Tỷ Lệ Khen Thưởng Bằng Khen Cấp Bộ Đối Với Người Trực Tiếp Lao Động, Sản Xuất


Hai là, bên cạnh sự hoàn thiện, rõ ràng hơn của pháp luật TĐKT, cùng với sự phát triển của tổ chức - bộ máy làm công tác TĐKT, cũng như nhận thức của cán bộ phụ trách công tác TĐKT được nâng cao, việc tham mưu thực hiện công tác khen thưởng các DHTĐ, HTKT theo thẩm quyền được tuân thủ nghiêm chỉnh theo quy định pháp luật. Tình trạng khen không đúng thẩm quyền, khen tràn lan, khen cộng dồn đã giảm đáng kể so với thời gian trước đây. Nguyên tắc không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được được cũng được chú ý thực hiện. Trong giai đoạn trước, có nhiều trường hợp một cá nhân đạt cùng thành tích nhưng lại được khen thưởng ở nhiều cấp khác nhau (cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh…) gây phản cảm trong xã hội. Tuy nhiên những năm gần đây, hiện tượng này đã được giảm thiểu đáng kể.

Thứ hai, kết quả chấp hành pháp luật trong thực hiện công tác xét tặng các danh hiệu thi đua và h nh thức thi đua

Một là, việc thực hiện các quy định, nguyên tắc trong xét tặng các DHTĐ và HTKT được đảm bảo. Các DHTĐ, HTKT được xét tặng cần căn cứ vào quy định về đối tượng, dựa vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và đối chiếu thành tích đạt được với điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Thành tích đạt được có thể trong PTTĐ, trong công tác hoặc thành tích đột xuất. Bên cạnh đó, việc xét khen thưởng không nhất thiết phải có khen thưởng ở mức thấp mới được khen thưởng ở mức cao hơn. Đồng thời, cấp có thẩm quyền đã chú trọng vào việc khen thưởng các đối tượng là tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Việc xét tặng khen thưởng cũng đã thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng giới trong trường hợp có nhiều cá nhân cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc có nhiều tập thể đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì chọn tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để khen thưởng. Đối với khen theo quá trình cống hiện, việc khen thưởng đối với cán bộ lãnh


đạo, quản lý là nữ thì áp dụng thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Mặt khác, căn cứ vào thẩm quyền theo pháp luật quy định, thủ trưởng các đơn vị căn cứ thực tiễn PTTĐ cũng như nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, để đề ra những chính sách khen thưởng riêng đối với các tập thể, cá nhân trong phạm vi quản lý.

Hai là, thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, sơ kết, tổng kết công tác thi đua. Đây là nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức phát động PTTĐ. Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên, định kỳ. Ở cấp Trung ương, hằng năm, Hội đồng TĐ-KT Trung ương đã ban hành kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám việc THPL, nhiệm vụ công tác TĐKT tại các bộ, ngành, địa phương của các cụm, khối thi đua. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt tình hình triển khai, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TĐKT; đánh giá thực tiễn công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai các PTTĐ, thực hiện công tác khen thưởng ở các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở; phát hiện những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo khắc phục và đề ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác TĐKT.

Ba là, chấp hành tốt các quy định về thời hạn thẩm định hồ sơ khen thưởng tương đối tốt, đảm bảo nguyên tắc kịp thời trong khen thưởng, đặc biệt với những hồ sơ khen thưởng mà thời gian yêu cầu phải nhanh chóng. Một là đối với những cá nhân đang đau ốm, bệnh nặng; Hai là những trường hợp các đơn vị tiến hành kỷ niệm ngày thành lập…

Thứ ba, kết quả áp dụng pháp luật trong thực hiện công tác xét tặng các danh hiệu thi đua và h nh thức thi đua

Thực hiện theo thẩm quyền quy định trong pháp luật thi đua khen thưởng, trong những năm qua, các cấp có thẩm quyền đã căn cứ vào thành tích của các tập thể, cá nhân đã đạt được, đối chiếu với quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn các DHTĐ, HTKT, từ đó ra các


quyết định khen thưởng nhằm ghi nhận công lao đóng góp của các tập thể, cá nhân đó.

