Thực Hiện Pháp Luật Về Thi Đua, Khen Thưởng Góp Phần Bảo Đảm Môi Trường Thi Đua, Khen Thưởng Hiệu Quả, Thực Chất


Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác TĐKT là một trong những nội dung quan trọng, góp phần vào thành công của sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Ngay từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhiều chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác TĐKT đã được pháp luật hóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật về TĐKT. Các quy phạm pháp luật này chỉ phát huy được khi mà nó phải được thực thi trong cuộc sống. Thực hiện pháp luật về TĐKT cần phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình, cộng đồng và cá nhân thực hiện thì TĐKT mới phát huy được hết sức mạnh của mình trong việc tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân. Pháp luật về TĐKT chỉ có thể phát huy hết được vai trò khi nó trở thành những hành vi hợp pháp và phải được thực hiện một cách tự giác của các chủ thể pháp luật.

Trong điều kiện nhà nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, pháp luật được xác định có vai trò tối cao trong đời sống xã hội và Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu thông qua pháp luật. Để phát huy hiệu lực, hiệu quả trong điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực TĐKT, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về TĐKT còn phải xác lập được cơ chế thực hiện pháp luật về TĐKT có hiệu quả. Đây cũng chính là thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác TĐKT trong thực tiễn cuộcasống.

2.1.5.2. Thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng góp phần bảo đảm môi trường thi đua, khen thưởng hiệu quả, thực chất

Môi trường TĐKT là một bộ phận trong tổng thể môi trường làm việc của từng cơ quan, địa phương. Nó có sự liên kết chặt chẽ, mối quan hệ biên chứng hai chiều với việc hoàn thành nhiệm vụ của từng cơ quan, địa phương. Môi trường thi đua là tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng tới công tác TĐKT trong một tập thể, bao gồm: Một là, các quy định, quy chế về công tác TĐKT; Hai là, tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác TĐKT; Ba là, đội ngũ cán bộ


lãnh đạo quản lý của các bộ phận trực thuộc, trong đó đặc biệt là vai trò của người đứng đầu trong đơn vị; Bốn là, công tác tuyên truyền, tổ chức, bình xét, xét tặng DHTĐ, HTKT. Môi trường TĐKT tốt thể hiện ở khía cạnh như: cơ chế, chính sách khen thưởng hướng tới người lao động, việc xét tặng DHTD, HTKT khách quan, công bằng, xét tặng đúng người, đúng việc, có nhiều phong trào thiết thực,… sẽ là nhân tố tạo động lực quan trọng cho việc hoàn thành nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân. Chiều ngược lại, việc hoàn thành nhiệm vụ của từng tập thể, cá nhân lại có tác động tích cực tới môi trường TĐKT, giúp cho không khí thi đua thêm sôi nổi, tạo đựng sự hưng phấn, nỗ lực, hăng say làm việc cho mọi người, từ đó có them nhiều mô hình mới, cách làm hay, những gương điển hình tiên tiến hơn trong PTTĐ. Nếu môi trường TĐKT không tốt, lãnh đạo không coi trọng vai trò công tác TĐKT, các quy chế, quy định, chính sách TĐKT không hợp lý, không đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng trong cơ quan, việc xét tặng DHTĐ, HTKT thiên vị, không đánh giá đúng thành tích của cá nhân, tập thể… sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả làm việc của người lao động trong đơn vị.

Do đó, thực hiện tốt pháp luật TĐKT là nền tảng, căn cơ trực tiếp nhất để tạo ra môi trường TĐKT tốt nhất ở mỗi một cơ quan, đơn vị, địa phương.

2.1.5.3. Thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của các tập thể, cá nhân

Như đã phân tích ở trên, thực hiện pháp luật TĐKT không những là công cụ quản lý hữu hiệu của các cấp quản lý, lãnh đạo, mà còn góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của các tập thể, cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Trong một tập thể luôn có những đối tượng quản lý khác nhau về vị trí việc làm (chuyên viên, giảng viên, biên tập viên, nông dân, công nhân, ..) hay tính đặc thù nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị trực thuộc (trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khối tham mưu, khối nội chính, khối tài chính…). Các đối tượng quản lý này phải được đối xử bình đẳng như nhau, có cơ hội


Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 8

như nhau trong việc tham gia các hoạt động trong công tác TĐKT. Quyền bình đẳng của các tập thể, cá nhân thể hiện ở các nội dung như: quyền đóng góp ý kiến đối với việc tổ chức, triển khai PTTĐ của đơn vị; quyền đề xuất PTTĐ phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực; quyền kiểm tra, giám sát thực hiện PTTĐ, công tác khen thưởng; quyền đề xuất khen thưởng… Một số nơi, cơ quan, địa phương có tổ chức PTTĐ cho những đối tượng cụ thể như Hội thi giảng viên giỏi cho đối tượng là giảng viên, Hội thi tay nghề cao, Hội thi văn hóa văn nghệ… Việc tổ chức các PTTĐ cho đối tượng này mà ko tổ chức PTTĐ cho đối tượng khác sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý, quyền lợi của người lao động. Do vậy, cần nghiên cứu tổ chức các PTTĐ hoặc bao trùm hết các đối tượng quản lý, hoặc tổ chức các PTTĐ cho từng đối tượng riêng biệt.

Ngoài ra, kết quả của việc thực hiện pháp luật TĐKT được sử dụng vào nhiều công tác khác, đặc biệt công tác quản lý cán bộ. Đó là nâng ngạch, nâng lương, quy hoạch, bổ nhiệm…, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá, xếp loại đảng viên, công đoàn viên… Do đó, TĐKT ngày càng thể hiện là quyền lợi thiết thân của người lao động. Bên cạnh đó, những sáng kiến, đổi mới, giải pháp hiệu quả của người lao động cần phải được công nhận, tôn vinh và nhân rộng. Ngoài việc làm tăng hiệu quả, năng suất lao động trong tập thể, sáng kiến phải được coi là sở hữu trí tuệ của người lao động và phải được chứng nhận và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

2.1.5.4. Thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng góp phần tạo tâm lý tích cực tới các tập thể, cá nhân trong thực hiện hoàn thành nhiệm vụ

Thi đua là một nhu cầu của con người. Con người có nhu cầu được tôn vinh, được ghi nhận đối với những gì mà họ đạt được. Để người lao động giữ được sự cố gắng, nhiệt tình, nỗ lực trong công việc, đòi hỏi người lãnh đạo không những biết tổ chức, thực hiện những hoạt động mang tính thi đua, nhằm khơi gợi, tạo khí thế trong lao động. Đồng thời, cũng phải biết nhìn


nhận từ trong đội ngũ người lao động, những cá nhân, tập thể nổi trội, xuất sắc, tiêu biểu để biểu dương, khen thưởng kịp thời. Vừa để tôn vinh cá nhân những người lao động, và tập thể đó, mà còn có tác dụng nêu gương cho các cá nhân, tập thể khác noi theo.

Việc thực hiện tốt pháp luật TĐKT như vậy vừa có tác động tốt tới người được khen thưởng. Khi người lao động được cấp trên khen thưởng, được đồng nghiệp tôn vinh, họ sẽ càng ra sức nỗ lực cống hiến cho tập thể. Đồng thời, những người lao động khác khi thấy cũng sẽ được tạo sự hưng phấn trong công việc, cũng muốn được ghi nhận, tôn vinh như vậy. Hiệu ứng lan truyền này sẽ là cơ sở để tăng hiệu quả lao động trong tập thể.

2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

2.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

Pháp luật TĐKT điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực TĐKT, gồm rất nhiều nhóm quan hệ tương ứng với những nhóm quy định cụ thể như: nhóm quy định về việc tổ chức, phát động phong trào thi đua; nhóm quy định về công tác khen thưởng; nhóm quy định về tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT; nhóm quy định về việc xử lý khiếu nại, tố cáo trong thực hiện pháp luật TĐKT; nhóm quy định về quản lý quỹ TĐKT; nhóm quy định về quy trình, thủ tục trong thực hiện pháp luật TĐKT….. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, Luận án chủ yếu tập trung phân tích thực hiện pháp luật TĐKT đối với các nhóm nội dung chính sau:

Thứ nhất, thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, phát động phong trào thi đua

Trong tổ chức, phát động các PTTĐ phải thực hiện đúng các nội dung về mục tiêu, nguyên tắc, thẩm quyền. Theo đó, Điều 5 Luật TĐKT đã quy định rõ, “mục tiêu của thi đua là nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập th phát huy truyền thống yêu nước, năng


động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, v mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đồng thời, THPL trong thi đua phải tuân theo các nguyên tắc gồm tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển. Các PTTĐ được tổ chức, phát động dưới hai hình thức là thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt.

Danh hiệu thi đua gồm có: Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: "Chiến sĩ thi đua toàn quốc"; "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương"; "Chiến sĩ thi đua cơ sở"; "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến". Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: "Cờ thi đua của Chính phủ"; "Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương"; "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng"; "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến"; Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là "Gia đình văn hóa".

Việc xét tặng các DHTĐ được thực hiện dựa trên các căn cứ là PTTĐ, đăng ký tham gia thi đua, thành tích thi đua và tiêu chuẩn thi đua, với mỗi loại danh hiệu thi đua được quy định các tiêu chuẩn cụ thể, thành tích thi đua tương ứng với mức độ đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước, của cơ quan và địa phương. Thẩm quyền quyết định xét tặng các DHTĐ được quy định cụ thể tại các Điều 78, 79 và 80 Luật TĐKT 2003.

Thứ hai, thực hiện pháp luật TĐKT trong thực hiện công tác xét tặng các DHTĐ và HTKT

- Các nguyên tắc khi THPL về khen thưởng được quy định trong Luật gồm (1) Chính xác, công bằng, công khai và kịp thời; (2) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; (3) Bảo đảm tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; (4) Kết hợp chặt chẽ giữa động viên về tinh thần phải đi đôi với thưởng về vật chất.

Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng cụ thể hóa và bổ


sung các nguyên tắc cho phù hợp với thực tiễn THPL khen thưởng. Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP tiếp tục làm rõ các nguyên tắc khen thưởng: “1. H nh thức khen thưởng phải phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập th , cá nhân và thành tích đạt được.2. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải c h nh thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng tập th nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu.Không tặng thưởng nhiều h nh thức cho một thành tích đạt được. H nh thức khen thưởng theo đợt, chuyên đề không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.Khi c nhiều cá nhân, tập th cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn th lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập th c tỷ lệ nữ từ 70% trở lên đ xét khen thưởng. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ thời gian giữ chức vụ đ xét khen thưởng quá tr nh cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn th thời gian giữ chức vụ đ xét khen thưởng quá tr nh cống hiến được thực hiện theo quy định chung.”

- Các HTKT theo pháp luật TĐKT hiện nay có 07 HTKT gồm: Huân chương; Huy chương; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Kỷ niệm chương, Huy hiệu; Bằng khen; Giấy khen. Tương ứng với 07 hình thức khen thưởng trên có 29 loại khác nhau, bao gồm 10 loại huân chương; 04 loại huy chương; 08 loại danh hiệu vinh dự Nhà nước; 02 loại giải thưởng, 01 loại kỷ niệm chương; 01 loại huy hiệu; 02 loại bằng khen và 01 loại giấy khen, cụ thể:

(1) Huân chương có 10 loại, gồm: "Huân chương Sao vàng"; "Huân chương Hồ Chí Minh"; "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì,


hạng ba; "Huân chương Đại Đoàn kết dân tộc"; "Huân chương Dũng cảm"; "Huân chương Hữu nghị".

(2) Huy chương có 04 loại, gồm: "Huy chương Quân kỳ quyết thắng"; "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc"; "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huy chương Hữu nghị".

(3) Danh hiệu vinh dự Nhà nước có 08 loại gồm "Tỉnh anh hùng", "Thành phố anh hùng"; "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân"; "Anh hùng Lao động"; "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"; "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú";- "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú".

(4) "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước"; (5) Kỷ niệm chương, Huy hiệu; (6) Bằng khen có "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ" và "Bằng khen cấp Bộ"; (7) Giấy khen.

Thực hiện pháp luật TĐKT trong xét tặng khen thưởng cần căn cứ vào các tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định của pháp luật; căn cứ vào phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích đạt được của các nhân, tập thể đề nghị; đồng thời gắn với trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích đó. Trong đó, tiêu chuẩn khen thưởng được quy định cho từng hình thức, loại hình khen thưởng, từng mức hạng, từng chính sách khen thưởng; tương ứng với thành tích đạt được và mức độ đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, của cơ quan và địa phương.

Các HTKT: Căn cứ vào từng hình thức, loại hình khen thưởng và thành tích... Nhà nước qui định các HTKT chính gồm: Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng theo đợt (hoặc theo chuyên đề), khen thưởng đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn, khen thưởng đối ngoại.

- Thẩm quyền quyết định khen thưởng: (1) Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải


thưởng Nhà nước", Danh hiệu vinh dự Nhà nước. (2) Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng thưởng "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ". (3) Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng "Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương". (4) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ban ngành cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng "Giấy khen".

Thứ ba, thực hiện pháp luật TĐKT trong quản lý nhà nước về công tác

TĐKT

Để phân tách với hai nội dung thực hiện pháp luật TĐKT ở trên, thực

hiện pháp luật TĐKT trong quản lý nhà nước về công tác TĐKT bao gồm các nội dung sau: (1) Ban hành các văn bản pháp luật về TĐKT; (2) Xây dựng chính sách về TĐKT; (3) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về TĐKT; (4) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác TĐKT; (5) Hợp tác quốc tế về TĐKT; (6) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về TĐKT; (7) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về TĐKT.

Thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước về công tác TĐKT theo những nguyên tắc được quy định ở các Điều 90,91,92,93 của Luật TĐKT.

Thứ tư, thực hiện pháp luật TĐKT trong tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT.

Nội dung thực hiện pháp luật TĐKT trong tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT bao gồm:

(1) Bộ máy làm công tác TĐKT được thành lập ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí