Hạn Chế Trong Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Ở Việt Nam Hiện Nay Và Nguyên Nhân


thông tin truyền thông đại chúng còn có sự tác động tích cực của mạng xã hội, qua đó, các phong trào thi đua, tấm gương người tốt việc tốt được lan tỏa nhanh hơn, rộng hơn.

3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc thực hiện pháp luật TĐKT. Coi đây là một động lực quan trọng và công cụ hữu hiệu trong việc khơi gợi sức mạnh từ mọi tầng lớp trong nhân dân, qua đó tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân, tập thể được phát huy tối đa, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các cấp ủy, chính quyền các cấp cũng ban hành những chính sách thiết thực trong việc triển khai, phát động các PTTĐ và thực hiện công tác khen thưởng đúng đắn hơn, thiết thực hơn, qua đó nêu gương được đối với đội ngũ người lao động và các tầng lớp nhân dân.

Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát hợp của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp trong THPL TĐKT. Việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người dân trong lĩnh vực TĐKT luôn là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Hội đồng TĐ-KT cũng như bộ máy làm công tác TĐKT được thành lập các cấp, từ Trung ương tới địa phương để tham mưu cho lãnh đạo các cấp thực hiện việc tổ chức phát động các PTTĐ cho tới công tác khen thưởng được thực hiện nhất quán, đồng bộ.

Thứ ba, nhận thức của đội ngũ cán bộ có sự thay đổi, chuyển biến. Từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho tới nhận thức của người lao động về công tác TĐKT. Thi đua, khen thưởng là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là quyền lợi chính đáng của người lao động và mọi tầng lớp nhân dân. Các tấm gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới trong xã hội phải được biểu dương, được tôn vinh và nhân rộng trong toàn xã hội.

Thứ tư, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT. Pháp luật


TĐKT có phạm vi điều chỉnh, đối tượng tác động rất rộng và phức tạp. Đội ngũ cán bộ làm công tác TĐKT không nhiều, chủ yếu tập trung ở cấp Trung ương. Số lượng công việc thực hiện là quá lớn, do đó, nếu không có sự nỗ lực thì công tác TĐKT không đạt được thành tự như hiện nay.

3.2. HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

3.2.1. Hạn chế trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

3.2.1.1. Hạn chế trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, phát động phong trào thi đua

Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 14

Thứ nhất, việc thực hiện quyền của người lao động trong tổ chức, phát động các phong trào thi đua còn hình thức và chưa thống nhất

Một là, quyền được bày tỏ ý kiến chưa được quan tâm đúng mức. PTTĐ đảm bảo tính dân chủ, tự nguyện, có nghĩa rằng cấp có thẩm quyền phát động PTTĐ phải dựa trên sự đóng góp ý kiến của các cá nhân trong phạm vi quản lý. Tuy nhiên, trong tổ chức, phát động PTTĐ, việc chấp hành pháp luật về lấy ý kiến người lao động về PTTĐ thực hiện còn hình thức, chưa thực chất. Ở một số nơi, chỉ có thủ trưởng đơn vị, Hội đồng TĐ-KT của đơn vị thống nhất về chủ đề, mục tiêu, nội dung… trong PTTĐ và kế hoạch tổ chức PTTĐ của đơn vị. Việc tổ chức phát động PTTĐ được thực hiện dưới hình thức thông báo, quán triệt, phổ biến để các tập thể, cá nhân trong đơn vị, địa phương được biết. Chưa có cơ chế để các tập thể, cá nhân được góp ý kiến, thảo luận để nâng cao chất lượng các PTTĐ thêm thực chất hơn. Như vậy, tập thể cấp dưới và người lao động chưa được thông tin và không đảm bảo được quyền thể hiện ý kiến của mình về PTTĐ.

Hai là, quyền đăng ký tham gia thi đua của tập th , cá nhân chưa c hướng dẫn thực hiện thống nhất. Về mặt quy định pháp luật, không có quy định về đối tượng cụ thể có quyền đăng ký tham gia thi đua. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy có rất nhiều đối tượng khác nhau từ cán bộ, công chức,


viên chức, nhân viên, chiến sĩ, công nhân, nông dân… trong mỗi loại đối tượng lại có những trường hợp cụ thể, như lao động thử việc, cá nhân được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, ngoài nước, cá nhân thuyên chuyển công tác, cá nhân bị kỷ luật… Do vậy, nhiều trường hợp cùng một đối tượng, nhưng ở cơ quan này thì được đăng ký, cơ quan khác lại không được đăng ký. Như vậy không những không đảm bảo thống nhất, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động.

