Hạn Chế Trong Thực Hiện Pháp Luật Thi Đua, Khen Thưởng Trong Tổ Chức, Bộ Máy Làm Công Tác Thi Đua, Khen Thưởng


2013 đã có quy định điều kiện, tiêu chuẩn để khen thưởng cho nông dân, người lao động trực tiếp; nhưng hiện nay trong quá trình tổ chức thực hiện còn lúng túng vì những khu vực, vùng miền khác nhau, điều kiện khác nhau nên khó thực hiện, do vậy việc khen thưởng vẫn tập trung nhiều vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức.

Hai là, luật quy định thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, nhưng các tiêu chuẩn để xét khen thưởng theo Luật thì lại mang tính niên hạn, cộng dồn thành tích, trình tự từ thấp đến cao dẫn đến việc hiểu khen thưởng lần sau bao giờ cũng phải cao hơn lần trước, do đó xu hướng dồn lên các HTKT cấp bộ và cấp Nhà nước; khen thưởng nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý; khen thưởng tập thể nhỏ và lao động trực tiếp còn hạn chế. Ngoài ra, quy định khen thưởng cấp cao là phải đạt thành tích liên tục, nếu bị gián đoạn thì phải bắt đầu lại từ đầu, điều này không chỉ mang tính cộng dồn thành tích theo thâm niên mà còn làm giảm tính phấn đấu của người lao động, không khuyến khích được sự nỗ lực của cá nhân (hình thức này chỉ phù hợp với khen thưởng theo niên hạn đối với lãnh đạo hoặc đối với lực lượng vũ trang theo quy định hiện hành).

Ba là, luật hiện hành quy định nhiều HTKT cấp nhà nước (hiện có 26 HTKT với 42 cấp độ khen thưởng - Luật Thi đua, Khen thưởng 2003). Thẩm quyền khen thưởng của Chủ tịch nước gồm: Huân chương 10 loại, Huy chương 04 loại, Danh hiệu vinh dự Nhà nước 08 loại và 02 loại giải thưởng. Thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ: Cờ thi đua của Chính phủ, danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc", Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra có các HTKT khác thuộc thẩm quyền của các cấp, các ngành.... Trên thực tế, từ khi thực hiện Luật đến nay tỷ lệ khen thưởng cấp nhà nước chưa cân đối trong từng lĩnh vực, số lượng khen thưởng nhiều nhất tập trung chủ yếu vào khen niên hạn trong lực lượng vũ trang.

Bốn là, t nh trạng khen thưởng chưa đúng người, đúng việc vẫn còn

xảy ra


Việc khen thưởng chưa đúng người, đúng việc cũng là một thực trạng tuy không đáng bạo động ở mặt số lượng, nhưng lại đáng báo động ở việc khen thưởng cấp cao không đúng thành tích. Điển hình như vụ việc ở Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) dưới thời Trịnh Xuân Thanh (giai đoạn 2007-2013) mặc dù mắc nhiều khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng nhưng vẫn được các cơ quan tham mưu hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch nước trao tặng những HTKT cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất, Anh hùng Lao động cho PVC và Huân chương Lao động hạng Ba cho Trịnh Xuân Thanh.

Trong đời sống giáo dục cũng vậy, việc chạy đua theo thành tích khiến giáo dục phải đối mặt với những con số ảo về chỉ tiêu học sinh khá giỏi, về tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp quá cao và sự lãng phí trong cuộc đua mở các trường đại học, cao đẳng, gây những bất bình trong xã hội. Và trong thực tiễn những vụ việc tương tự không còn là chuyện hi hữu mà trở thành căn bệnh phổ biến song song tồn tại cùng những PTTĐ thiết thực của những người lao động chân tay - họ vẫn luôn thi đua, chạy theo thời gian, nỗ lực vươn lên vì cuộc sống mưu sinh, hạnh phúc của gia đình, góp phần làm nên sự phồn vinh của đất nước.

