< 1 triệu đồng | 4 | 1,0 | 16 | 4,2 | 20 | 2,6 |
1 – 3 triệu | 57 | 14,7 | 98 | 26,3 | 155 | 20,3 |
3 – <10 triệu | 231 | 59,4 | 194 | 52,0 | 425 | 55,8 |
>10 triệu | 97 | 24,9 | 65 | 17,5 | 162 | 21,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chăm Sóc Sau Sinh Tại Nhà Ở Việt Nam
- Nội Dung Của Chăm Sóc Bà Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh Sau Sinh Theo Hướng Dẫn Quốc Gia Về Skss
- Sai Số, Giới Hạn, Hạn Chế Của Đề Tài Và Biện Pháp Khắc Phục
- Thực Trạng Kiến Thức Về Chăm Sóc Sau Sinh Của Bà Mẹ
- Kiến Thức Về Bổ Sung Vi Chất Của Bà Mẹ Sau Sinh
- Quả Dấu Trứng, Mà Phải Là Trứng Luộc Nhé…thì Tốt Cho Mẹ”(Bm05Pstw) “Lần Trước Không Có Sữa, Được Mách Lấy Cơm Vừa Thổi Nắm Cho Vào Tấm
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Tổng số có 762 bà mẹ tham gia nghiên cứu tại hai bệnh viện, trong đó đối tượng cư trú tại địa bàn nông thôn chiếm 49%, thành thị chiếm 51%. Đối tượng tham gia nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là: 606 bà mẹ. Trong đó có 389 các bà mẹ sống trong khu vực thành thị, 217 bà mẹ sống tại địa bàn nông thôn (được định nghĩa có hộ khẩu thường trú tại các huyện thuộc Hà nội), Bệnh viện Đa khoa Ba Vì: 156 bà mẹ chiếm tổng số 20,5% số các bà mẹ được tham gia nghiên cứu.
Đối tượng tham gia nghiên cứu là các bà mẹ hầu hết nằm trong độ tuổi
dưới 40 (96,1%). Trong đó nhóm 20-29 tuổi có tỷ lệ cao nhất (57,5%).
Về trình độ học vấn: có sự khác biệt thống kê giữa hai nhóm: cao đẳng và
đại học chiếm 71,5% trong nhóm thành thị và 53,5% trong nhóm nông thôn.
Nghề nghiệp chính trong hai nhóm cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thành thị và nông thôn (p<0,001). Nếu thành thị có 63,4% bà mẹ là cán bộ thì tỷ lệ này ở nhóm nông thôn chỉ là 26,5%. Nghề nghiệp chính của các bà mẹ ở nông thôn là nông dân và công nhân (43,2%).
Có hơn 1/2 bà mẹ thuộc hai nhóm có thu nhập trong khoảng từ 3 đến dưới 10 triệu đồng (55,9%). Tỷ lệ các bà mẹ nông thôn có thu nhập dưới 3 triệu đồng nhiều gấp gần 2 lần tỷ lệ này trong nhóm các bà mẹ thành thị (30,5% và 15,7%). Sự khác biệt về thu nhập hàng tháng có ý nghĩa thống kê được tìm thầy giữa hai địa bàn thành thị và nông thôn (p<0,001).
Bảng 3.2. Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu
Thành thị (n=389) | Nông thôn (n=373) | Tổng (n=762) | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | ||
Cách sinh | Đẻ thường | 131 | 33,5 | 166 | 44,5 | 297 | 39,0 |
Đẻ mổ | 257 | 66,2 | 207 | 55,5 | 464 | 60,9 | |
Khác | 1 | 0,3 | 0 | 0 | 1 | 0,1 | |
Đặc điểm mang thai | Bình thường | 345 | 88,7 | 347 | 93,0 | 692 | 90,8 |
Bệnh lý | 44 | 11,3 | 26 | 7,0 | 70 | 9,2 | |
Đặc điểm trẻ lần sinh này | Bình thường | 357 | 91,8 | 342 | 91,7 | 699 | 92,5 |
Sinh non tháng | 29 | 7,5 | 28 | 7,5 | 57 | 7,5 | |
Bệnh lý | 3 | 0,8 | 3 | 0,8 | 6 | 0,7 | |
Cân nặng trung bình lần này | < 2500g | 21 | 5,4 | 23 | 6,2 | 44 | 5,8 |
>2500g đến <3500g | 253 | 65,0 | 255 | 68,1 | 508 | 66,7 | |
>3500g | 112 | 29,6 | 95 | 25,7 | 207 | 27,5 |
Về cách sinh: có 60,9% các bà mẹ tham gia nghiên cứu chọn phương pháp sinh mổ. Đa số các bà mẹ đều có đặc điểm mang thai bình thường (90,8%).