Ba là, h nh thức thực hiện quyền đăng ký tham gia PTTĐ chưa c cách hi u thống nhất. Pháp luật TĐKT chỉ quy định đăng ký thi đua, và để thực hiện quy định này hiện có hai cách hiểu. Thứ nhất, cách hiểu được đa số các tổ chức áp dụng, đó là đăng ký trực tiếp DHTĐ. Theo đó, đăng ký thi đua được hiểu như là kế hoạch để tập thể, cá nhân phấn đấu và hướng tới DHTĐ cụ thể nào đó. Thứ hai, đăng ký thi đua được hiểu là đăng ký tham gia PTTĐ do tập thể phát động, và việc được DHTĐ nào sẽ phụ thuộc vào thành tích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tập thể, cá nhân đó. Hiện nay, cách hiểu thứ nhất được áp dụng phổ thông hơn, như vậy là hiểu không đúng bản chất vấn đề, dẫn đến tình trạng đầu năm đăng ký danh hiệu nào, cuối năm chỉ được bình xét ở danh hiệu đó. Những trường hợp cơ quan tổ chức cho người lao động đăng ký thi đua như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thực chất và tâm lý của người lao động.

Bốn là, thực hiện tổ chức, phát động các PTTĐ còn chưa linh hoạt về các h nh thức, chưa bao quát được hết các thành phần người lao động trong xã hội. Để THPL thi đua, khen thưởng được hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các tập thể, cá nhân, thủ trưởng đơn vị phải phát động, tổ chức linh hoạt nhiều hình thức các PTTĐ, bao quát được hết các tập thể, cá nhân trong phạm vi quản lý. Đặc biệt ở những đơn vị mà người lao động ở nhiều vị trí việc làm khác nhau, có thể là giảng viên, chuyên viên, chiến sĩ, công nhân… đều có những PTTĐ riêng, để tạo môi


trường mà ở đó, các cá nhân được thoả sức phát huy sở trường, đam mê của mình. Tuy nhiên, ở nhiều đơn vị, địa phương mới tập trung tổ chức các PTTĐ thường xuyên, chưa quan tâm phát động những đợt thi đua ngắn hạn, hoặc những hình thức khác như tổ chức các cuộc thi, trao tặng các giải thưởng…để động viên, cổ vũ tinh thần người lao động. Do đó, PTTĐ chung chưa hoà vào không khí lao động của người lao động được.

Thứ hai, hạn chế áp dụng pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua

Một là, công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện PTTĐ chưa được đồng đều giữa các vùngamiền, địa phương. Một là do sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế-xã hội giữa các địa phương, đối với các địa phương có sự phát triển, tăng trưởng tốt, việc tổ chức PTTĐ được diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi cả về số lượng và chất lượng, quy mô các phong trào. Đối với những địa phương còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đời sống người dân còn thấp, thì việc chỉ đạo thực hiện các PTTĐ sẽ gặp khó khăn ngay từ phía người dân, vì mục tiêu trước mắt sẽ ưu tiên phát triển kinh tế, người dân quan tâm tới những vật chất hàng ngày, thiếu yếu trước. Hai là do sự khác biệt về địa bàn hành chính, những nơi có giao thông thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện để các PTTĐ phát triển, đi tới từng ngõ ngách, từng gia đình. Ngược lại, những địa phương có sự xa cách về địa lý, địa bàn đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt thì việc tổ chức, chỉ đạo THPL thi đua trong phát động các PTTĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật thi đua, khen thưởng.

Hai là, thực hiện pháp luật trong tổ chức, phát động các PTTĐ chưa gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương. Khi xác định được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trọng tâm thì việc cấp có thẩm quyền xác định nội dung, tiêu chí của PTTĐ cũng phải phù hợp với những nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, các PTTĐ hiện nay thường được xác định với nhưng nội dung,


tiêu chí chung chung, chưa cụ thể. Có thể thấy cụm từ "thi đua lập thành tích chào mừng…" thường thấy, nhưng lập thành tích gì, đối tượng nào, nhiệm vụ nào là trọng tâm thì không xác định được. Nghiên cứu những PTTĐ toàn quốc hiện nay, từ phong trào "cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau", "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cán bộ, công chức thi đua thực hiện văn hoá công sở" đều rất cụ thể, từ đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, gắn liền với bối cảnh thời đại… Đây là điều rất đáng cân nhắc khi cấp có thẩm quyền theo quy định phát động, tổ chức các PTTĐ.