Thứ tư, hạn chế trong sử dụng pháp luật TĐKT trong thực hiện công tác xét tặng các danh hiệu thi đua và h nh thức khen thưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Một là, đ thực hiện quyền đề nghị khen thưởng, người lao động cần thực hiện nhiều thủ tục, hồ sơ. Đa phần việc quy định các thủ tục, hồ sơ này không được quy định trong văn bản pháp luật TĐKT, mà chủ yếu do các cơ quan, tổ chức quy định. Hiện nay, ở một số cơ quan, đơn vị phát sinh nhiều thủ tục gây khó cho người lao động, đặc biệt những người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Có thể kể đến: việc nộp các minh chứng đã kê khai trong báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng; việc lấy ý kiến của cấp ủy, công đoàn cùng cấp mà người lao động tham gia sinh hoạt, lấy ý kiến hiệp y của cơ quan thuế… Việc quy định như vậy, tuy đảm bảo được tính toàn diện và chính xác khi cơ quan thẩm quyền ra quyết định khen thưởng. Tuy nhiên, trong nhiều


Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay - 15

trường hợp lại phát sinh gây khó dễ đối với người đề nghị khen thưởng, phải xin xác nhận ý kiến của nhiều nơi khác nhau. Điều đặt ra ở đây, đó là cần phải có một cơ chế hợp lý, nhanh chóng và đảm bảo chính xác được các thông tin những vẫn đảm bảo sự thuận tiện cho người đề nghị khen thưởng.

Hai là, người lao động thực hiện quyền đề nghị khen thưởng còn nhiều kh khăn, chưa c tính chủ động. Điều này do quy định pháp luật TĐKT còn chung chung, nhiều quy phạm tùy nghi, dẫn đến việc thực hiện quyền đề nghị khen thưởng còn nhiều phức tạp. Điển hình là việc khen thưởng đối với người có sáng kiến, hiện nay thực hiện cực kỳ lúng túng, không thống nhất ở hầu hết các đơn vị. Đây cũng là một nội dung mà bộ phận phụ trách TĐKT phải trả lời nhiều nhất. Việc định nghĩa thế nào là sáng kiến, tuy đã được quy định trong pháp luật, những thể hiện ở ngoài thực tiễn xã hội là rất khó khăn. Chưa kể đối với một số đơn vị đặc thù như đơn vị giảng dạy, nghiên cứu lý luận, các đơn vị sự nghiệp của Đảng, việc khen thưởng sáng kiến rất phức tạp. Hơn nữa, việc lưu trữ, công khai sáng kiến không được thực hiện thường xuyên, dẫn đến việc người lao động khi thực hiện đề nghị công nhận sáng kiến cũng không chủ động, vì không biết sáng kiến này đã có ai đề nghị trước đó chưa… Ba là, việc người lao động thực hiện quyền đề nghị khen thưởng đối

với cá nhân, tập th khác chưa c quy định rõ ràng. Pháp luật TĐKT chưa quy định rõ ai là người chứng minh thành tích của cá nhân, tập thể đó (là cơ quan quản lý cán bộ, cơ quan TĐKT, hay là cá nhân phát hiện đề nghị khen thưởng)? Ai là người thực hiện hồ sơ khen thưởng? Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là cơ quan nào (cơ quan quản lý TĐKT theo ngạch hay cơ quan quản lý TĐKT theo địa phương)? Khi xảy ra sai sót, thì ai là người chịu trách nhiệm?...

Bốn là, hồ sơ, thủ tục, đề nghị khen thưởng qua nhiều cấp trung gian. Pháp luật TĐKT quy định về việc thành lập tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT, đồng thời cũng quy định về tổ chức Hội đồng TĐ-KT các cấp. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với đề nghị các HTKT cao, hồ sơ khen thưởng


