Thu nhập được phân loại theo các căn cứ khác nhau để xác định đối tượng tính thuế:
- Theo thời gian: Thu nhập được chia thành thu nhập thường xuyên và không thường xuyên
- Theo nguồn tạo ra thu nhập: Thu nhập từ lao động, thu nhập từ đầu tư và thu nhập khác.
+ Thu nhập từ lao động: Là khoản thu nhập thường xuyên nhận được dưới dạng như thu nhập từ tiền công, tiền lương, kinh doanh, hành nghề tự do hoặc các khoản thù lao cá nhân nhận được trong quá trình lao động.
+ Thu nhập từ đầu tư: Lãi cổ phần, lãi cho vay,...
+ Thu nhập khác: Lãi từ chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ quà biếu, quà tặng, tiền nhuận bút, trúng xổ số,...
- Theo chủ thể hưởng thu nhập: Thu nhập công ty, thu nhập Chính phủ, thu nhập cá nhân...
Thu nhập cá nhân có rất nhiều loại, nhưng không phải nước nào cũng đưa tất cả các nguồn thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Việc quy định thu nhập và mức độ chịu thuế phụ thuộc vào quan điểm, mục tiêu điều tiết thu nhập, mục tiêu kinh tế, chính trị xã hội của từng quốc gia trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Thu nhập từ lao động hầu như bị đánh thuế ở tất cả các quốc gia trên thế giới tuy mức độ chịu thuế có thể khác nhau, thu nhập từ đầu tư và thu nhập khác thì pháp luật mỗi quốc gia có những quy định khác nhau. Vì vậy cùng một khoản thu nhập có thể ở quốc gia này bị đánh thuế thu nhập cá nhân nhưng quốc gia khác có thể là không.
Thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 và Khoản 1 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế cá nhân. Theo quy định tại các điều này, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được chia thành các nhóm thu nhập:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh hộ gia đình, cá nhân; thu nhập từ đầu tư vốn; chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng xổ số, casino và trúng thưởng khác; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng [55], [60]
Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tính thuế thu nhập cá nhân là đối tượng tính thuế phải là thu nhập do người đóng thuế toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng tính thuế là thu nhập đã khấu trừ các khoản chi phí cần thiết để tạo ra thu nhập đó với một số giới hạn nhất định. Tùy theo đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà quy định những khoản khấu trừ phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản các nước đều áp dụng nguyên tắc chung là: Tất cả các chi phí trực tiếp liên quan đến việc tạo ra thu nhập cá nhân đều được khấu trừ để xác định thu nhập thực nhận được, sau đó trừ một số khoản mang tính chất xã hội trước khi tính thuế.
- Các khoản khấu trừ có tính chất kinh tế: Cá nhân có các khoản thu sẽ phải trả những chi phí này. Do vậy, sẽ có một khoản tiền trong các khoản thu của cá nhân mà cá nhân chỉ tạm thời sở hữu chứ không được toàn quyền sử dụng tương ứng với chi phí này. Khoản tiền này sẽ nhanh chóng được chuyển quyền sở hữu khi người đó chi trả các chi phí trên. Như vậy, các chi phí để tạo ra thu nhập cần được khấu trừ để xác định thu nhập của mỗi cá nhân.
+ Đối với thu nhập từ các hoạt động thương mại, công nghiệp, dịch vụ của các hộ kinh doanh cá thể không thuộc diện tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên tắc khấu trừ là tất các chi phí cần thiết và liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo ra thu nhập mà người nộp thuế đã thực hiện bao gồm: lương công nhân, chi phí thuê mướn, tiền trợ cấp,
chi phí mua vật tư, nguyên liệu, chi phí bảo hiểm, các chi phí về dịch vụ cung cấp từ bên ngoài, khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng..
Quy định chung về khấu trừ các phí tổn này là chi phí đã thực sự chi trả và cần thiết liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra thu nhập. Trong thực tế, rất khó xác định ranh giới được khấu trừ hay không được khấu trừ nên thông thường phải có những khống chế hay giới hạn tối đa rất tỷ mỉ, chặt chẽ thì mới có thể quản lý được. Về nguyên tắc một cá nhân phải có các chứng từ hợp lệ để chứng minh được các chi phí mà mình phải bỏ ra liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, việc quản lý được chi phí rất khó. Nhiều trường hợp cá nhân không có đủ chứng từ hợp lệ để chứng minh chi phí mình bỏ ra, đối với những trường hợp này Nhà nước sẽ khoán một chi phí định mức cho cá nhân theo một số tiêu chuẩn nhất định gọi là thuế khoán. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức thuế khoán cũng không có một quy định cụ thể nên hầu hết chỉ dựa vào tính áp đặt chủ quan của cơ quan thuế.
+ Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội và các khoản thu nhập tương tự. Để xác định tính thuế đối với những loại thu nhập này thông thường pháp luật quy định cho phép trừ ra khỏi thu nhập một mức nào đó gọi là chi phí nghề nghiệp như các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tuổi già. Vì đây là những khoản thu nhập cố định và là thu nhập chính của cá nhân, những khoản thu nhập này cá nhân chỉ có được trong một khoảng thời gian nhất định (thường ở độ tuổi lao động), đối với các cá nhân có thu nhập từ các ngành nghề đặc biệt như ca sĩ, diễn viên, bác sĩ thì thời gian thực hiện công việc có thu nhập ngắn hơn và mức độ rủi ro nghề nghiệp cũng cao hơn vì vậy mức chi phí được tính nhiều hơn.
+ Đối với thu nhập từ lãi cổ phần, lãi cho vay... Đối tượng tính thuế là số lãi thu được sau khi trừ chi phí. Đối với khoản thu nhập này cá nhân có thu nhập phải bỏ ra một khoản vốn nhất định để đầu tư, vì vậy chỉ có thể đánh
thuế sau khi cá nhân đã trừ đi khoản đầu tư ban đầu (bao gồm cả vốn và chi phí). Trong trường hợp đầu tư không có lãi thì không thể đánh thuế vì cá nhân không có thu nhập.
+ Đối với thu nhập từ thừa kế. Đây là khoản thu nhập tính thuế có tính chất đặc biệt do người thừa kế phải chịu trách nhiệm cả về những khoản nợ của người để lại di sản thừa kế. Do đó, đối tượng tính thuế là số chênh lệch dương giữa tài sản thừa kế và các khoản nợ của người để lại di sản thừa kế, ngoài ra tùy theo quan hệ thừa kế, người thừa kế có thể được miễn hoặc trừ thêm một khoản không phải tính thuế. Đây là khoản thu nhập cá nhân có được mà không phải bỏ sức lao động hay bỏ vốn ban đầu, vì vậy di sản thừa kế là khoản thu mà cá nhân nhận được. Tuy nhiên có nhiều trường hợp người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai với người để lại di sản như nghĩa vụ thờ cúng hoặc phần di sản cá nhân được hưởng lại không được tự sử dụng mà phục vụ mục đích chung, trong trường hợp này mặc dù có thu nhập nhưng khoản thu đó được miễn hoặc giảm trừ là hợp lý.
- Các khoản chi tiêu mang tính chất xã hội, khoa học, những thu nhập mang tính chất trợ cấp xã hội, giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo không nơi nương tựa, người tàn tật... Những khoản chi của cá nhân được xem xét để khấu trừ để xác định thu nhập nộp thuế là:
+ Những chi phí đặc biệt. Chi phí có tính chất tiêu dùng như khấu trừ cho bản thân người nộp thuế, khấu trừ cho người phụ thuộc, bảo hiểm y tế, các khoản đóng góp bắt buộc theo luật định như tiền nuôi dưỡng bố mẹ, tiền nuôi dưỡng con cái,...những khoản chi này được xem là những khoản chi phí đặc biệt bởi vì đây là những khoản chi phí không phát sinh trực tiếp trong quá trình tạo ra thu nhập mà là những khoản chi phí phục vụ tái tạo sức lao động để tạo ra thu nhập cho cá nhân nộp thuế hoặc những khoản chi phí chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ đối với các chủ thể khác. Những khoản chi phí này là
những khoản chi bắt buộc chủ thể phải thực hiện thông thường được pháp luật quy định trong giới hạn nhất định.
+ Các khoản phúc lợi xã hội như những chi phí bắt buộc bao gồm những khoản về thuốc chữa bệnh, thiên tai, dịch họa hoặc chi phí của người tàn tật... thu nhập được sử dụng trong các trường hợp này thường được miễn thuế thu nhập cá nhân, những quy định này là để bảo đảm có sự bình đẳng với những người không phải chi những chi phí này.
Tất cả các khoản chi phí trên thường được các nước quy định một giới hạn khấu trừ cụ thể gọi là "suất miễn thu". Các quốc gia trên thế giới quy định cụ thể những khoản thu được miễn thuế, ngoài những khoản thu miễn thuế đó ra thì tất cả các khoản thu còn lại đều bị đánh thuế. Việc quy định này giúp cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý các khoản thu của cá nhân đồng thời xác định chính xác thu nhập chịu thuế, tránh trường hợp "đánh thuế sót". Còn cách quy định của pháp luật Việt Nam nêu rõ thu nhập chịu thuế, cách quy định này có thể giúp cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xác định được các loại thu nhập chịu thuế nhưng không thể quản lý được các khoản thu. Đồng thời có nhiều khoản thu nhập phát sinh mà nhà làm luật không thể trù liệu trước hoặc phát sinh sau khi ban hành luật thuế lại không phải nộp thuế, dẫn đến hệ quả là "đánh thuế sót". Nếu muốn thu thuế đối với các khoản thu này cơ quan có thẩm quyền lại phải sửa đổi luật đã ban hành làm tốn kém ngân sách nhà nước và gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan thuế và nhân dân.
1.2.2.3. Phương pháp tính thuế
Thuế thu nhập cá nhân thường được chia thành: thuế thu nhập cá nhân theo khoản và thuế thu nhập cá nhân tổng hợp.
