pháp luật đó trong thực tiễn quản lý. Bởi, pháp luật dù có hoàn thiện đến đâu cũng mới chỉ là khả năng, tiền đề cần thiết, làm cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội. Chỉ khi nào có sự tuân thủ và thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật thì xã hội mới có pháp quyền và trật tự pháp luật. Để thực hiện điều này, cần đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó quan trọng nhất là sự hoàn thiện của hệ thống thanh tra công vụ và hệ thống cơ quan tư pháp. Các cơ quan chức năng cần phải thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ một cách bình đẳng trước pháp luật, không có ngoại lệ. Cần kiên quyết truy cứu trách nhiệm đối với những người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ có hành vi sai phạm trong thực hiện trách nhiệm về cải cách TTHC. Chia sẻ, động viên những người đứng đầu bởi họ phải chịu sức ép trách nhiệm từ nhiều phía là cần thiết. Nhưng nếu họ vi phạm thì phải xử lý mạnh và xử lý đến cùng. Đó chính là tiền đề để xây dựng một nhà nước dân chủ và pháp quyền XHCN mà Việt Nam đang hướng tới.
Tiểu kết chương 3
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, việc bảo đảm thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC cần dựa trên các quan điểm có tính định hướng là: phải bám sát đường lối của Đảng về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức đơn vị nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng; xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính; dựa trên cơ sở phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính cấp Bộ trong cải cách Thủ tục hành chính; quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính cấp Bộ với tư cách là người đứng đầu các ngành, lĩnh vực; cần được tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính và xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật chung và nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Từ các quan điểm cơ bản nêu trên, để bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính cần tập trung thực hiện đồng bộ 2 nhóm giải pháp sau đây: Một là, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC, theo đó cần: hoàn thiện quy định về trách nhiệm người đứng đầu cũng như nội dung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC; quy định rõ các hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC. Hai là, nhóm giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện thể
chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC như: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp bộ trong cải cách TTHC; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý trong quá trình thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC...
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Bảo Đảm Thực Hiện Thể Chế Về Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ Trong Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
- Phải Quán Triệt Nguyên Tắc Tập Trung Dân Chủ Và Chế Độ Thủ Trưởng Trong Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ Với Tư Cách Là Người Đứng Đầu
- Nâng Cao Chất Lượng Thủ Tục Hành Chính Và Tăng Cường Công Tác Chỉ Đạo, Điều Hành Của Người Đứng Đầu Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Cấp Bộ
- Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp Bộ trong cải cách thủ tục hành chính - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
1. Trong xu thế hướng đến một nhà nước pháp quyền và dân chủ, đồng thời, hướng đến nền hành chính phục vụ, vấn đề trách nhiệm của các CQNN, của những người làm việc trong CQNN là một đòi hỏi cấp thiết. Trách nhiệm của nhà nước (thực chất là phép cộng trách nhiệm của các cá nhân làm việc trong các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước). Do đó, việc thực thi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ là một trong những yếu tố cơ bản quyết định tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy HCNN.
Người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ là thuật ngữ dùng để chỉ thiết chế giữ vị trí pháp lý cao nhất trong Bộ, cơ quan ngang Bộ, thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của Bộ, có nghĩa vụ và quyền cao nhất trong việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Bộ và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Bộ. Vị trí pháp lý của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ là vị trí mang tính pháp lý; hoạt động nhân danh nhà nước; chịu sự chi phối của quan hệ hành chính mang tính mệnh lệnh, thứ bậc; thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với Bộ, ngành mà mình đứng đầu.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bộ máy HCNN phải luôn có sự cải cách nhằm cải thiện hoặc loại bỏ những hạn chế tiềm ẩn vì mục tiêu phát triển, trong đó một trong những vấn đề quan trọng là cải cách TTHC để đảm bảo các quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm của công chức thực thi công vụ, trong đó vai trò quyết định thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ.
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, các yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được trao quyền QLNN đối với ngành, lĩnh vực trong cả nước và chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định quản lý của mình.
Cải cách TTHC vừa là mục tiêu, đồng thời là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội đất nước ta, từ đó tạo môi trường liên kết với các quốc gia trên thế giới, các hoạt động kinh tế, văn hóa toàn cầu, đảm bảo giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp được thuận tiện, thông thoáng, giảm thiểu chi phí hành chính, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân
2. Thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng các VBQPPL nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách thủ TTHC, bao gồm trách nhiệm trong việc tham gia, ban hành TTHC; kiểm soát TTHC và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện các TTHC đã được công bố. Thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC có vai trò bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân; nâng cao ý thức pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC.
3. Trong những năm qua, thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ đã đạt được những ưu điểm nhất định trên các phương diện: Công tác tham mưu xây dựng, ban hành VBQPPL liên quan đến TTHC; công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức nhân sự làm công tác kiểm soát TTHC... Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhất định.
4. Để bảo đảm thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC chính cần tập trung thực hiện đồng
bộ hai nhóm giải pháp sau đây: Một là, hoàn thiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC; Hai là, tổ chức thực hiện thể chế về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan HCNN cấp Bộ trong cải cách TTHC. Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp này là cơ sở để nâng cao chất lượng cải cách TTHC nói riêng, CCHC nói chung ở Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2004.
2. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 phê duyệt Đề án "Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, Hà Nội.
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách, Hà Nội
4. Chính phủ (2007), Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Hà Nội
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, Hà Nội.
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hà Nội.
7. Chính phủ (2008), Nghị định số số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Hà Nội.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính, Hà Nội.
9. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ (2021), Báo cáo Công tác cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2011-2020; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021-2030.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Sự thật, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X của Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nxb chính trị - Sự thật, Hà Nội.
14. Đỗ Mạnh Cường (2013), Mô hình “Một cửa” trong thực hiện thủ tục hành chính tại UBND cấp huyện tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Quản lý công.
15. Nguyễn Thị Thanh Hà (2020), Thực hiện pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính của UBND phường, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật Hành chính.
16. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), "Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.
17. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Lương Thị Thu Huỳnh (2017), Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ Quản lý công.