phải trải qua rất nhiều cấp trung gian. Ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cá nhân ở Phòng Tài vụ, khi đề nghị khen thưởng Giấy khen, Bằng khen của Giám đốc Học viện phải trải qua các cấp xét duyệt như sau: Tập thể Phòng Tài vụ, Hội đồng TĐ-KT Phòng Tài vụ, Hội đồng TĐ-KT Văn phòng Học viện, Ban TĐ-KT Học viện, Hội đồng TĐ-KT Học viện (05 cấp). Nếu đề nghị khen Huân chương của Chủ tịch nước, còn phải qua Ban TĐ-KT Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Hội đồng TĐ-KT Trung ương (04 cấp). Như vậy là quá nhiều cấp trung gian. Việc này dẫn đến hai hệ lụy trong công tác khen thưởng: Một là, không đảm bảo tính kịp thời, qua mỗi khâu trung gian lại thực hiện việc xem xét, đánh giá, bình xét, công khai danh sách lấy ý kiến…Nếu tính thời gian để khen thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, phải xét từ danh hiệu Lao động tiên tiến, tổng thời gian từ khi nộp hồ sơ xét khoảng 4 tháng. Như vậy là không đảm bảo tính kịp thời. Hai là, Việc thực hiện xem xét, đánh giá hồ sơ khen thưởng không đảm bảo khách quan. Chỉ có cấp quản lý trực tiếp mới nắm rõ được thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị. Các cấp trung gian khác chỉ đơn thuần dựa vào hồ sơ (báo cáo thành tích) khen thưởng để xem xét. Như vậy, việc của cá nhân đề nghị khen thưởng chỉ là làm sao cho báo cáo thành tích có sức thuyết phục. Nhưng như vậy lại phụ thuộc nhiều vào người thẩm định hồ sơ. Nhiều trường hợp khen thưởng không đảm bảo tính tôn vinh, cũng có một phần nguyên nhân từ bất cập này.

Năm là, hồ sơ, thủ tục còn rườm rà, chưa tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức đề nghị khen thưởng. Đặc biệt các quy định về các trường hợp cần lấy hiệp y của cấp có thẩm quyền. Việc lấy hiệp y của các đơn vị chủ quản hoặc có liên quan là thêm một kênh tham khảo, giúp cho việc khen thưởng được toàn diện hơn, tuy nhiên, cũng tăng thêm một thủ tục. Mặt khác, việc hiệp y chưa được quy định rõ ràng về thể thức, thẩm quyền xác nhận, thủ tục xác nhận. khiến cho việc các cá nhân, tổ chức khi đề nghị khen thưởng gặp nhiều lúng túng, khó khăn.

Quy định thủ tục hồ sơ trong xét tặng danh hiệu ngoài văn bản đề nghị


xét tặng, báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân, Biên bản họp bình xét… còn cần thêm một số thủ tục liên quan, trong đó kể đến các trường hợp đề nghị xét tặng chiến sĩ thi đua các cấp cần phải có "chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến…" tại các Điều 49,50 Nghị định 91/1017/NĐ-CP… minh chứng rõ cho nguyên nhân này. Việc xác nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng chưa quy định cụ thể về cấp xác nhận, nội dung xác nhận, quy trình xác nhận… Với phạm vi sáng kiến được mở rộng ra các đến các đề tài nghiên cứu khoa học thì việc xác nhận phạm vi, hiệu quả lại càng khó, đặc biệt các công trình trong lĩnh vực khoa học xã hội. Việc quy định thêm điều kiện sẽ làm việc khen thưởng thêm thực chất, sát hợp hơn, tuy nhiên lại vô tình làm khó cho người lao động. Việc có chứng nhận như vậy về bản chất cũng không khác với các "giấy phép con" mà hiện đang rất phản cảm trong xã hội.

3.2.1.3. Hạn chế trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng

Thứ nhất, hạn chế trong áp dụng các quy định pháp luật về tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng

Hội đồng TĐ-KT ở nhiều nơi được thành lập chưa thống nhất về cơ cấu. Theo quy định, Chủ tịch Hội đồng TĐKT là thủ trưởng đơn vị. Tuy nhiên, có những đơn vị, thủ thủ trưởng đơn vị giao cho cấp phó phụ trách công tác TĐKT làm Chủ tịch Hội đồng TĐKT (như trường hợp ở Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Việc quy định Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng TĐKT đơn vị sẽ có tác động tích cực tới môi trường TĐKT vì: thứ nhất, công tác TĐKT sẽ được nhìn nhận ở vai trò, vị trí quan trọng hơn so với các mảng công tác khác mà không do thủ trưởng đơn vị phụ trách; thứ hai, các chính sách, quy định giữa công tác TĐKT và các công tác khác được đồng bộ hơn; thứ ba, đảm bảo tính đúng đắn, kịp thời hơn trong việc ban hành những chính sách, quy định về TĐKT hay những thủ tục liên quan tới công tác TĐKT. Do đó, những nơi mà


Thủ trưởng đơn vị không phải là Chủ tịch Hội đồng TĐKT thì những tác động đó sẻ suy giảm phần nào.