Một là, đối với khen thưởng cấp Nhà nước, trong giai đoạn 2015-2019, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào thẩm quyền của mình đã ban hành 517.320 quyết định khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.

Bảng 3.1: Khen thưởng cấp nhà nước giai đoạn 2015-2020


Năm

Thẩm quyền khen thưởng

Chủ tịch nước

Thủ tướng Chính phủ

2015

113.317

12.362

2016

97.879

10.382

2017

76.446

11.515

2018

52.815

7.952

2019

53.098

8.921

2020

55.781

9.852

TỔNG

449.336

67.984

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 12

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của Ban TĐ-KT Trung ương


120

110

100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

113.317

97.879


76.446

52.81553.098

55.781

Chủ tịch nước

Thủ tướng Chính phủ

12.36210.38121.515

7.9528.9219.852

2015 2016 2017 2018 2019 2020


Biểu đồ 3.1: Khen thưởng cấp nhà nước giai đoạn 2015-2020

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của Ban TĐ-KT Trung ương


Biểu đồ trên cho thấy, số lượng khen thưởng cấp Nhà nước có xu hướng giảm dần theo từng năm. Số lượng khen thưởng có tăng lên vào các thời điểm tổ chức Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc, năm 2015- Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IX, năm 2020- Đại hội thi đua yêu nước lần thứ X. Việc khen thưởng theo chiều hướng giảm như trên cũng phù hợp với chính sách của Nhà nước là khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan trong giai đoạn trước.

Hai là, khen thưởng người lao động trực tiếp

Theo thống kê về HTKT cấp Bộ trong giai đoạn 2015-2019, số lượng Quyết định khen thưởng được ban hành cũng có cùng xu hướng giảm như khen thưởng cấp Nhà nước. Tổng số khen thưởng với hình thức là Bằng khen đối với cá nhân là 618.282 quyết định ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Con số này ở các Bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương là 150.617 quyết đinh. Điều tích cực có thể nhận thấy ở đây là, quyết định khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số khen thưởng cá nhân. Cụ thể:

Bảng 3.2: Tỷ lệ khen thưởng Bằng khen cấp bộ đối với người trực tiếp lao động, sản xuất


Năm

Địa phương

Bộ

Tổng số

Người lao

động trực tiếp

Tỷ lệ

Tổng số

Người lao

động trực tiếp

Tỷ lệ

2015

177.502

58.709

33,07%

38.964

16.354

41,97%

2016

171.906

62.045

36,09%

37.123

15.859

42,72%

2017

163.423

65.304

58.35%

38.214

18.470

48,33%

2018

105.451

64.552

61,21%

36.316

17.081

47,03%

2019

102.031

59.897

58,79%

36.245

17.237

47,55%

Tổng số

720.313

310.507

43,10%

186.862

85.001

45,48%

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hàng năm của Ban TĐ-KT Trung ương


Qua số liệu bảng trên cho thấy:

Một là, số lượng khen thưởng Bằng khen ở khối địa phương (các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) cao hơn nhiều so với khối các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương. Điều này dễ hiểu vì đối tượng thuộc phạm vi quản lý rộng hơn, bao gồm các thành phần nhân dân sinh sống trên địa bàn của địa phương. Còn ở Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương thì đối tượng hầu hết là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc sự quản lý của Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương đó.

Hai là, Số lượng khen thưởng Bằng khen qua các năm giảm dần, bên cạnh đó tỷ lệ người lao động trực tiếp được tặng Bằng khen tăng lên. Qua đó cho thấy hiện tượng "khen thưởng tràn lan" và "khen thưởng sĩ quan" đã dần từng bước được khắc phục.


43%

Người giữ chức vụ

LĐ,QL

57%


Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tặng Bằng khen giữa người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người lao động trực tiếp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo hằng năm của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương


45%

Người giữ chức vụ LĐ,QL

55%


Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ tặng Bằng khen giữa người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý với người lao động trực tiếp tại các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo hằng năm của Ban Thi đua

- Khen thưởng Trung ương.

Thứ ba, trong khen thưởng các danh hiệu vinh dự nhà nước

Bảng 3.3: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú

Đợt xét

Năm

Danh hiệu Nghệ sĩ nhân

dân

Danh hiệu

Nghệ sĩ ưu tú

Ghi chú

1

1984

26

59


2

1988

6

51


3

1993

21

205


4

1997

20

183


5

2001

4

93


6

2007

13

1


7

2012

34

157


8

2015

105

386


9

2019

84

307


Nguồn: Theo thống kê tại trang chủ của Bộ Văn hoá, Th thao và Du lịch (bvhttdl.gov.vn)


Bảng 3.4: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú


Đợt xét


Năm

Danh hiệu "Thầy thuốc

nhân dân"

Danh hiệu "Thầy thuốc

ưu tú"


Ghi chú

9

2010

72

1233


10

2012

72

864


11

2014

67

1000


12

2017

134

1654



13


2020


0


20

Trong khi chưa sửa đổi Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về xét

tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân

dân", "Thầy thuốc ưu tú",

Nguồn: Theo thống kê tại Trang chủ - Cổng thông tin Bộ Y tế (moh.gov.vn Bảng 3.5: Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Đợt xét


Năm

Danh hiệu

"Nhà giáo nhân dân"

Danh hiệu

"Nhà giáo ưu tú"


Ghi chú

9

2006

64

486


10

2008

106

834


11

2010

132

1062


12

2012

40

570


13

2014

39

680


14

2017

64

748

Nghị định 27/2015.NĐ-CP ngày 10-3-2015 quy

định xét 3 năm một lần


15


2020


32


933

Theo danh sách lấy ý kiến của Hộị đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cấp Nhà nước tại Thông báo số 05/TB-

HĐNGNG-NGUT ngày 12/6/2020

Nguồn: Theo thống kê tại nguồn Cổng thông tin điện tử bộ giáo dục và đào tạo (moet.gov.vn)


Đối với việc áp dụng pháp luật trong công tác khen thưởng giai đoạn 2006-2010 xem tại Phụ lục số 1.

Thứ tư, kết quả sử dụng pháp luật thi đua, khen thưởng trong xét tặng các danh hiệu thi đua và h nh thức thi đua

Một là, quyền được đề nghị xét tặng danh hiệu, HTKT theo đúng quy định của pháp luật

Căn cứ các quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện của các DHTĐ, HTKT, tổ chức, cá nhân được quyền đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng. Người lao động tự mình thực hiện, bằng việc báo cáo thành tích mình đạt được trong công việc, có sự xác nhận của các bên có liên quan (chính quyền, đoàn thể…) và được Hội đồng TĐ-KT đơn vị tổ chức lấy ý kiến của mọi người. Sau đó, hồ sơ sẽ được gửi lên cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Bởi sự tác động của công tác TĐKT tới nhiều mặt công tác khác (đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, nâng lương, chuyển ngạch…) nên hiện nay, người lao động đã có ý thức chủ động thực hiện quyền đề nghị khen thưởng của mình.

Hai là, quyền g p ý, đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu, HTKT cho cá nhân, tập th

Theo quy định tại khoản 10 Điều 45, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP: "Ban TĐ-KT Trung ương lấy ý kiến nhân dân trên Cổng thông tin điện tử của Ban TĐ-KT Trung ương đối với danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" và Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, Báo Nhân dân, Báo Lao động đối với danh hiệu "Anh hùng Lao động", "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" trong thời hạn 10 ngày làm việc (trừ trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất)”.

“Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trước khi trình khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" lấy ý kiến nhân dân trên các phương tiện truyền thông của bộ, ban,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023