Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng


quốc gia) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì [43]. Cuốn sách tập trung các bài viết nêu bật giá trị, ý nghĩa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các vấn đề: Giá trị vững bền và sức lan tỏa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; phát huy giá trị Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn PTTĐ yêu nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Cuốn sách của Adrian Gostick và Chester Elton do Vương Bảo Long dịch, The 24-Carrot Manager hay Câu chuyện nhà quản lý cà rốt và nghệ thuật khen thưởng [1]. Cuốn sách nói về nghệ thuật khen thưởng và hình phạt trong quản trị doanh nghiệp. Lý thuyết cây gậy và củ cà rốt được phổ biến và áp dùng nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt các doanh nghiệp. Nhưng lựa chọn giữa cây gật hay củ cà rốt và sử dụng chúng như thế nào để tạo động lực nhiều hơn cho người lao động là vấn đề khó khăn. Cuốn sách phân tích về việc sử dụng phương pháp khen thưởng sao cho tạo đượng tâm lý hứng thú, động lực làm việc cho người lao động, nhưng nếu áp dụng một cách cào bằng, ai cũng giống ai thì lại phản tác dụng. Những người làm việc hiệu quả, cảm thấy mình không được đánh giá cao vì bị cào bằng so với những người khác, do vậy nảy sinh tâm lý làm cho có, vô tình chung đã làm giảm sút động lực của toàn thể nhân viên. Bài học rút ra ở đây là khi sử dụng cách tiếp cận cà- rốt, cơ cấu giải thưởng, tiêu chí đưa ra phải đảm bảo công bằng, công khai và rõ ràng.

- Cuốn sách của Tịch Tông Long (Trung Quốc), do Hà Giang dịch, 12 phương pháp khích lệ nhân viên, tiền không làm được [69]. Cuốn sách trọng tâm vào phân tích những lợi ích của việc khích lệ nhân viên, và nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát huy được khả năng lãnh đạo để từ đó hình thành lòng yêu nghề, yêu công việc và yêu công ty của nhân viên. Chế độ khích lệ cần có mức độ, có tính thực tế, tính thử thách và tính cạnh


tranh, đồng thời đem lại cho nhân viên cảm giác hài lòng, từ đó sẽ khiến đối tượng được khích lệ luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Đối với mỗi đối tượng cần có một chế độ, phương pháp khích lệ riêng. Đây cũng chính là những vấn đề cốt lõi để từ đó xây dựng một chính sách khen thưởng hợp lý.

- Cuốn sách của Hòa Nhân, do Trần Thu Hiên, Nghiêm Thùy Hương, Nguyễn Trọng Đông, Lê Quang Thành dịch, Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị" [89]. Tác giả cho rằng: "Căn cứ duy nhất để thưởng chính là dựa vào công", "Người lãnh đạo áp dụng nhuần nhuyễn các biện pháp thưởng phạt đồng nghĩa với việc tìm đòn bẩy cho phát triển sự nghiệp". Theo đó, có thể liệt kê ra một số điều mà tổ chức khuyến khích, như giá trị quan mà tổ chức theo đuổi, hành đông mạnh lại tiếng vang cho tổ chức, những sáng kiến, đổi mới ủa người lao động sau khi đưa vào thực hiện được hiệu quả cao… cần phải được công khai biểu dương. Duy trì việc khen thưởng những việc làm có ích sẽ giúp cho người lao động nỗ lực phấn đấu vì tập thể.

Tác giả cho rằng, cần phải thiết lập một số cơ chế khen thưởng để khích lệ người lao động. Những biện pháp khen thưởng phải rõ ràng và minh bạch, không những có thể khích lệ người lao động làm việc hiệu quả hơn, mà còn có thể định hướng cho họ trong công việc. Cần cân nhắc, xác lập nhiều cơ chế khen thưởng, động viên, tùy vào tính chất công việc ở các bộ phận trong doanh nghiệp, vào năng lực cá nhân. Đối với những công việc không dễ để định lượng, thì cần thiết lập phương pháp so sánh thật thận trọng, nhằm tránh hiện tượng đánh giá không công bằng. Hơn nữa, các phương thức khen thưởng người lao động phải có sức hấp dẫn để nâng cao ý thức và tinh thần đoàn kết trong tổ chức.

Trong tác phẩm, tác giả còn nói về một số nguyên tắc khen thưởng, cũng rất gần với quan điểm của Việt Nam, ví dụ: người lãnh đạo phải lấy mình làm gương; khen thưởng phải đảm bảo được sự công bằng, chí công vô tư; khen thưởng không nên thái quá…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Cuốn sách của Paul. L. Marciano do Nguyễn Minh Thiên Kim dịch, Tạm biệt cà rốt và cây gậy (Carrots and Stick Don’t Work) [91]. Cuốn sách là sự phản biện rõ ràng đối với nghệ thuật khen thưởng và hình phạt đã nêu trong ở cuốn "Câu chuyện nhà quản lý cà rốt và nghệ thuật khen thưởng" đã nêu ở trên. Cuốn sách phân tích nhiều cách thức, phương pháp khơi gợi tạo động lực làm việc cho người lao động trong đơn vị. Ý nghĩa cuốn sách đưa ra đó là, không quan trọng việc người lãnh đạo thưởng cho người lao động cái gì, mà quan trọng, người lao động đó có xứng đáng hay không. Mục đích nhằm tạo ra sự công bằng, đồng thời mang lại bầu không khí ổn định cho doanh nghiệp. Vì ngay cả khi những người thực sự tài năng chưa hản là những người có năng lực cao hoặc nỗ lực cao nhất trong công việc vào thời điểm đó. Do vậy mà những người không đạt được phần thưởng, sẽ tự cho rằng họ thiếu một điểm gì đó so với người được chọn, sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và làm việc kém hiệu quả.

* Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 3

- Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị của Nguyễn Khắc Hà, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đoạn hiện nay [32]. Luận án chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta hiện nay qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác TĐKT từ năm 2001 đến năm 2015; Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong những năm tới…

- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoài Thu, Quản lý công tác TĐKT ở thành phố Hà Nội hiện nay [108]. Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về TĐKT; Phân tích thực trạng công tác TĐKT và quản lý Nhà nước về công tác TĐKT ở thành phố Hà Nội hiện nay; Đề xuất những biện pháp, cách thức


đổi mới quản lý Nhà nước về công tác TĐKT để nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác TĐKT trong hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các tổ chức, cơ quan, đơn vị ở Hà Nội.

- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Hà, Quản lý nhà nước về TĐKT đối với cán bộ, công chức, viên chức từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh [33]. Luận văn đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nước về TĐKT đối với cán bộ, công chức, viên chức; Từ đó, Luận văn đã đánh giá sơ lược tình hình quản lý nhà nước về TĐKT đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về TĐKT đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn.

* Tre n các tạp chí, cũng c các bài viết về pháp luật thi đua, khen thưởng nhu :

- Bài viết của Nguyễn Thanh Tuấn, ''Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong cơ chế thị trường'' [118]. Tác giả đã nêu và phần tích quan điểm của V.I.Lênin về thi đua trong xã hội, từ đó cho người đọc nhận thấy sự tiếp thu, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước. Nét đặc sắc trong tư tưởng của Người đó là thực hành mối quan hệ biện chứng giữa "diện" và "điểm" của phong trào. Thi đua phải gắn với từng đối tượng cụ thể, chứ không có thi đua chung chung. Bài viết phân tích tầm quan trong của thi đua qua việc phân tích quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Điều kiện để có con người xã hội chủ nghĩa là thi đua yêu nước". Tác giả nêu lên sự khác biệt của thi đua trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Thi đua không hướng vào lợi ích vật chất thuần túy. Chú ý tới những đặc trưng này sẽ thúc đẩy được PTTĐ một cách sâu rộng.

- Bài viết của Nguyễn Thị Doan, ''Để PTTĐ yêu nước thực sự trở thành


hành động cách mạng, mang tính tự giác của toàn xã hội'' [20]. Tác giả đã tập trung nêu và phân tích rõ sáu giải pháp để phong trao thi đua yêu nước thực sự trở thành hành động cách mạng, mang tính tự giác của toàn xã hội. Một là, tạp chuyển biến trong nhận thức đối với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt người đứng đầu đơn vị. Hai là, xây dựng PTTĐ phải gắn với nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng. Ba là, cần coi việc phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến là nhiệm vụ thường xuyên, cốt lõi trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các PTTĐ. Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua theo hướng năng động, lăn lộn với thực tiễn. Năm là, khen thưởng phải đảm bảo chính xác, kịp thời, khen đúng người, đúng việc, công bằng, công khai, minh bạch. Sáu là, tăng cường kiểm tra, giám sát PTTĐ yêu nước, đặc biệt đối với các phong trào trọng điểm.

- Bài viết của Nguyễn Thị Doan, ''Bài phát biểu tại buổi gặp mặt các thế hệ làm công tác TĐKT nhân kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2013)'' [21]. Sau khi khẳng định vai trò của các PTTĐ yêu nước từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, tác giả khẳng định vai trò, tác dụng của công tác TĐKT trong giai đoạn hiện nay, và nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm ngành TĐKT cần tập trung thực hiện như: nội dung và phương thức thi đua phải gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, khen thưởng phải đảm bảo tính nêu gương, giáo dục; chuyển trọng tâm TĐKT về các cơ sở, đặc biệt là những cơ sở trực tiếp sản xuất; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác TĐKT...

- Bài viết của Trần Thị Hà, ''Đổi mới công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới'' [37]. Trong bài viết, ngoài phần mở đầu giới thiệu về hoàn cảnh ra đời và tác động của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới chiến thắng của cách mạng Việt Nam, tác giả đã nêu và phân tích hiệu quả của việc kết hợp giữa PTTĐ yêu nước với Cuộc vận động


"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" từ năm 2007, đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả nêu bật một số thực trạng của công tác TĐKT, từ việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật, cho đến hoàn thiện công tác cán bộ làm công tác TĐKT trong giai đoạn vừa qua. Tác giả cũng đã nêu được ba giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

- Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước của Trần Thị Hà, Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới TĐKT trong giai đoạn hiện nay [36]. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đổi mới công tác TĐKT. Với đối tượng nghiên cứu như vậy, đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TĐKT; chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, quy định của Đảng, Nhà nước ta về TĐKT. Đồng thời, đề tài đã thực hiện khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động TĐKT của cả khu vực ngoài nhà nước và khối các cơ quan nhà nước, thực trạng quản lý nhà nước về TĐKT. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu việc xây dựng các chính sách, quy định khen thưởng của một số nước như: Nga, Pháp, Bỉ, Trung Quốc, Nhật…, so sánh với chính sách, pháp luật TĐKT ở Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học có thể vận dụng vào điều kiện thực tiễn nước ta. Kết quả nghiên cứu của đề tài được phân tích, đánh giá khá rõ nét thực trạng về công tác TĐKT và hệ thống pháp luật về TĐKT cũng như tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT ở Việt Nam hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra được những điểm mới, điểm tốt để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật TĐKT. Do đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu tương đối cụ thể các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả THPL về TĐKT ở nước ta.

- Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước của Nguyễn Minh Mẫn, Quy


định của pháp luật về TĐKT và tổ chức làm công tác TĐKT [73]. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống các văn bản pháp luật quy định về TĐKT nói chung và tổ chức làm công tác TĐKT nói riêng… được ban hành từ sau khi thành lập nước cho đến nay. Đề tài nghiên cứu một số văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT và tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT ở một số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương. Đề tài cũng đã đề cập tới các văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước ban hành trong quản lý công tác TĐKT. Trên cơ sở đó, tập thể tác giả phân tích, đánh giá khái quát thực trạng các quy định của pháp luật về TĐKT nói chung và tổ chức làm công tác TĐKT nói riêng. Từ đó chỉ ra những kết quả và hạn chế cùng nguyên nhân của những kết quả, hạn chế của các quy định của pháp luật về TĐKT và tổ chức làm công tác TĐKT; từ đó tập thể tác giả đề xuất các kiến nghị về quan điểm cùng một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về TĐKT và tổ chức làm công tác TĐKT ở Việt Nam hiện nay.

- Đề tài cấp Bộ của Đoàn Trung Dũng (2019), Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng ở nước ta hiện nay [23]. Đề tài đã phân tích sự tác động, ảnh hưởng của công cuộc hội nhập kinh tế, quốc tế tới công tác TĐKT ở nước ta thời gian qua, từ đó tạo ra tính cấp thiết của việc sửa đổi, bổ sung Luật TĐKT. Đề tài đã phân tích quá trình sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật TĐKT ở nước ta từ năm 2003 đến nay, chỉ ra được một số ưu điểm, hạn chế, vai trò của pháp luật trong từng giai đoạn. Đề tài cũng đã khái quát được thực trạng về pháp luật TĐKT, thực hiện pháp luật TĐKT , những ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế đó. Dựa trên việc phân tích trên, đề tài cũng đã đưa ra mục tiêu, phương châm và nội dung của 04 giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật TĐKT trong thời gian tới.

- Đề tài cấp thành phố của Nguyễn Kim Dũng, Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác TĐKT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [22]. Qua đi sâu


phân tích thực trạng công tác TĐKT trên địa bàn thành phố, thấy được những mặt còn hạn chế, tác giả đã kiến nghị, đề xuất những giải pháp với cả Trung ương và trực tiếp chính quyền thành phố Đà Nẵng những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác TĐKT, tạo động lực cho việc thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị các mặt trên địa bàn thành phố.

- Cuốn sách của Trương Quốc Bảo, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua, yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp Luật TĐKT [6]. Cuốn sách giúp làm rõ thêm cơ sở lý luận trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về TĐKT ở nước ta vào thời điểm sau khi sửa đổi Luật TĐKT năm 2009. Tác giả cũng đã nêu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TĐKT. Bằng việc dùng những quy định cụ thể, cuốn sách đã mô tả khái quát được bức tranh về thực trạng pháp luật TĐKT và những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm cũng như các yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với công tác TĐKT lúc bấy giờ.

- Tài liệu của Ngô Văn Lai, Phó Trưởng Ban TĐ-KT Trung ương, Báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác TĐKT của đoàn cán bộ Ban TĐKT Trung ương tại Cộng hòa Liên Bang Nga [61]. Tài liệu của Trần Thị Hà, Trưởng Ban TĐ-KT Trung ương, Báo cáo kết quả thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác TĐKT của đoàn cán bộ Ban TĐ-KT Trung ương tại Cộng hòa Pháp [34]. Các tài liệu báo cáo này đã trình bày và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật, chính sách về khen thưởng, trong đó có đề cập đến các HTKT, chính sách khen thưởng của Cộng hòa Pháp, Liên Bang Nga; trong đó có các quy định về quy trình xem xét, đề nghị khen thưởng cũng như tổ chức bộ máy khen thưởng ở các nước đó.

- Bài viết của Nguyễn Khắc Hà, ''Kinh nghiệm về công tác TĐKT của một số quốc gia'' [31]. Bài viết giới thiệu sơ qua về pháp luật khen thưởng ở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023