Đặc Điểm Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam


của nhà nước. THPL là giai đoạn tiếp nối của xây dựng pháp luật nên có vai trò đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống.

Trong khoa học pháp lý hiện nay có nhiều quan niệm về THPL: Theo Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: "Thực hiện pháp luật là quá tr nh hoạt động c mục đích làm cho những quy phạm của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ th pháp luật" [119, tr.270]. Theo giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà nội, "Thực hiện pháp luật được quan niệm là quá tr nh hoạt động c mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ th pháp luật" [117, tr.463]. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội:

“Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người, phù hợp với quy định của pháp luật. Nói cách khác, tất cả những hoạt động của con người, của tổ chức mà thực hiện phù hợp với những quy định của pháp luật được coi là sự thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật” [25, tr.140].

Có thể nhận thấy, các quan niệm như trên tuy khác nhau ở cách diễn đạt, nhưng nội hàm có sự đồng nhất nhất định, đó là: THPL là hoạt động có mục đích của các chủ thể nhằm làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật TĐKT, nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT nói chung nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương, đảm bảo quyền lợi ích của cá nhân, lợi ích hợp pháp của tổ chức được đảm bảo; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước. Như vậy, THPL TĐKT là hoạt động có mục đích, nhằm làm cho những quy định của pháp luật TĐKT đi vào thực tiễn đời sống xã hội, chuyển từ sự nhận thức


về các quyền và nghĩa vụ thành hành vi pháp luật thực tế hợp pháp của các chủ thể.

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng là hành vi thực tế, hợp pháp được h nh thành trong quá tr nh hiện thực h a các quy định của pháp luật TĐKT nhằm mở rộng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, g p phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TĐKT.

2.1.4. Đặc điểm thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam bên cạnh những đặc điểm chung về THPL có tính phổ quát, còn có những điểm riêng, đó là:

2.1.4.1. Chủ thể tham gia quá trình thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng rất đa dạng

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 7

Chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật thi đua rất rộng, xuất phát từ phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật TĐKT. Theo Điều 2 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003 quy định: "Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân, tập thể người nước ngoài".

Đối với chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật TĐKT bao gồm công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam. Đối với tập thể bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị Lực lượng vũ trang nhân dân, gia đình, cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam

Một mặt, pháp luật TĐKT được tổ chức thực ở trong tất cả các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, địa phương. Các địa phương, cơ quan, tổ chức đều có quy định riêng về công tác TĐKT trong phạm vi quản lý, không phân biệt là cơ quan của Đảng, của Nhà nước hay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Đồng


thời, công tác TĐKT được triển khai, tổ chức ở tất cả các ngành, lĩnh vực (tài chính, y tế, giáo dục…). Các cơ quan quản lý của các ngành, lĩnh vực đều có quy chế riêng về công tác TĐKT trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý.

Pháp luật thi TĐKT còn có hệ thống những quy định dành riêng cho việc khen thưởng tập thể, cá nhân người nước ngoài. Cơ sở khen thưởng đó là thành tích đạt được trong công tác, góp phần xây dựng và phát triển xã hội trên nhiều mặt. Các hình thức khen thưởng đều có thể khen đối với đối tượng này, kể cả Huân chương Sao vàng và Huân chương Hồ Chí Minh…Không những vậy, Luật TĐKT còn có hai hình thức khen thưởng riêng chỉ áp dụng khen tặng đối với các tập thể, cá nhân nước ngoài đã có nhiều công lao đóng góp trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới hoặc có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2.1.4.2. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng gắn liền với tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc

So sánh giữa thực hiện pháp luật TĐKT với THPL trong các lĩnh vực khác như hình sự, dân sự, hành chính,… thì thực hiện pháp luật TĐKT hướng tới những giá trị về tinh thần. Mặt khác, việc thực hiện pháp luật TĐKT cũng mang tính chất riêng có của Việt Nam, không giống bất kỳ quốc gia nào. Xuất phát từ việc hệ thống pháp luật TĐKT được hình thành dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin về TĐKT và được Hồ Chí Minh tiếp thu, sáng tạo, phát triển kết hợp với chủ nghĩa yêu nước của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là một trong những nội dung quan trọng, đóng góp rất quan trọng về mặt lý luận trong việc hình thành hệ thống pháp luật TĐKT hiện nay.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, "thi đua là công việc hằng ngày", "mọi việc đều thi đua" [107, tr.8], việc thực hiện pháp luật TĐKT phải được tổ chức triển khai ở mọi ngành nghề, lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, y tế, xã hội, môi trường cho tới quốc phòng, an ninh…, theo đúng tinh thần "nhà nhà thi


đua, ngành ngành thi đua". Các PTTĐ được phát động không chỉ lan rộng trong các khối cơ quan đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước mà còn ở trong khối doanh nghiệp tư nhân, trong các thành phần kinh tế khác với nhiều hình thức khác nhau.

Để đưa pháp luật TĐKT vào cuộc sống có vai trò hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác TĐKT. Từ việc tham mưu ban hành văn bản, phát động các PTTĐ, ban hành và thực hiện các chính sách khen thưởng đều phải lấy người dân, người lao động là trung tâm.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các chính sách pháp luật TĐKT hiện nay như chính sách khen thưởng hướng tới người lao động trực tiếp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, khen thưởng người có công với cách mạng; khen thưởng phải đúng người, đúng việc, phải "khen trúng, thưởng xứng"…chính là đang thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh một cách rõ nét.

2.1.4.3. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng dựa trên hệ thống văn bản pháp luật đa dạng, phong phú

Pháp luật TĐKT bao gồm hệ thống nhiều loại văn bản khác nhau, do nhiều cơ quan ban hành gồm các loại văn bản như: Luật, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư...

Ngay từ những năm đầu thành lập nước, hệ thống pháp luật TĐKT đã hình thành, khởi đầu là Quốc lệnh 10 điều thưởng, tiếp theo là hàng loạt các sắc lệnh được ban hành. Đến năm 2003, Quốc hội ban hành Luật TĐKT, hệ thống pháp luật TĐKT theo hướng hiện đại cũng đã được hình thành cùng với một loạt các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành. Theo Báo cáo Tổng kết đánh giá 13 năm thi hành Luật TĐKT kèm theo Công văn số 1728/BTĐKT-VI ngày 30/7/2018 của Ban TĐKT Trung ương về việc góp ý kiến hồ sơ đề nghị xây dựng Luật TĐKT (sửa đổi): “hiện nay, hệ thống các văn bản của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh công tác TĐKT ở nước ta hiện nay c 16 chỉ thị, thông báo, kết luận


của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; 16 Nghị định của Chính phủ, 04 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 13 Thông tư của Bộ Nội vụ và các Bộ liên quan”.

Tính đến nay, có khoảng hơn 10 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TĐKT. Trong đó có Nghị định quy định chung về một số điều của Luật TĐKT. Cùng với sự thay đổi của Luật TĐKT thì các Nghị định này cũng thay đổi theo. Ngoài ra, còn có các Nghị định quy định về một vấn đề cụ thể trong Luật TĐKT, ví dụ, Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định về tổ chức làm công tác TĐKT; Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ quy định về giải thưởng hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận HTKT, DHTĐ, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 có nội dung chính quy định về các mẫu biểu áp dụng trong công tác TĐKT …

Thông tư về công tác TĐKT có thể chia làm 02 loại.

Thứ nhất, Thông tư do Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định của Nghị định do Chính phủ ban hành. Ví dụ, Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT.

Thứ hai là Thông tư do các Bộ ban hành hướng dẫn công tác TĐKT trong phạm vi quản lý của bộ. Ví dụ như Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/1/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác TĐKT ngành giáo dục; Thông tư số 38/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y Tế hướng dẫn công tác TĐKT trong ngành Y tế… Theo số liệu thống kê năm 2015, có 42 bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương đã ban hành Thông tư, quy định, hướng dẫn công tác TĐKT.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các Quy chế giải thưởng, cũng có thể


được coi là các yếu tố tạo nên sự đa dạng của hệ thống pháp TĐKT hiện nay. Hiện trong cả nước có khoảng trên 20 quy chế giải thưởng, trong đó có một số giải thưởng nổi tiếng như: Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ, Giải thưởng Phan Châu Trinh, giải thưởng Đặng Văn Ngữ của Bộ Y tế, Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giải thưởng báo chí về khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và công nghệ…

