Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam


các nước trên thế giới như: Pháp, Nga, Úc, Trung Quốc... qua đó đã gợi mở một số nội dung có thể tham khảo trong việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam.

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM

Thứ nhất, các co ng tr nh nghie n cứu về thực hi n pháp luạ t n i chung:

- Cuốn sách của Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về THPL [72]. Các tác giả đã phân tích trên khía cạnh lý luận liên quan về THPL như: khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố bảo đảm thực hiện… Tác giả đã nhận xét những điểm còn hạn chế về mặt lý luận liên quan đến vấn đề THPL trong các giáo trình đang được sử dụng ở các cơ sở đào tạo, từ đó nêu ra những bất cập, hạn chế trong việc THPL và những điểm cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoạt động THPL. Tác giả cũng đã nêu lên một số thực trạng THPL trong một số lĩnh vực của Quốc hội với việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; việc THPL của Hôi đồng nhân dân trong thực hiện chức năng giám sát, ban hành Nghị quyết và việc Ủy ban nhân dân trong tổ chức thực hiện các nghị quyết Hôi đồng nhân dân đã ban hành.

- Cuốn sách của Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam [28]. Đây là tác phẩm chuyên khảo về vấn đề THPL. Cuốn sách gồm 5 chương. Ở chương I, tác giả trình bày về khái niệm, mục đích, ý nghĩa của THPL. Pháp luật được thực hiện, triển khai trong thực tiễn thông qua các hình thức thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Chương 2. Bàn sâu về áp dụng pháp luật, bao gồm các trường hợp áp dụng pháp luật, đặc điểm và các nguyên tắc áp dụng pháp luật. Chương 3. Quy trình THPL và áp dụng pháp luật cần thực hiện theo các giai đoạn: phân tích, đánh giá đúng, chính xác các tình tiết, điều kiện hoàn cảnh khi sự việc


xảy ra, lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích rõ ý nghĩa, nội dung của quy phạm đó trong trường hợp áp dụng pháp luật. Chương 4. Tác giả đưa ra và phân tích các yếu tố bảo đảm THPL ở Việt Nam. Ở chương 7, tác giả bàn về hiệu quả THPL ở Việt Nam hiện nay; tiêu chí đánh giá hiệu quả của THPL; thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả THPL.

- Cuốn sách của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật Việt Nam (Giáo trình cao cấp lý luận chính trị) [44]. Cuốn sách có đề cập tới vấn đề THPL trong nội dung bài 5- Hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, khi bàn đến vai trò của hành pháp, các tác giả nhấn mạnh đến vai trò tổ chức triển khai THPL của Chính phủ trong đời sống xã hội nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như việc đảm bảo các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, cộng đồng và xã hội được thực hiện trên thực tế.

- Bài viết của Hoàng Thị Kim Quế, ''Các yếu tố tác động đến THPL của công dân ở nước ta hiện nay'' [98]. Tác giả đã phân tích nhận thức toàn diện về THPL của công dân trên hai phương diện: không thực hiện hành vi trái pháp luật và thực hiện hành vi hợp pháp. Bài viết đã phân tích sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến việc THPL của công dân. Các yếu tố đó bao gồm: ý thức- hành vi, các phương tiện điều chỉnh không mang tính quy phạm, môi trường xã hội - pháp lý, dư luận xã hội, ý thức trách nhiệm đạo đức đối với con người và sự rõ ràng, minh bạch, hài hòa, cân bằng các loại lợi ích trong các quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Bài viết của Nguyễn Thị Hồi, ''Bàn về khái niệm thi hành pháp luật'' [45]. Bài viết đã bàn cụ thể về thi hành pháp luật với khía cạnh là một trong bốn hình thức THPL: Chấp hành pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Và, việc phân chia các hình thức THPL chỉ có tính


Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 4

tương đối, chủ yếu có ý nghĩa về mặt lý luận, bởi trong thực tế các thuật ngữ tuân theo, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật nhiều khi được dùng đồng nghĩa với nhau.

- Bài viết của Vũ Viết Thiệu, ''Mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật và THPL: Ý nghĩa thực tiễn'' [106]. Theo tác giả phân tích thì THPL là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống xã hội và sinh hoạt của công dân và cần phải đánh giá, xác định được hiệu quả THPL trong đời sống xã hội, nhất là làm rõ sự tác động, ảnh hưởng của hiệu quả THPL của cơ quan nhà nước đối với xã hội…

* Thứ hai, nh m các co ng tr nh nghie n cứu thực hi n pháp luạ t TĐKT gồm c các co ng tr nh tie u bi u sau:

- Đề tài khoa học cấp Bộ của Phạm Huy Giang, Phương pháp tổ chức PTTĐ đạt hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay [30]. Đề tài có đối tượng nghiên cứu là PTTĐ ở các địa phương trong cả nước, trong đó trực tiếp điều tra, khảo sát việc tổ chức PTTĐ ở cấp tỉnh, huyện và một số xã; khảo sát một số đối tượng cụ thể là lãnh đạo quản lý và người lao động trực tiếp. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng việc tổ chức, thực hiện các PTTĐ ở các địa phương từ khi có Chỉ thị số 39/CT-TW và Luật TĐKT, đề tài đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để PTTĐ thực sự phát huy hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đề tài khoa học cấp Bộ của Phạm Thu Thủy, Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp ở nước ta hiện nay [109]. Đề tài có đối tượng nghiên cứu là chất lượng công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp, tập trung ở Trung ương và một số địa phương từ năm 1998 đến nay. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp (các yếu tố tác động và hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng). Đề tài đã nghiên cứu và


phân tích thực trạng của chất lượng công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp qua các mặt: quy định pháp luật, kết quả khen thưởng, nhận thức và công tác tuyên truyền. Đề tài đã khái quát thành năm hạn chế và bốn nguyên nhân của các hạn chế đó. Qua đó, đề tài đã đề xuất năm giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp ở nước ta hiện nay…

- Đề tài khoa học cấp Bộ của Lê Hoàng Yến, Giải pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đối với bộ, ngành Trung ương [127]. Đề tài đã nghiên cứu hệ thống PTTĐ tại các bộ, ngành Trung ương, cho thấy được tác dụng của PTTĐ trong huy động sức mạnh tập thể và khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, để từ đó tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài cũng đã nghiên cứu và đề xuất 06 giải pháp đổi mới công tác TĐKT trong các bộ, ngành Trung ương để phát huy được các kết quả tích cực cũng như giải quyết được phần nào các hạn chế, tồn tại trong thời gian vừa qua.

- Đề tài khoa học cấp Bộ của Trần Thị Hảo, Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về công tác thi đua - khen thưởng ở nước ta hiện nay [40]. Đề tài đã phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lên tới công tác quản lý nhà nước về công tác TĐKT. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt nỗ lực tiến hành cải cách hành chính trong quản lý thủ tục, hồ sơ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền của mình, nhưng vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, ảnh hưởng tới hiệu quả chung của công tác quản lý công tác TĐKT. Qua phân tích thực trạng, đề tài đã nêu và phân tích được 05 vấn đề đặt ra cần giải quyết trong ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nhà nước về TĐKT. Từ đó, đề tài đã đề xuất mục tiêu, quản điểm và đưa ra 02 nhóm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về TĐKT.

- Luận án Tiến sĩ của Phùng Ngọc Tấn, Pháp luật về TĐKT hiện nay


[104]. Tác giả luận án đã hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề mang tính lý luận về TĐKT, góp phần làm hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về pháp luật TĐKT. Bên cạnh đó, Luận án cũng đã hệ thống được các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT do các cơ quan nhà nước ban hành. Luận án cũng đã trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống các quy định pháp luật về TĐKT, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó của pháp luật về TĐKT. Trên cơ sở đó, Luận án đã kiến nghị được năm giải pháp hoàn thiện pháp luật về TĐKT.

- Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục của Lương Thị Tâm Uyên, Giáo dục thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên khối cơ quan Trung ương [125]. Luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí minh cho thanh niên từ góc độ khoa học giáo dục; Luận án coi tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước chính là nội dung giáo dục cho thanh niên về thi đua trong giai đoạn hiện nay, làm cho thanh niên nhận thức được ý nghĩa, giá trị của thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Đoạt, Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác TĐKT ở Việt Nam hiện nay [29]. Luận văn tập trung phân tích hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT trong giai đoạn năm 2007, trước khi Luật TĐKT sửa đổi năm 2009. Trên cơ sở đó, Luận văn đã phản ánh được rõ nét thực trạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm của hệ thống các văn bản quy phạm pháp Luật TĐKT và các nguyên. Tuy vậy, tác giả chưa làm rõ được vị trí, vai trò của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT trong việc bảo đảm thực hiện công tác TĐKT.

- Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thúy Phượng, Hoàn thiện pháp Luật TĐKT ở Việt Nam [94]. Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của Luật TĐKT và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật TĐKT; phân


tích, đánh giá công tác TĐKT, những kết quả đã đạt được, cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và triển khai THPL về TĐKT ở Việt Nam giai đoạn trước năm 2010. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TĐKT; nêu khái quát về hệ thống pháp luật TĐKT từ năm 1945 đến 2010, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong các quy định pháp luật về TĐKT; từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam giai đoạn đó.

- Bộ Nội vụ Báo cáo tình h nh 08 năm thực hiện Luật TĐKT, các giải pháp khắc phục và định hướng công tác TĐKT trong thời gian tới [11]. Báo cáo đã phân tích, đánh giá tình hình 08 năm triển khai thực hiện Luật TĐKT 2003 (2004-2012). Báo cáo tập trung phân tích và đánh giá cụ thể thực trạng tổ chức quán triệt Luật TĐKT; công tác ban hành văn bản thực hiện Luật TĐKT; công tác tổ chức thực hiện PTTĐ và thực hiện chính sách khen thưởng trong cả nước; tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT ở các cơ quan đơn vị, địa phương.

- Bài viết của Nguyễn Thị Doan, ''Đẩy mạnh PTTĐ và công tác TĐKT theo tư tưởng Hồ Chí Minh'' [19]. Tác giả bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của các PTTĐ yêu nước đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam cũng như trong tiến trình xây dựng, đổi mới đất nước. Tác giả cũng đã phân tích năm giải pháp để PTTĐ thực sự là một trong những động lực bên trong quan trọng thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng và nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Các giải pháp mà tác giả nêu và phân tích có sự liên kết chặt chẽ với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

- Bài viết của Nguyễn Thế Thắng, ''Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước trong sự nghiệp đổi mới hôm nay'' [115]. Tác giả đã phân tích tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tầm quan trọng và tính tất yếu của thi đua, nhấn mạnh những điểm trọng yếu để vận dụng có hiệu quả tư tưởng


về thi đua yêu nước của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, gồm các nội dung như: PTTĐ phải thiết thực, bao quát được tất cả các mặt trong đời sống xã hội; công tác khen thưởng phải được tiếp tục đổi mới cả về nội dung và hình thức, trọng tâm cải tiến thủ tục, quy trình đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời, dễ tiếp cận..

1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.4.1. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu

Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài thực hiện pháp luật TĐKT cho thấy: Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TĐKT được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên số lượng công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật TĐKT còn ít, chưa phong phú và đa dạng, phần lớn được tiếp cận và nghiên cứu từ góc độ quản lý nhà nước.

Cho đến nay, chưa có nhiều các công trình nước ngoài nghiên cứu trực tiếp tới vấn đề thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay. Đối với một số tác phẩm được dịch ra tiếng Việt về công tác khen thưởng hiện nay không tiếp cận dựa trên lĩnh vực luật học, mà chủ yếu trên lĩnh vực tâm lý, kinh doanh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các tác phẩm này, có thể thấy được bản chất và mục tiêu của khen thưởng cũng là khơi gợi sự nỗ lực, phấn đấu của mọi người, từ người lao động, cho đến học sinh… giống như tinh thần thi đua yêu nước của Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu các tác phẩm đó cũng có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu thực hiện pháp luật TĐKT hiện nay ở nước ta, đặc biệt trong công tác khen thưởng.

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu cho thấy, hệ thống văn bản pháp luật về khen thưởng ở một số nước trên thế giới như Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan… chỉ quy định về công tác khen thưởng bao gồm các HTKT, đối tượng, điều kiện khen thưởng chứ không nói về công tác thi đua. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề thực hiện công tác khen thưởng (quy định các HTKT, phương pháp trao thưởng, tôn vinh…) ở các nước này cũng rất


quan trọng khi so sánh với công tác khen thưởng ở nước ta hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã được công bố, đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh lý luận về thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam. Nhiều công trình đã đi sâu đánh giá thực trạng công tác TĐKT đối với một số lĩnh vực cụ thể hoặc tại một địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó, một số công trình nghiên cứu đã dành sự quan tâm tới việc đề xuất các giải pháp, trong đó có các giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT ở nước ta hiện nay. Đây là kết quả có thể kế thừa, phát triển trong nghiên cứu đề tài luận án.

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án còn bị bỏ ngỏ hoặc chưa được triển khai một cách có hệ thống và toàn diện, mới chủ yếu hướng vào phục vụ yêu cầu của quản lý nhà nước, những nhiệm vụ thời sự của khoa học pháp lý.

1.4.2. Những vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng đã được nghiên cứu sáng tỏ, có kết luận thống nhất luận án có thể kế thừa, phát triển

Căn cứ vào tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề luận án, có thể nhận thấy một số nội dung gắn với đề tài luận án đã được giải quyết, đạt được sự thống nhất cao và Luận án có thể tiếp thu kế thừa bao gồm:

Thứ nhất, trên phương diện lý luận: Các công trình đã có sự thống nhất về các vấn đề: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về TĐKT; khái niệm, ý nghĩa và bản chất của TĐKT; về vị trí, tầm quan trọng của công tác TĐKT đối các sự phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ hai, trên phương diện thực tiễn: thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức THPL ở Việt Nam qua các công trình nghiên cứu có những nét cơ bản như nhau. Các công trình nghiên cứu đã tổng kết được quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí