 4,9- 10,4, p<0,000

Có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về CSSS. Những bà mẹ không đạt về kiến thức thì có hơn 7 lần nguy cơ không đạt về thực hành chăm sóc sau sinh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê OR=7,2; CI: 4,9-10,4. p<0,000


3.1.5. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ chăm sóc sau sinh

3.1.5.1. Khó khăn của bà mẹ trong giai đoạn sau sinh

Bảng 3.29. Các khó khăn của sản phụ trong chăm sóc trẻ


Khó khăn của sản phụ trong chăm sóc trẻ

Thành thị

Nông thôn

Số lượng

%

Số lượng

%

Bế con

68

17,5

19

5,0

Cho bú

72

18,6

52

14,0

Con khóc đêm

140

36,1

179

48,0

Tắm bé

205

52,6

82

22,0

Xử trí khi con sốt

144

37,1

209

56,0

Vệ sinh cho con

28

7,2

60

16,0

Đưa con đi tiêm chủng

88

22,7

37

10,0

Pha sữa

12

3,1

19

5,0


Tìm hiểu những khó khăn mà bà mẹ phải đương đầu trong thời kỳ sau

sinh giúp người nghiên cứu hiểu và lý giải được những nhu cầu của phụ nữ

Phụ nữ sau sinh cảm nhận nhiều khó khăn từ việc chăm sóc bản thân và con cái trong giai đoạn sau sinh. Xử trí khi con sốt, tắm cho con, con khóc đêm, đưa con đi tiêm chủng là những khó khăn được các bà mẹ liệt kê nhiều nhất. Có sự khác biệt về khó khăn giữa phụ nữ thành thị và phụ nữ nông thôn. Có 52,6% các bà mẹ thành thị cho rằng tắm cho bé là công việc khó khăn nhất trong khi tỷ lệ này trong nhóm các bà mẹ nông thôn là 22%. Ngược lại các bà mẹ bà mẹ nông thôn thấy nhiều khó khăn trong việc xử trí khi con sốt (56%) trong khi tỷ lệ này trong nhóm các bà mẹ thành thị chỉ là 37,1%.


Bảng 3.30. Biến cố về tinh thần trong giai đoạn sau sinh


Các biến cố về tinh thần

Thành thị

Nông thôn

Số lượng

%

Số lượng

%

Lý do có bất đồng, mâu thuẫn

Không mâu thuẫn

237

60,8

366

98

Cách chăm sóc con

112


28,7

7

2

Kinh tế

0

0

0

0

Tình cảm vợ chồng bị

xáo trộn

40

10,5

0

0

Có bị ngược đãi

0

0

4

1

Không

389

100

369

99

Các biến cố sau sinh mà bà mẹ liệt kê phần lớn là các mâu thuẫn gia đình có liên quan đến cách chăm sóc con, các mâu thuẫn khác như tình cảm vợ chồng xáo trộn. Không có bất đồng về kinh tế. Tỷ lệ các bà mẹ thành thị gặp các biến cố về tinh thần sau sinh cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở các bà mẹ nông thôn. Tỷ lệ không có mâu thuẫn hoặc biến nào trong nhóm nông thôn là 98%, trong khi trong nhóm các bà mẹ thành thị, tỷ lệ này là 98%.


Về các biến cố, tỷ lệ các bà thành thị, có 28,7% mâu thuẫn trong cách chăm sóc con, 10,5% tình cảm vợ chồng bị xáo trộn, cao hơn hẳn tỷ lệ này trong nhóm các bà mẹ nông thôn là 2%, và 0%. Có 1% các bà mẹ nông thôn bị ngược đãi sau đẻ.

3.1.5.2. Nhu cầu của bà mẹ giai đoạn sau sinh

Nhu cầu của phụ nữ sau sinh hết sức đa dạng. Dựa trên kết quả của các phỏng vấn sâu, chúng tôi tạm chia các nhóm nhu cầu thành 3 nhóm cơ bản:

(1) nhóm nhu cầu về vật chất, thể chất: bao gồm các nhu cầu về chế độ

nghỉ ngơi, vệ sinh, lao động, chăm sóc sức khỏe

(2) nhóm nhu cầu về tinh thần: bao gồm các nhu cầu về cảm xúc tình cảm, được quan tâm, chia sẻ, không phải lo nghĩ về kinh tế và được cung cấp thông tin

(3) Nhóm nhu cầu khác: bao gồm các nhu cầu mang tính biểu trưng, được thừa nhận, được khẳng định vị thế…

Bảng 3.31. Nhu cầu về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh


Nhu cầu về CSSS

Thành thị (n=389)

Nông thôn (n=373)

Tổng (n=762)


Số lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Điều kiện vật chất, thể chất

Được giúp đỡ việc nhà

267

68,3

187

50,1

454

59.6

Hưởng chế độ nghỉ đẻ dài hơn

178

45,5

144

38,6

322

42.3

Nghỉ ngơi/không phải lao động

174

44,5

140

37,5

314

41.2

Khám, kiểm tra sức khỏe

274

70,1

232

62,2

506

66.4

Chăm sóc con tốt

225

57,5

198

53,1

423

55.5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022