3.2.1.2. Hạn chế trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong thực hiện công tác xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

Thứ nhất, hạn chế trong tuân thủ pháp luật thi đua, khen thưởng trong thực hiện công tác xét tặng các danh hiệu thi đua và h nh thức khen thưởng

Một là, một số trường hợp tập th , cá nhân khi đề nghị xét khen thưởng đã vi phạm các quy định cấm trong pháp luật TĐKT. Đó là tình trạng kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, giả xác nhận của cấp có thẩm quyền, đề nghị sai trong TĐKT. Năm 2015, cơ quan an ninh điều tra đã tiến hành điều tra mở rộng, và phát hiện thấy xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, Quảng Ngải có 85 cá nhân làm hồ sơ thành tích giả mạo [62]. Theo đó, Lợi dụng chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công cách mạng, ông Nguyễn Xuân Hiệp (55 tuổi, nguyên cán bộ Phòng Nội vụ huyện Nông Sơn, Quảng Nam) và ông Đoàn Quốc Dũng (59 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn) đã câu kết làm giả hồ sơ kê khai thành tích cho hàng chục người để được tặng thưởng huân, huy chương và hưởng trợ cấp. Bản thân ông Dũng cũng khai man thành tích và sửa năm sinh cho phù hợp để làm hồ sơ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng ba…kết quả thanh tra, kiểm tra xác định cả 06 trường hợp bị người dân tố cáo đều giả mạo


hồ sơ,khai man để hưởng chế độ. 38 trường hợp có thành tích nhỏ, nhưng khai tăng để tặng thưởng, có những người có huy chương rồi, khai lại để nhận huy chương, 47 trường hợp khai man hoàn toàn, bao gồm cả ông Đoàn Quốc Dũng, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Phước Ninh.

Trong một số trường hợp, người đề nghị không cố tính thực hiện hành vi kê khai gian dối, nhưng thực trạng hiện nay, nhiều tập thể, cá nhân không lưu giữ đầy đủ, chính xác các DHTĐ, HTKT mình đã được nhận. Việc đề nghị chủ yếu dựa vào trí nhớ của họ hoặc những thành viên trong tập thể đó. Hơn nữa, việc đối chiếu với dữ liệu được lưu ở cơ quan quản lý cũng không đầy đủ và thuận tiện. Do vậy, các trường hợp này vẫn thực hiện đề nghị khen thưởng mà không nhận thức được sai phạm của mình. Nguyên nhân thứ hai, đó là việc thẩm định hồ sơ khen thưởng hiện nay cũng còn yếu và chưa được thực hiện đầy đủ. Việc thẩm định vẫn còn dừng lại ở thẩm định hồ sơ giấy tờ, chứ chưa đi vào thẩm định trong thực tế, do đó, còn để nhiều trường hợp kê khai thành tích chưa đúng, chưa chính xác. Đối với khen tập thể, việc THPL thi đua, khen thưởng lại càng khó hơn rất nhiều, trong đó làm rõ được thành tích của tập thể trong mối tương quan với nhiệm vụ chính trị được giao trong từng giai đoạn, từng bối cảnh công việc, làm rõ về mô hình tiên tiến, mô hình mới… Liên quan đến vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh thì nguyên nhẫn dẫn đến huỷ các quyết định khen thưởng (Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, danh hiệu Anh hùng Lao động) đối với Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cũng là do khó khăn trong khâu thẩm định hồ sơ khen thưởng như vậy.