Đối với các địa phương cũng có những chính sách, phương thức khen thưởng khác nhau nhằm ghi nhận những đóng góp của tập thể, cá nhân trong phạm vi quản lý của mình. Theo số liệu thống kê năm 2015, đã có 55 tỉnh, thành phố ban hành quy định, hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng. Ngoài ra, một số địa phương còn có những quy chế, hướng dẫn khen thưởng riêng, ngoài quy chế khen thưởng chung nêu trên. Ví dụ như Quy chế xét tặng danh hiệu Người tốt việc tốt của thành phố Hà Nội (ban hành theo Quyết định số 219/2006/QĐ-UBND ngày 07/12/2006 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, sau được thay thế bằng Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, hiện nay thực hiện theo Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" trên địa bàn Thành phố Hà Nội); Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh (ban hành theo Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh)…

2.1.4.4. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng gắn chặt với thực tiễn môi trường thi đua ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương

Đặc điểm này xuất phát từ việc trong pháp luật TĐKT có nhiều quy phạm tùy nghi. Đây là những quy phạm mà "trong đó cho phép chủ thể thực hiện có thể lựa chọn các cách xử sự nhất định" [87, tr.34]. Việc lựa chọn cách


xử sự ở đây có thể hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể (quy phạm tùy nghi thỏa thuận), có thể lựa chọn trong một giới hạn nhất đinh mà pháp liệu dự liệu (quy phạm tùy nghi lựa chọn-pháp luật đưa ra nhiều cách xử sự mà chủ thể sẽ lựa chọn một trong các cách xử sự đó).

Hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT gắn chặt chẽ với thực tiễn ở cơ quan, đơn vị, địa phương. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương khác nhau về đặc điểm, tính chất, đối tượng, phạm vi… do đó mà thực hiện pháp luật TĐKT thể hiệ ở phong trào thi đua và công tác khen thưởng cũng khác nhau và vô cùng đa dạng. Pháp luật TĐKT không bao trùm hết được các vấn đề này, mà giao quyền chủ động cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương, dựa vào chức năng nhiệm vụ, đặc điểm, tình hình của mình mà phát động các PTTĐ khác nhau, thực hiện các chính sách khen thưởng khác nhau.

Ví dụ về THPL trong việc tổ chức phong trào thi đua: Điều 9 Luật Thi đua, Khen thưởng quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân c thẩm quyền c trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật".

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định: "Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,... tổ chức phát động, chỉ đạo tổ chức tri n khai phong trào thi đua trong phạm vi quản lý".

Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP có quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị c trách nhiệm tri n khai tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi quản lý và một số nội dung sau: 1. Tổ chức phong trào thi đua phải gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tổ chức và c tính khả thi, c chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền; nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm đ đề ra chỉ tiêu, phương pháp thi đua cụ th , thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của tập th , cá nhân”.


Thực tiễn thực hiện các quy định trên cũng không thống nhất với nhau ở các cơ quan, đơn vị, địa phương:

- Thời điểm phát động phong trào: Có cơ quan phát động từ tháng 1 đầu năm, nhưng có cơ quan lại phát động tháng 2, đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục (trường học) thì nhiều nơi tiến hành phát động thi đua đầu năm học (tháng 9 hằng năm).

- Hình thức tổ chức thi đua: Pháp luật quy định hai hình thức tổ chức thi đua bao gồm thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt (chuyên đề). Hai hình thức khác nhau về mục đích, tính chất và phạm vi thời gian. Có nơi xác định phát động phong trào thi đua theo đợt có thời gian ngắn hơn thi đua thường xuyên, nhưng có nơi, thi đua theo đợt lại dài hơn thi đua thường xuyên…

- Cách thức tổ chức thi đua: Có đơn vị tổ chức phát động thi đua gồm toàn thể người lao động trong đơn vị, có nơi lại tổ chức phát động theo dạng Hội nghị đại biểu. Các thủ tục quy định trong việc phát động thi đua như khánh tiết, thứ tự chương trình, phát biểu của người lao động, thảo luận, quán triệt… cũng không quy định cụ thể, chặt chẽ, do đó mà mỗi đơn vị làm một kiểu.

2.1.5. Vai trò của thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

2.1.5.1. Thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng vào thực tiễn

Pháp luật TĐKT là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, và Nhà nước về TĐKT nhằm bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trong xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và cũng là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023