nước về THPL.
Thứ ba, TĐKT dần trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội. Trong đó phải kể đến ngành quản lý công, hành chính công, tư tưởng Hồ Chí Minh… Điều này xuất phát từ thực tế hiện nay, công tác TĐKT ngày càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, coi đây là một công cụ quản lý hữu hiệu đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tập thể và người lao động.
Thứ tư, các công trình đều chỉ ra rằng, pháp luật về TĐKT là khung pháp lý và là cơ sở pháp lý quan trọng để từ đó thực hiện công tác TĐKT trong thực tiễn. Các tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật TĐKT để phù hợp hơn với thực tiễn PTTĐ và công tác khen thưởng hiện nay.
1.4.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án nhưng chưa được giải quyết thấu đáo hoặc chưa được đặt ra
Thứ nhất, pháp luật TĐKT là một trong những lĩnh vực được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Kể cả từ Luật, nghị định cho đến các Thông tư, Quy chế của các cơ quan, địa phương trong cả nước. Từ khi ban hành năm 2003 đến nay, Luật TĐKT được sửa đổi, bổ sung 03 lần vào các năm 2005, 2009, 2013, kèm đó là hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành cũng được thay đổi. Bởi vì, có sự phụ thuộc chặt chẽ của pháp luật TĐKT vào thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn luôn thay đổi, đặt ra những cơ sở khoa học buộc pháp luật phải thay đổi theo. Do vậy, tuy có thể cùng một nội dung nghiên cứu nhưng tùy từng giai đoạn sẽ luôn có những điểm mới. Các công trình kể trên được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2013 trở về trước. Do vậy, tình hình thực tiễn THPL TĐKT trong giai đoạn gần đây chưa được nghiên cứu, bổ sung.
Thứ hai, các công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật TĐKT còn rất ít. Đa số các công trình kể trên nghiên cứu về công tác TĐKT nói chung. Do đó, các đặc điểm của pháp luật TĐKT chưa được đi sâu phân tích, so sánh làm rõ tính đặc thù so với hệ thống pháp luật trong lĩnh vực khác. Bởi vì, chỉ khi nhận thức được rõ đặc thù của pháp luật TĐKT thì mới lý giải được thực
tiễn thực hiện pháp luật TĐKT trong cuộc sống.
Thứ ba, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp và tổng thể về vấn đề thực hiện pháp luật TĐKT. Các công trình mới chỉ nghiên cứu được một nội dung trong thực hiện pháp luật TĐKT chứ chưa phân tích đầy đủ và tổng thể, chưa thấy được sự tác động qua lại cũng như chuyển hoá lẫn nhau trong việc thực hiện pháp luật TĐKT. Đặc biệt việc phân tích thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT với các hình thức thực hiện chưa được làm rõ.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam
- Khái Niệm Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng
- Đặc Điểm Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam
- Thực Hiện Pháp Luật Về Thi Đua, Khen Thưởng Góp Phần Bảo Đảm Môi Trường Thi Đua, Khen Thưởng Hiệu Quả, Thực Chất
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Với tổng quan tình hình nghiên cứu như trên, có thể khẳng định đề tài "Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay" hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố trong thời gian gần đây.
1.4.4. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Một là, tiếp cận từ góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật về các vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật TĐKT bao gồm: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò, các hình thức THPL, các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật TĐKT cũng như thực hiện pháp luật về TĐKT ở một số nước và giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
Hai là, phân tích thực trạng pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay dựa trên nội dung của pháp luật TĐKT thể hiện ra ngoài bằng các hình thức THPL bao gồm: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật.
Ba là, từ việc phân tích những kết quả, hạn chế của thực hiện pháp luật TĐKT, luận giải được tính cấp thiết, các quan điểm, giải pháp thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay.
1.4.5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.4.5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Thi đua, khen thưởng, pháp luật TĐKT và thực hiện pháp luật TĐKT đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, do đó,
trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2003 đến nay, thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Để thực hiện pháp luật TĐKT đạt nhiều kết quả cần phải nhận thức đúng đắn về TĐKT, pháp luật TĐKT, đặc điểm, nội dung, vai trò, hình thức thực hiện pháp luật TĐKT và các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật TĐKT. Từ đó nhận diện đúng thực trạng thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó để có quan điểm, giải pháp khắc phục, bảo đảm thực hiện pháp luật TĐKT góp phần tạo động lực và sức mạnh cho quá trình phát triển đất nước trong bối cảnh mới hiện nay.
1.4.5.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án cần trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Câu hỏi nghiên cứu lớn có tính chất bao trùm luận án: Làm thế nào đ bảo đảm thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay?
- Các câu hỏi cụ thể:
Thực hiện pháp luật TĐKT là gì? Thực hiện pháp luật TĐKT bao gồm những nội dung g , được th hiện trong thực tiễn qua những h nh thức nào? Các yếu tố nào tác động tới kết quả thực hiện pháp luật TĐKT trong thực tế?
(2) Pháp luật TĐKT được thực hiện ở Việt Nam đã c những bước phát tri n như thế nào? Trong thời gian vừa qua đã đạt những kết quả g , còn những hạn chế g và ở mức độ nào? Các kết quả và hạn chế đ do những nguyên nhân, yếu tố nào tác động tới?
(3) Đ việc thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn, cần phải xác định những quan đi m như thế nào? Áp dụng những giải pháp g đ khắc phục những nguyên nhân hoặc giảm bớt sự ảnh
hưởng tiêu cực của các yếu tố đã được nhận diện?
Tiểu kết Chương 1
Vấn đề thi đua, khen thưởng nói chung và thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng nói riêng đang ngày càng trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội. Thực tế đã có nhiều công trình khoa học ở nhiều hình thức, thể loại, đã nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận và thực tiễn của pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình đã công bố khi đánh giá về pháp luật thi đua, khen thưởng và thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam chưa trực tiếp tiếp cận nhiều khía cạnh lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật. Các công trình khoa học chủ yếu tiếp cận và phân tích dưới góc độ quản lý nhà nước, gắn với các ngành khoa học về quản trị, lãnh đạo học, hành chính công… Ở một mức độ nhất định, các công trình này đã góp phần khẳng định thêm những luận điểm mang tính nền tảng của lĩnh vực thi đua, khen thưởng nói chung và pháp luật thi đua, khen thưởng nói riêng.
Về vấn đề thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng, hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể. Pháp luật thi đua, khen thưởng được ban hành sớm, nhưng việc thực hiện trong thực tiễn cuộc sống với các hình thức cụ thể (tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật, áp dụng pháp luật thi đua, khen thưởng) còn nhiều bất cập. Do vậy, việc nghiên cứu thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cần thiết về cả mặt lý luận và thực tiễn.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
2.1.1. Khái niệm thi đua, khen thưởng
2.1.1.1. Khái niệm thi đua
Trong thực tiễn, khái niệm "thi đua" xuất hiện thường gắn liền với "thi đua xã hội chủ nghĩa", tức là khi chủ nghĩa xã hội ra đời cùng với các PTTĐ toàn dân. Như vậy, xét trên khía cạnh khoa học, thi đua cũng không phải là một vấn đề nghiên cứu xuất hiện từ lâu. Một số định nghĩa về thi đua, có thể kể đến: Theo Đại từ điển Việt Nam: "Thi đua là cùng nhau đưa hết khả năng ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong mặt hoạt động nào đ " [126, tr.787]; Điều 3 Luật TĐKT 2003 quy định: "Thi đua là hoạt động c tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập th nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [99, tr.3].
Dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thi đua được nhận diện bởi một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, thi đua là bản tính tự nhiên của con người
Thi đua là một tất yếu khách quan, được nảy sinh từ chính cộng sống của con người. Con người sống trong xã hội luôn có quan hệ tiếp xúc với nhau, do đó tất yếu nảy sinh thi đua. Tính thi đua gắn liền với con người ngay từ khi sinh ra, do bị quy định bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng khác nhau mà phát triển theo các khuynh hướng khác nhau. Trong môi trường độc đoán, phản dân chủ, tồn tại tình trạng người bóc lột người, chúng phát triển thành sự cạnh tranh để sinh tồn; còn trong môi trường dân chủ, không có sự bóc lột, chúng phát triển thành sự thi đua vì mục tiêu chung cao cả.
Khi nói về thi đua, C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin đều cho rằng: "Sự cạnh tranh giữa các cá nhân riêng lẻ với nhau, sự tranh đua giữa tư bản với tư bản, giữa lao động với lao động... được quy tụ thành sự thi đua dựa trên bản tính con người" [71, tr.773]. Chính C.Mác là người đã phát hiện ra đặc điểm tâm lý thi đua của con người. Theo ông, thi đua là một hiện tượng xã hội; thi đua nảy sinh cùng quá trình tổ chức và phân công lao động xã hội. Mác viết: "… ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua, cũng kích thích nguyên khí (ani - mal spirit) làm tăng năng suất cá nhân của từng người riêng rẽ… Đ là v con người ta, do bản tính, nếu không phải là động vật chính trị như A-ri- xtốt n i, th dầu sao cũng là một động vật xã hội" [25, tr.474].
Thứ hai, thi đua là tất yếu trong quá tr nh sản xuất lao động
Khi nghiên cứu về bản chất của thi đua, C.Mác, Ph.Ăngghen đã nhận xét: "Những quan hệ thi đua vốn tồn tại khách quan do sự tiếp xúc xã hội trong quá tr nh hợp tác lao động"; "Thi đua nảy nở trong quá tr nh hợp tác lao động, trong hoạt động chung và kế hoạch của con người với sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và nâng cao theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng của từng người". Như vậy, thi đua là một hiện tượng khách quan, là quy luật phát triển tất yếu trong quá trình hợp tác lao động của con người. Ở đâu có lao động hợp tác, thì ở đó nảy sinh ra thi đua.
Nói đến thi đua xã hội chủ nghĩa, Lênin nhận định rằng đây là một hình thức hợp tác giữa người với người, góp phần phát triển năng lực của con người, phát triển của tính chủ động sáng tạo của nhân dân lao động và của chế độ dân chủ trong xã hội mới. Thi đua xã hội chủ nghĩa, ra đời trên cơ sở lao động tập thể, trên cơ sở những quan hệ tương trợ và hợp tác, đoàn kết theo tinh thần đồng chí, nhằm giúp đỡ những người lạc hậu dần dần tiến lên ngang những người tiên tiến, nâng cao trình độ văn hóa và trình độ sinh hoạt tinh thần của mọi người.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng không ngừng thay đổi, nhưng không phải là một sự đòi hỏi cố định, thụ động, mà đòi hỏi ngày càng cao hơn, phức tạp hơn, do đó, con người cũng phải không ngừng lao động sáng tạo ra chúng với mong muốn ngày càng tốt hơn, đẹp hơn, nhiều hơn. Đó là một tất yếu khách quan.
Để sống, tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành thi đua lao động sản xuất, điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là "công việc hàng ngày", nhưng để tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất và tinh thần cho xã hội với số lượng, chất lượng ngày càng cao, theo bản chất, bản tính của chính con người và quy luật vận động của sản xuất, lại cần phải thi đua, "mọi việc đều thi đua" [107, tr.8]. Luận điểm này khẳng định nền tảng của thi đua là công việc hàng ngày, tức là một tất yếu khách quan trong quá trình lao động sản xuất. Có công việc hàng ngày tức là có thi đua. Dù cho nội hàm của "công việc hàng ngày" trước đây - trong kháng chiến kiến quốc- hay bây giờ - xây dựng xã hội- nhưng thi đua vẫn nảy nở, trở thành một động lực của sự phát triển. Chừng nào con người còn phải tiến hành lao động sản xuất, tạo ra phương tiện để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho mình và cho xã hội, thì chừng đó thi đua vẫn tồn tại.
Thứ ba, thi đua là động lực của sự phát tri n toàn diện
V.I.Lênin coi thi đua là một trong những đòn bẩy mạnh mẽ của tiến bộ kinh tế - xã hội, đồng thời là trường học giáo dục chính trị lao động và đạo đức cho nhân dân lao động. Thi đua xã hội chủ nghĩa có chức năng chủ yếu là chức năng kinh tế: nâng cao hiệu suất của sản xuất xã hội, đạt những kết quả cuối cùng cao nhất của nền kinh tế quốc dân, đạt năng suất lao động cao hơn, tổ chức lao động một cách khoa học v.v... V.I.Lênin cũng chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản và thi đua trong xã hội chủ nghĩa. Thi đua có tính tự phát trong quá trình hiệp tác lao động có "sự tiếp xúc xã hội" của con người sẽ thay đổi về chất trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Thi
đua và cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, song, thi đua hơn hẳn cạnh tranh ở tính nhân đạo vì sự phát triển toàn diện của xã hội và con người.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi đua là công việc của mọi người, mọi ngành, mọi cấp, không phân biệt già trẻ, gái trai, ngành nghề… hễ là người Việt Nam đều có thể và cần phải thi đua yêu nước... Chủ trương thi đua toàn dân, thi đua toàn diện đã động viên thu hút hàng triệu người và mọi ngành trong cả nước hăng hái thi đua, kích thích, gây khí thế mạnh mẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn làm cho hiệu quả thi đua nhiều về số lượng và cao về chất lượng. Những thắng lợi trong PTTĐ diệt giặc đói, diệt giặc dốt nát, diệt giặc ngoại xâm mà Bác đề ra đã chứng tỏ điều đó.
Năm 2003, khi ban hành Luật TĐKT, khung pháp lý quan trọng nhất để đưa công tác TĐKT vào cuộc sống, cũng đã quy định rõ mục tiêu của thi đua là: "nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập th phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao v mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Từ các PTTĐ, đã có nhiều cá nhân là những chiến sỹ thi đua, những tấm gương người tốt, việc tốt xuất thân thuộc các thành phần kinh tế, trong các tầng lớp nhân dân. Điều đó chứng tỏ phong trào thi đua yêu nước đã lan khắp trong xã hội, làm cho mọi người dân Việt Nam, từ học sinh, cho đến người lao động, cán bộ, công chức, viên chức hay người già, người nghỉ hưu…, ai cũng vừa là đối tượng và đồng thời là chủ thể của phong trào thi đua. Điều này là nền tảng để dẫn tới sự phát triển toàn diện của xã hội.
Thứ tư, thi đua là sự tự giác
Gắn với bản tính của con người cũng như là sự tất yếu trong quá trình lao động sản xuất, bản thân thi đua đã bao hàm sự tự giác trong đó. Thi đua vừa là hành động, thể hiện ở hành vi của chủ thể trong hoạt động của mình (học tập, giải trí, lao động, chiến đấu…), vừa hàm nghĩa chỉ trạng thái tích