Hai là, t nh trạng khen trùng thành tích vẫn còn khá nhiều. Một thành tích có thể được khen thưởng nhiều lần, hoặc ở nhiều mức khen thưởng khác nhau. Nguyên nhân từ sự nhận thức của cán bộ làm công tác TĐKT chưa đúng. Ví dụ, ông Nguyễn Văn A lập được thành tích và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện tặng Giấy khen, nhưng đồng thời, huyện lại lập hồ sơ đề nghị


Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đó tặng Bằng khen. Như vậy là khen 2 lần. Trong trường hợp này, nếu xét thấy thành tích ông Nguyễn Văn A phù hợp tặng Bằng khen thì cơ quan quản lý chỉ làm hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Băng khen. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp vừa đề nghị khen thưởng của cấp quản lý theo ngành dọc, vừa đề nghị khen thưởng của cấp quản lý ở địa phương. Trường hợp này cũng xảy ra khá nhiều. Có thể nói tới trường hợp khen thưởng đối với các hệ thống trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi một mặt trực thuộc Tỉnh uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, họ là đối tượng xét tặng các danh hiệu thuộc thẩm quyền của tỉnh. Tuy nhiên, về chuyên môn đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo trình giảng dạy… thực hiện theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, và thực tế trong các PTTĐ của Học viện, các trường chính trị là một bộ phận không thể thiếu, và hiện nay, Học viện cũng xét tặng danh hiệu "Cờ thi đua cấp Bộ" đối với trường hợp này. Như vậy, có thể thấy rõ ràng việc khen trùng ở đây.

Thứ hai, hạn chế trong chấp hành pháp luật thi đua, khen thưởng trong thực hiện công tác xét tặng các danh hiệu thi đua và h nh thức khen thưởng

Một là, mặc dù pháp luật TĐKT đã có quy định thủ trưởng đơn vị có thể căn cứ thẩm quyền của mình, dựa vào tình hình thực tiễn ở từng đơn vị, đia phương để thực hiện những chính sách khen thưởng, tạo động lực cho các tập thể, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, thủ trưởng nhiều đơn vị không quan tâm ban hành những chính sách khen thưởng phù hợp với đơn vị mình, mà chỉ thực hiện các HTKT, chính sách khen thưởng theo pháp luật TĐKT quy định. Như vậy, việc chấp hành pháp luật trong công tác khen thưởng chưa thực hiện được đầy đủ. Pháp luật TĐKT coi việc ban hành, đề ra những chính sách khen thưởng phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù công tác của từng đơn vị vừa là thẩm quyền nhưng vừa là nghĩa vụ của người đứng đầu. Chính sách khen thưởng cần phải bao quát được đầy đủ đối tượng người dân,


người lao động trong phạm vi quản lý, bao quát được các nhiệm vụ chính trị mà đơn vị phải thực hiện. Như vậy không những tạo được tâm lý tích cực của người lao động, mà còn tạo được sự công bằng đối giữa tất cả các đối tượng với nhau.

Hai là, việc cắt giảm thủ tục hành chính chưa đạt hiệu quả cao. Các thủ tục liên quan trong việc đề nghị tặng DHTĐ, HTKT chưa linh hoạt về mặt thủ tục, hồ sơ. Vẫn còn để tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng thắc mắc, khiếu nại nhiều. Đặc biệt trong việc giải quyết các đơn thư phản ánh liên quan đến chính sách khen thưởng người có công. Một số nơi quy định về thủ tục rút gọn, nhưng chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể, khiến cho nhiều hồ sơ khen thưởng không đảm bảo tính kịp thời. Thủ tục, hồ sơ khen thưởng tuy có đảm bảo tính toàn diện hơn so với trước, nhưng ngược lại làm tăng thủ tục đối với người trình khen, cần phải xin xác nhận của nhiều nơi, vô hình trung sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc và phát sinh nhiều thủ tục hơn cho các đối tượng khen thưởng.

Thứ ba, hạn chế trong áp dụng pháp luật trong thực hiện công tác xét tặng danh hiệu thi đua và h nh thức khen thưởng

Một là, tiêu chuẩn khen thưởng chưa bao quát đến các tập thể, cá nhân trong xã hội. Pháp luật TĐKT có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Nhưng điều kiện, tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định của Luật chủ yếu tập trung vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động, công tác qua các thời kỳ, Luật hiện hành chưa bao quát, cụ thể đối tượng đông đảo quần chúng trong cả nước (công nhân, nông dân, trí thức…). Các quy định về tiêu chuẩn còn chung chung, chưa cụ thể, định tính, chưa định lượng, phải điều chỉnh bằng nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn; do đó các văn bản quy phạm thường xuyên phải được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT năm

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí