cực của hành vi - là sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực. Xét theo khía cạnh đó, thi đua là sự tự giác của mỗi người.
Dù thi đua phải đặt trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, nhưng quan trọng nhất, con người chỉ có thể thi đua khi đã nhận thức đầy đủ về nhu cầu, mong muốn, động cơ của mình. Không ai có thể ép người này phải thi đua hay không thi đua. Những nguyên nhân, điều kiện bên ngoài chỉ mang tới sự tác động, ảnh hưởng nhất định tới sự tự giác thi đua của mỗi người, chứ không phải là nguyên nhất tất yếu dẫn tới sự xuất hiện hoặc triệt tiêu tính thi đua được.
Điểm a, khoản 1 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 cũng đã quy định: "Nguyên tắc thi đua gồm: tự nguyện, tự giác, công khai". Tự giác trở thành nguyên tắc quan trọng sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung luật vẫn giữ nguyên.
Thứ năm, tự thi đua hay ý chí tự cường của con người
Thi đua gắn liền với tập thể, tập thể là môi trường nảy sinh ra thi đua. Nhưng điều đó không có nghĩa là phủ nhận tính tự thi đua trong mỗi người. Thi đua là bản tính tự nhiên của con người, có nghĩa ai sinh ra cũng đã có mầm mống thi đua rồi. Tập thể chỉ là môi trường để thi đua thể hiện ra một cách tốt nhất. Nhưng khi tách khỏi tập thể, con người vẫn có tính thi đua, đó chính là tự thi đua. Tự thi đua có đối tượng là chính mình, là kết quả của mình đã đạt được, cái mình đã tạo ra. Lấy cái mà mình đã đạt được của ngày hôm qua là tiền đề, bậc thang để tiến tới cái tốt hơn của ngày hôm nay, đó chính là tự thi đua. Theo khía cạnh khác, tự thi đua cũng gần giống với phương châm sống không tự hài lòng, không chủ quan với những gì mình đã có. Dù đó là cái vật chất hay cái tinh thần. Tự hài lòng chỉ có thể làm giam hãm sức sáng tạo, sự chủ động của con người mà thôi.
Ngay cả trong môi trường tập thể, mức độ kết quả đạt được cũng gắn với tính tự thi đua của mỗi người. Bên cạnh thi đua với người khác, với tập
thể khác, thì thi đua với chính mình sẽ là động lực mạnh mẽ nhất để đạt được kết quả cao nhất.
Trong tác phẩm "sửa đổi lề lối làm việc", Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò: "Bất kỳ hoàn cảnh nào, đảng viên và cán bộ cần phải luôn luôn ra sức phấn đấu, ra sức làm việc, cố gắng học tập đ nâng cao tr nh độ văn h a, trí thức và chính trị của m nh" [71, tr.65]. Điều đó có nghĩa rằng, thi đua gắn với môi trường, gắn với tập thể, nhưng để hoàn thiện, phát triển nhân cách của cá nhân cũng như hoàn thiện được mục tiêu, kế hoạch đề ra, mỗi cá nhân phải tự nhận thức được về việc tự thi đua với chính bản thân mình. Lấy bản thân làm động lực và cũng là mục tiêu của của sự tự thi đua đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam
- Những Vấn Đề Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án Nhưng Chưa Được Giải Quyết Thấu Đáo Hoặc Chưa Được Đặt Ra
- Đặc Điểm Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam
- Thực Hiện Pháp Luật Về Thi Đua, Khen Thưởng Góp Phần Bảo Đảm Môi Trường Thi Đua, Khen Thưởng Hiệu Quả, Thực Chất
- Hình Thức Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm thi đua: Thi đua là hoạt động c tính tự thân, gắn liền với bản chất của con người, thông qua lao động mà hoàn thiện bản thân và từ đ g p phần tạo dựng xã hội tốt đ p hơn.