Thai bệnh lý chiếm tỷ lệ nhỏ 9,2%. Do đó, tỷ lệ trẻ sinh non và bệnh lý cũng chỉ chiếm tỷ lệ là 8,2%.
Trẻ sinh ra có cân nặng trên 2500 g chiếm đa số. Tỷ lệ trẻ cân nặng dưới 2500g không lớn. Chỉ có 6,2% trong nhóm nông thôn và 5,4 % trong nhóm thành thị có cân nặng dưới 2500g.
54,70%
36%
8,10%
1,20%
60%
50%
1 con
2 con
3 con
4 con
40%
30%
20%
10%
0%
số con sống
Biểu đồ 3.1. Số con sống trung bình của các đối tượng nghiên cứu
Có hơn một nửa số bà mẹ có 1 con, và hơn 80% các bà mẹ có từ 1 đến 2 con. Tỷ lệ các bà mẹ có 3 con là 8,1% và 4 con là 1,2%. Tỷ lệ bà mẹ có trên 2 con ở nông thôn cao hơn thành thị (11,3 % so với 7,5%, p=0,02). Kết quả từ nghiên cứu này cũng cho thấy số lần mang thai trung bình của bà mẹ là 2,8 lần và số con hiện tại là 1,5.
Bảng 3.3. Ngày nằm viện của bà mẹ theo nơi cư trú
Thành thị (n=389) | Nông thôn (n=373) | Tổng (n=762) | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | ||
Số ngày nằm viện của bà mẹ | 1 ngày | 21 | 5,4 | 51 | 13,7 | 72 | 9,4 |
2 ngày | 252 | 64,8 | 87 | 23,3 | 339 | 44,5 | |
3 ngày | 116 | 29,8 | 227 | 60,9 | 343 | 45 | |
4 ngày | 0 | 0 | 7 | 1,8 | 7 | 0,9 | |
5 ngày | 0 | 0 | 1 | 0,3 | 1 | 0,2 | |
Chung | 389 | 100 | 373 | 100 | 762 | 100 |
Thời gian nằm viện trung bình là 2,37 đối với cả hai nhóm bà mẹ ở thành thị và nông thôn. Trong đó, các bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản trung ương có thời gian nằm viện ít hơn các bà mẹ sinh con ở Bệnh viện Ba Vì (với các giá trị tương ứng là 2,3 và 2,5 ngày nằm viện trung bình). So sánh thời gian nằm viện nói chung thấy có hơn 1/2 các bà mẹ chỉ nằm lại bệnh viện trong khoảng từ 24-48h (53,9%). Trong đó, 64,8% phụ nữ thành thị chủ yếu ở lại bệnh viện trong vòng 2 ngày trong khi 60,9% các bà mẹ ở nông thôn ra về trong vòng 3 ngày (72h).
3.1.1.2.Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ
Bảng 3.4. Điều kiện sinh hoạt của bà mẹ sau sinh
Thành thị (n=389) | Nông thôn (n=373) | Tổng (n=762) | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | ||
Điều kiện nhà ở | Nhà cấp 4 | 71 | 18,3 | 146 | 39,2 | 217 | 28,5 |
Căn hộ tập thể | 72 | 18,5 | 48 | 12,9 | 337 | 44,2 | |
Nhà nhiều tầng | 228 | 58,6 | 168 | 45,2 | 396 | 52,5 | |
Khác | 18 | 4,6 | 11 | 2,7 | 29 | 3,8 | |
Phòng riêng | Có | 349 | 89,3 | 323 | 86,6 | 672 | 88,1 |
Không | 40 | 10,7 | 50 | 13,4 | 90 | 11,8 | |
Nguồn nước sinh hoạt | Nước sạch | 368 | 94,6 | 253 | 67,9 | 621 | 81,5 |
Giếng khoan | 18 | 4,6 | 98 | 26,2 | 116 | 15,2 | |
Khác | 3 | 0,8 | 22 | 5,9 | 25 | 3,3 | |
Nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn | Có | 371 | 95,4 | 340 | 91,2 | 711 | 93,3 |
Không | 18 | 4,6 | 33 | 8,8 | 51 | 6,7 |
Rất hài lòng | 52 | 13,1 | 71 | 18,8 | 123 | 16,1 |
Hài lòng | 314 | 80,9 | 288 | 77,4 | 602 | 79 |
Không hài lòng | 23 | 5,9 | 14 | 3,8 | 37 | 4,9 |
Hình thái nhà ở có sự khác biệt giữa hai vùng thành thị và nông thôn: tỷ lệ nhà nhiều tầng, nhà cấp 4 phổ biến ở nông thôn; trong khi ở thành thị là nhà nhiều tầng và nhà chung cư tập thể (p<0,001).
Phần lớn các bà mẹ đều cả ở nông thôn và thành thị đều có phòng riêng để sinh hoạt. Hơn 90% đối tượng nghiên cứu ở cả hai nhóm có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Nguồn nước sạch sinh hoạt: nếu thành thị chỉ có 4,6% bà mẹ sử dụng nước giếng khoan thì tỷ lệ này trong nhóm các bà mẹ nông thôn là 26,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Hầu hết các bà mẹ ở hai khu vực đều cảm thấy hài lòng với điều kiện sinh hoạt hiện tại. Tỷ lệ không hài lòng rất nhỏ: chỉ có 5,9% các bà mẹ thành thị và 3,8% các bà mẹ nông thôn.
3.1.1.3. Người chăm sóc các bà mẹ sau sinh
Bảng 3.5. Người giúp các bà mẹ sau sinh
Thành thị (n=389) | Nông thôn (n=373) | |||
Số lượng | % | Số lượng | % | |
Mẹ chồng | 210 | 51,4 | 211 | 57,2 |
Mẹ đẻ | 201 | 51,8 | 172 | 46,6 |
Chồng | 162 | 48,1 | 176 | 47,7 |
36 | 9,3 | 39 | 10,6 | |
Họ hàng | 23 | 5,9 | 16 | 4,3 |
Người giúp việc | 63 | 16,2 | 31 | 8,4 |
Khác | 7 | 1,8 | 6 | 1,6 |
Không có | 1 | 0,3 | 3 | 0,8 |
Người giúp đỡ chủ yếu cho phụ nữ sau sinh lần lượt là mẹ chồng (55,2%), mẹ đẻ (52%), chồng (44,3%), người giúp việc (12,3%), chị em gái (9,8%). Số bà mẹ không có người giúp chiếm tỷ lệ không đáng kể: 0,5% Nhìn chung không thấy có sự khác biệt về người giúp đỡ khi so sánh giữa hai khu vực. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ có người giúp việc tham gia chăm sóc sau sinh (p<0,01). Trong nhóm thành thị là: 16,2% và trong nhóm nông thôn là 8,4%.
3.1.1.4. Tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của bà mẹ tại cộng đồng
Bảng 3.6. Nguồn thông tin chủ yếu về chăm sóc sau sinh
Thành thị (n=389) | Nông thôn (n=373) | Tổng (n=762) | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
Cán bộ y tế | 177 | 46,5 | 134 | 37,4 | 311 | 40,8 |
Mẹ chồng | 143 | 37,5 | 152 | 42,5 | 295 | 38,7 |
Mẹ đẻ | 169 | 44,4 | 155 | 43,3 | 324 | 42,5 |
Bạn bè | 76 | 20,0 | 52 | 14,5 | 128 | 16,8 |
Thông tin đại chúng | 128 | 33,6 | 78 | 21,8 | 206 | 27,0 |
Internet | 176 | 46,2 | 93 | 26,0 | 269 | 35,3 |
Khác | 30 | 7,9 | 44 | 12,3 | 74 | 9,7 |
Trong khi các bà mẹ ở thành thị lấy thông tin chủ yếu từ: cán bộ y tế (46,5%), và Internet (46,2%) thì nguồn cung cấp thông tin chủ yếu của các bà mẹ ở nông thôn là: mẹ đẻ (43,3%) và mẹ chồng (42,5%). Các bà mẹ thành thị cũng tiếp cận nhiều thông tin trên thông tin đại chúng hơn các bà mẹ ở nông thôn (33,6% và 21,8%). Các bà mẹ thành thị cũng có xu hướng tìm hiểu thông tin chăm sóc sau sinh từ nguồn bạn bè nhiều hơn các bà mẹ ở nông thôn (20% và 14,5%).
3.1.1.5. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh
Sau 2 tuần kể từ ngày xuất viện, cán bộ nghiên cứu liên hệ để phỏng vấn bà mẹ về tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh trong thời gian sau sinh.
- Sức khỏe bà mẹ
Bảng 3.7. Sức khỏe của bà mẹ 2 tuần sau sinh
Thành thị (n=389) | Nông thôn (n=373) | Tổng (n=762) | |||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | ||
Nhiễm khuẩn mẹ | Có | 30 | 8,1 | 38 | 10,6 | 68 | 9,3 |
Không | 341 | 91,9 | 319 | 89,4 | 660 | 90,7 | |
Vấn đề về tuyến vú | Có | 37 | 10 | 36 | 10,2 | 73 | 10,1 |
Không | 333 | 90 | 318 | 89,8 | 651 | 89,9 | |
Đau và ra máu | Có | 55 | 14,8 | 73 | 20,1 | 128 | 17,4 |
Không | 317 | 85,2 | 290 | 79,9 | 607 | 82,6 | |
Vấn đề sức khỏe mẹ khác | Có | 17 | 4,5 | 24 | 6,6 | 41 | 5,5 |
Không | 358 | 95,5 | 340 | 93,4 | 698 | 94,5 |
Tỷ lệ bà mẹ có các vấn đề về sức khỏe chiếm tỷ lệ từ 10-20%, trong đó các vấn đề sức khỏe thường gặp nhất lần lượt là đau và ra máu, nhiễm khuẩn và các vấn đề tuyến vú.
Tỷ lệ các bà mẹ gặp có vấn đề về sức khỏe sau sinh cao hơn các bà mẹ ở thành thị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cụ thể: có 10,6% các bà mẹ nông thôn gặp vấn đề về nhiễm khuẩn, 10,2% gặp các vấn đề về tuyến vú, 20,1% bị đau và ra máu, 6,6% gặp các vấn đề sức khỏe khác. Trong khi đó, các tỷ lệ này của các bà mẹ thành thị thấp hơn với các tỷ lệ lần lượt là: 8,1%, 10%, 14,8% và 4,5%.
Bảng 3.8.Những thay đổi về cảm xúc sau sinh của bà mẹ
Thành thị (n=389) | Nông thôn (n=373) | Tổng (n=762) | ||||
Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
Không thay đổi | 16 | 4,1 | 184 | 48 | 200 | 26,2 |
Thấy vui hơn | 364 | 93,6 | 215 | 57,7 | 579 | 76,0 |
Thấy mệt hơn | 167 | 43,0 | 133 | 34,6 | 300 | 39,4 |
Mất ngủ liên miên | 21 | 5,4 | 65 | 17,3 | 86 | 11,3 |
Bực bội, tự trách bản thân | 0 | 0 | 11 | 2,85 | 11 | 1,4 |
Cảm thấy quá sức | 9 | 2,2 | 29 | 7,7 | 38 | 4,9 |
Cảm xúc khác | 0 | 0 | 29 | 7,7 | 29 | 3,8 |
Sự thay đổi về cảm xúc, phần lớn các bà mẹ có thay đổi tích cực về cảm xúc: 93,6% các bà mẹ ở thành thị và 57,7% các bà mẹ ở nông thôn thấy vui hơn sau khi sinh con.