- Thuế thu nhập cá nhân theo khoản: Là việc đánh thuế dựa trên tổng thu nhập của từng nguồn riêng biệt. Thuế thu nhập cá nhân theo khoản tồn tại bởi 2 nguyên tắc: tính thuế độc lập và tương ứng với mỗi nguồn thu nhập là
một mức thuế suất. Vì vậy căn cứ vào nguồn gốc, đặc điểm thu nhập để điều chỉnh mức thuế suất cho phù hợp.
- Thuế thu nhập cá nhân tổng hợp: Loại thuế này được tính trên tổng thu nhập tương ứng với tổng số các khoản thu nhập cộng lại. Với cách tính này thì người có thu nhập cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn.
Để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp phải dựa vào thu nhập tính thuế và thuế suất. Tùy theo quan điểm về mục đích sử dụng thuế thu nhập cá nhân của mỗi quốc gia, thuế thu nhập cá nhân được tính theo bảng tính thuế lũy tiến hoặc tính thuế bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định. Để áp dụng mức thuế phù hợp với từng loại thu nhập cần phải sử dụng các phương pháp tính thuế khác nhau.
Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng chủ yếu ở Việt Nam là phương pháp tính thuế theo lũy tiến từng phần và phương pháp tính thuế theo lũy tiến toàn phần.
- Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần: Thuế suất được sử dụng trong phương pháp này là phương pháp lũy tiến từng phần, theo phương pháp này thì thuế suất tăng dần theo từng phần tăng lên của cơ sở thuế. Với cách tính thuế này, cơ sở tính thuế được chia thành nhiều bậc theo mức độ tăng dần. Ứng với mỗi lần tăng lên trong từng bậc thuế là một mức thuế suất biên. Số thuế mà đối tượng phải nộp bằng tổng số thuế tính theo từng bậc. Tuy việc tính toán và kiểm tra thuế phải nộp theo phương pháp này là khá phức tạp nhưng cách tính này lại đảm bảo số thuế phải nộp tăng dần, không bị đột biến cùng với tốc độ tăng của cơ sở thuế, đảm bảo tính công bằng theo chiều dọc cao và có tác dụng lớn trong việc điều tiết thu nhập.
Phương pháp tính thuế này được áp dụng đối với các khoản thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số
ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo.
Bảng 1.1: Biểu thuế lũy tiến từng phần
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) | |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 1
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 2
- Ảnh Hưởng Của Thuế Đến Sự Công Bằng Trong Phân Phối Thu Nhập
- Công Tác Thực Hiện Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân
- Biểu Đồ Tổng Số Lao Động Và Mã Số Thuế Đã Cấp Đến Năm 2012
- Đồ Thị Tổng Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Tỉnh Quảng Ngãi So Với Tổng Thuế Thu Nhập Cá Nhân Cả Nước Trong 3 Năm
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Nguồn: Luật thuế thu nhập cá nhân, 2007.
- Phương pháp tính thuế lũy tiến toàn phần: Theo phương pháp này, biểu thuế cũng được chia thành nhiều bậc ứng với mỗi mức tăng lên của thuế suất nhưng toàn bộ cơ sở thuế được áp dụng một thuế suất chung tương ứng. Phương pháp tính thuế suất lũy tiến toàn phần cho phép xác định số thuế phải nộp đơn giản nhanh chóng. Tuy nhiên, cách tính này có nhược điểm là gây ra sự thay đổi có tính chất đột biến về tổng số thuế phải nộp của các đối tượng nộp thuế. Mặc dù giá trị cơ sở thuế thay đổi không đáng kể nhưng người chịu thuế lại phải nộp một thuế suất tương ứng tăng lên cho toàn bộ cơ sở thuế. Do đó, số thuế phải nộp tăng cao, sự tăng thuế này dẫn đến phản ứng tiêu cực từ phía đối tượng nộp thuế, làm giảm vai trò của thuế.
Phương pháp tính thuế này được áp dụng đối với những khoản thu nhập mang tính chất đột biến gồm đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng.
Bảng 1.2: Biểu thuế toàn phần
Thuế suất (%) | |
a) Thu nhập từ đầu tư vốn | 5 |
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | 5 |
c) Thu nhập từ trúng thưởng | 10 |
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng | 10 |
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 | 20 |
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 | 0,1 |
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 | 25 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 | 2 |
Nguồn: Luật thuế thu nhập cá nhân, 2007.
Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 quy định có 10 khoản thu nhập chịu thuế. Có nhiều loại thu nhập có hai phương pháp tính thuế như: thu nhập hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán... [55].
Đối với thu nhập từ kinh doanh hộ gia đình, cá nhân kinh doanh. Có hai phương pháp tính thuế: Phương pháp thứ nhất áp dụng với hộ gia đình, cá nhân thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thì thuế thu nhập cá nhân được xác định trên cơ sở doanh thu trừ (-) chi phí; trừ (-) gia cảnh; trừ (-) các khoản nộp bảo hiểm xã hội; trừ (-) các khoản đóng góp quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học; nhân (x) với thuế suất (gồm 7 bậc theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần). Phương pháp thứ hai áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chưa áp dụng đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thì thuế thu nhập cá nhân được xác định trên cơ sở: Doanh thu ấn định, nhân (x) tỷ lệ