2.1.1.2. Khái niệm khen thưởng
Ngay từ thời phong kiến, tư tưởng về khen thưởng đã có, và xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở nước ta, tư tưởng về khen thưởng đã được ghi lại trong nhiều tác phẩm lịch sử. Trong Đại Việt sử ký toàn thư hay các tác phẩm khác đều ghi rõ việc khen thưởng được thực hiện dưới nhiều dạng, ví dụ: "Khen thưởng người c công trong chiến trận, người phò tá c công lao tài đức, người c công trong việc đi sứ, người tiến cử hiền tài, người c lời tâu đúng, người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị n người quyền quý cấp trên, người c công làm thuỷ lợi, người c tài văn chương, người cao tuổi" [26]. Đối tượng được khen thưởng cũng rất rộng rãi, từ trẻ em đến người già, từ nam giới đến phụ nữ… đều được khen thưởng không giới hạn bởi bất cứ yếu tố nào.
Khen thưởng luôn được sử dụng là một công cụ hiệu quả trong quản lý đất nước, ở mọi thời đại khác nhau. Việc áp dụng thực hiện đúng công cụ này luôn giúp giai cấp cầm quyền tăng cường sức mạnh của mình cũng như uy tín
trong nhân dân. Ngay ở chế độ phong kiến cũng vậy, triều đại nào mà vua, quan thực hiện việc thưởng, phạt công minh thì dù người được thưởng, phạt là thường dân hay binh lính, hay quan tướng đều khiến cho họ biết nhận ra sai lầm để tu sửa, và ra sức phò tá. Nguyễn Trãi cũng cho rằng "một Nhà nước mà thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời là Nhà nước vững mạnh. Nhà nước nào phạt nhiều hơn thưởng là Nhà nước đang suy tàn. Nhà nước nào thưởng nhiều hơn phạt là Nhà nước phồn vinh" [120, tr.21].
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất sâu sắc trong việc khen thưởng, Người nêu rõ: "Thưởng phạt phải nghiêm minh, c công th thưởng, c lỗi th phạt; c công mới c huân, phải c công huân mới được thưởng huân chương, thưởng cái nào đích đáng cái ấy… khen thưởng phải c tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương". Bác thường căn dặn: "Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh th nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công" [78, tr.163]. Trong công tác khen thưởng, các cấp ủy đảng và chính quyền phải lựa chọn, cho chính xác, cho đúng những tập thể, cá nhân thực sự tiêu biểu để khen thưởng và tôn vinh. Cần hết sức coi trọng việc khen thưởng trúng người, trúng việc. Khen thưởng phải rất công khai, dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là quần chúng có tôn vinh, khâm phục người được khen thưởng hay không. Phải hết sức tránh tình trạng tuyên dương, khen thưởng "theo cơ cấu", hoặc "theo gợi ý của cấp trên, chạy theo chủ nghĩa thành tích", nghĩa là không xứng đáng, nếu như vậy sẽ làm phản tác dụng và ý nghĩa của công tác khen thưởng. Đồng thời, từ những tấm gương điển hình tiên tiến, công tác TĐKT phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo quần chúng nhân dân, khen thưởng phải đúng người, đúng việc, chú trọng khen thưởng đột xuất, từ đó nhân rộng để cổ vũ, động viên mọi người học tập làm theo.
Luật TĐKT năm 2003 cũng đã quy định về khen thưởng tại Khoản 2 Điều 3 như sau: "Khen thưởng là việc ghi nhận, bi u dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập th c thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Như vậy, có thể hiểu khen thưởng là hành vi của cấp c thẩm quyền nhằm ghi nhận và suy tôn những cá nhân, tập th , dựa trên sự đ ng của các cá nhân, tâp th đ đối với tổ chức và xã hội .
2.1.1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ biện chứng. Trong đó, thi đua là cơ sở, nền tảng của khen thưởng, ngược lại, khen thưởng có tác động tích cực tới hiệu quả của công tác thi đua.
Thứ nhất, thi đua là cơ sở, nền tảng của công tác khen thưởng
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, "thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch". Phong trào thi đua chính là môi trường để các cá nhân, tập thể tham gia và phát huy những khả năng của mình để góp sức vào thành công chung.
Từ trong PTTĐ, mới xuất hiện các điển hình tiên tiến là các cá nhân, tập thể đạt được những thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào thành công chung của cả tập thể.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thi đua mang tình đồng chí, đồng đội, "thi đua là người đi trước hiểu biết, dẫn người đi sau, hỗ trợ, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, cùng nhau phát triển". Người nói: "Thi đua tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết đẩy mạnh thi đua. Đoàn kết ấy là đoàn kết thật sự và rất chặt chẽ" [107, tr.112].
Khen thưởng với bản chất là sự suy tôn, ghi nhận những thành tích của cá nhân, tập thể đạt được trong công tác, luôn gắn liền với PTTĐ ở hai khía cạnh:
Một là, các quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện phải gắn chặt với nội dung, chỉ tiêu, mục đích của từng PTTĐ cụ thể. Không thể lấy chỉ tiêu, tiêu chuẩn, đối tượng của phong trào này để làm căn cứ xét tặng thành tích trong phong trào khác. Hoặc không có chuyện lúc phát động thi đua đặt ra những tiêu chuẩn, chỉ tiêu rồi, nhưng đến lúc khen thưởng lại thay đổi những nội dung tiêu chuẩn, chỉ tiêu đó.
Hai là, căn cứ để khen thưởng phải là thành tích của cá nhân, tập thể đạt được trong PTTĐ, chứ không ở nơi khác. Tập thể, cá nhân không tham gia PTTĐ thì không được xét tặng bất kỳ DHTĐ nào. Việc xét tặng khen thưởng phải là sự suy tôn, ghi nhận của mọi người. Và không ai khác chính là từ những người tham gia PTTĐ đó. Không thể có chuyện những người trong lĩnh vực y tế suy tôn những thành tích trong lĩnh vực giáo dục (và ngược lại) được.
Thứ hai, thực hiện công tác khen thưởng tốt sẽ c tác dụng tích cực tới hiệu quả của các phong trào thi đua
Khen thưởng không phải là sự chủ quan duy ý chí của cá nhân có thẩm quyền, không phải sự nể nang hay tư lợi. Khen thưởng là sự suy tôn, đánh giá của các một tập thể. Đảm bảo được nguyên tắc khách quan, công bằng, dân chủ trong công tác khen thưởng, hay nói cách khách, phải "khen trúng, thưởng xứng" mới tạo được hiệu ứng tâm lý tích cực đến người lao động, quần chúng nhân dân tham gia PTTĐ. Muốn PTTĐ yêu nước và công tác khen thưởng thực hiện có hiệu quả tốt, cần chú ý công khai, minh bạch, dân chủ, xây dựng niềm tin trong mỗi cá nhân, tập thể tham gia, tiếp tục cổ vũ , khuyến khích lao động hăng hái hơn, nỗ lực hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngược lại, những trường hợp khen không đúng người, đúng việc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới PTTĐ nói riêng và tâm lý người lao động, quần chúng nhân dân nói chung. Khen thưởng chỉ dựa trên hồ sơ, không có sự kiểm tra, thẩm tra cụ thể, cặn kẽ sẽ làm bỏ lọt những cá nhân, tập thể không xứng đáng, thậm chí không đúng đối tượng. Việc khen thưởng những hình thức cao thì việc xét tặng càng phải làm kỹ lưỡng hơn.
2.1.2. Khái niệm pháp luật thi đua, khen thưởng
Pháp luật giữ vai trò quan trọng, là phương tiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế; là nhân tố bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN, phát huy quyền lực của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Theo đó,
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế; là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hôi cơ bản phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp” [64, tr.313].
Trong công tác TĐKT, pháp luật TĐKT tạo cơ sở cho việc bảo đảm thực hiện nghiêm các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các quy phạm pháp luật về TĐKT phải được ban hành phù hợp và khả thi để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong công tác TĐKT. Nền móng của pháp luật TĐKT đã được hình thành từ rất sớm, nguyên nhân chính là sự lan toả, ảnh hưởng và hiệu quả của các PTTĐ yêu nước và các chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước ta từ thời kỳ kháng chiến cách mạng. Từ đó, các nhóm quan hệ xã hội cơ bản trong công tác TĐKT đã được hình thành, có thể khái quát vào thành ba nhóm quan hệ sau đây:
Thứ nhất, nh m quan hệ giữa cấp phát động và cấp hưởng ưởng
Nhóm quan hệ này thể hiện ở các mối quan hệ cụ thể sau: mối quan hệ giữa cấp phát động PTTĐ với người lao động; mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới trong việc phát động và hưởng ứng PTTĐ; mối quan hệ giữa các bên (chính quyền, các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể) trong tổ chức PTTĐ và công tác khen thưởng… Việc điều chỉnh mối quan hệ thuộc nhóm này nhằm xác nhận giá trị pháp lý của việc tổ chức thực hiện PTTĐ, công tác khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định pháp luật TĐKT. Phong trào của đơn vị cấp dưới phải nhằm thực hiện phong trào của đơn vị cấp trên. PTTĐ phải có sự phối kết hợp, đồng thuần giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội và bản thân người tham gia phong trào.
Thứ hai, nh m quan hệ phát sinh trong quá tr nh tổ chức-quản lý công tác TĐKT
Nhóm quan hệ này thể hiện ở các mối quan hệ cụ thể sau:
Một là, trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT. Đó là việc xác định vai trò, vị trí của tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Ví dụ ở một số đơn vị cấp Bộ tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT được thành lập là Vụ, Ban thuộc Bộ (tương đương cấp Vụ), nhưng có những nơi là Phòng (trực thuộc Vụ, Ban, Văn Phòng và tương đương). Hoặc ở một số đơn vị quy mô nhỏ thì được kết hợp với những tổ chức, bộ máy làm nhiệm vụ khác (như thi đua - tổng hợp, thi đua - pháp chế…). Nằm trong nhóm quan hệ này còn có mối quan hệ giữa Hội đồng TĐ-KT đơn vị với bộ máy lãnh đạo của cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc quy định thành viên Hội đồng TĐ-KT ở từng nơi cũng khác nhau. Có nơi, thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng, nhưng cũng có nơi không phải vậy. Có nơi, Hội đồng TĐ-KT bao gồm toàn bộ thủ trưởng của các đơn vị trực thuộc, nhưng cũng có đơn vị không như thế.
Hai là, các quy định về thẩm quyền và cơ chế hoạt động của chủ thể có thẩm quyền trong công tác TĐKT. Điều này được thể hiện trong các mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về công tác TĐKT và giữa Hội đồng TĐ-KT cấp trên với Hội đồng TĐ-KT cấp dưới. Thẩm quyền xét tặng DHTĐ, HTKT với thẩm quyền hành chính được xác định như thế nào. Ví dụ, ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện có thẩm quyền tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Tập thể Lao động tiên tiến đối với các cá nhân, tập thể tại Học viện Trung tâm. Còn ở đơn vị khác, thủ trưởng đơn vị cấp Vụ, hoặc cấp Phòng có thể xét tặng được…
Ba là, mối quan hệ giữa kết quả TĐKT với các mảng công tác khác trong lĩnh vực quản lý cán bộ. Kết quả của công tác TĐKT hiện nay được sử
dụng làm cơ sở cho một số các công tác khác, có thể kể đến như: xếp loại đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, xét nâng lương, bổ nhiệm cán bộ… Tuy bên cạnh còn có những cơ sở, những kênh đánh giá khác nhau, nhưng như vậy cho thấy được sự ảnh hưởng quan trọng của công tác TĐKT tới công tác tổ chức, cán bộ.
Thứ ba, nh m quan hệ phát sinh trong quá tr nh thực hiện các tr nh tự, thủ tục công tác TĐKT
Hoạt động TĐKT cũng như các hoạt động khác đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định. Việc thực hiện các nguyên tắc, trình tự, thủ tục đó đã làm xuất hiện hàng loạt các mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan từ việc tổ chức thực hiện phát động PTTĐ, đăng ký tham gia thi đua, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương, tôn vinh và nhân rộng điển hình tiên tiến…
Như vậy, để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cơ bản nêu trên, Nhà nước phải ban hành các quy định pháp luật về TĐKT. Và tổng hợp các quy phạm pháp luật đó tạo thành pháp luật TĐKT.
Từ phân tích trên có thể hiểu pháp luật TĐKT như sau: Pháp luật thi đua, khen thưởng là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước c thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng.
2.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng
Thực hiện pháp luật TĐKT là khái niệm được xây dựng dựa trên cơ sở khái niệm THPL nói chung. Lý luận về nhà nước và pháp luật khẳng định rằng, THPL là quá trình được diễn ra tiếp nối với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Xây dựng pháp luật và THPL là những hoạt động có mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý xã hội. Trong đó xây dựng pháp luật là hoạt động đầu tiên, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích chung