Thành phần tham gia Hội đồng TĐ-KT được quy định mang tính tuỳ nghi, do Thủ trưởng đơn vị quyết định. Vì vậy, thành phần tham gia Hội đồng TĐKT gồm các Phủ Chủ tịch và Uỷ viên không giống nhau. Tuy nhiên đối với những đơn vị có nhiều đơn vị trực thuộc, Hội đồng TĐKT không bao gồm tất cả các thủ trưởng đơn vị đó, mà theo cơ chế đại diện hoặc luân phiên. Như vậy sẽ có những bất cập: thứ nhất, không công bằng giữa đơn vị có thủ trưởng tham gia và không tham gia Hội đồng TĐKT. Việc không tham gia Hội đồng TĐKT sẽ làm cho đơn vị không có cơ hội được trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cũng như giải trình những trường hợp đề nghị khen thưởng. Thứ hai, vì thay đổi luân phiên nên các uỷ viên Hội đồng sẽ không theo dõi, nắm bắt được những thay đổi trong các chính sách, quy định, cũng như thực trạng môi trường TĐKT trong đơn vị, từ đó làm giảm chất lượng THPL TĐKT trong đơn vị nói chung.

Việc ban hành Quy chế về hoạt động của Hội đồng TĐ-KT cũng chưa được thực hiện triệt để. Quy chế hoạt động của Hội đồng TĐ-KT thường được tích hợp là một mảng trong Quy chế công tác TĐKT, mà chưa tách rời ra. Bên cạnh đó, hoạt động của Hội đồng TĐ-KT được quy định chung chung, thiếu cụ, đặc biệt trong việc phân định vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng cũng như hình thức, phương thức họp, và nội dung nhiệm vụ của Hội đồng còn chưa quy định rõ ràng. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng TĐKT.

Thứ hai, hạn chế trong áp dụng pháp luật các quy định về bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng

Các quy định về bộ máy làm công tác TĐKT được quy định rõ ràng, cụ thể trong Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ quy định về tổachức bộamáy làm công tác TĐKT. Tuy nhiên việc áp dụng các quy định trong tổ chức làm công tác TĐKT tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan


thuộc Chính phủ còn chưa thống nhất về mô hình tổ chức. Hiện nay, có 06/22 Bộ, cơ quan ngang Bộ lập Vụ TĐKT; có 07 Bộ, ngành thành lập Ban TĐ-KT; có 30 bộ, ban, ngành quyếtađịnh thành lập Phòng TĐ-KT. Về số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác TĐKT có 24 Bộ, ngành đã bố trí cán bộ kiêmanhiệm, 13 Bộ, ngành bố trí có cán bộ chuyênatrách. Đối với các doanhanghiệp, hội, trường học, công tác TĐKT chủ yếu do từ 01 đến 02 cán bộ thuộc bộ phận tổ chức hoặc Vănaphòng kiêm nhiệm.

Tại các cơ quan khác ở Trung ương, mặc dù Nghị định số 122/2005/NĐ-CP đã quy định tiêu chí thành lập Vụ TĐ-KT, nhưng nhiều Bộ, ngành đủ điều kiện cũng không trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Đã có nhiều cơ quan, đơn vị thành lập bộ phận công tác TĐKT riêng (Ban hoặc là Phòng). Tuy nhiên, cũng có một số đơn vị mới cử cán bộ theo dõi. Còn ở nhiều nơi hầu hết công tác TĐKT thuộc biên chế của Văn phòng hoặc Ban (Vụ) Tổ chức - Cán bộ. Có Bộ, cơ quan, tổ chức làm công tác TĐKT vẫn chỉ là bộ phận nhỏ đặt trong Vụ Pháp chế, Thi đua, tuyên truyền hoặc Văn phòng Bộ. Nhiều tổ chức chính trị, chính trị - xã hội chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác TĐKT nên hoạt động mang tính tùy nghi, thiếu tính tổ chức.

Đối với các địa phương, thời gian trước năm 2008, Ban TĐ-KT ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố. Có một số tỉnh đặt Ban TĐ-KT trong Sở Nội vụ. Ban Thi đua- Khen thưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau khi Ban TĐ-KT Trung ương có quyết định sáp nhập vào Bộ Nội vụ, đồng thời Chính phủ cũng có quy định mới, theo đó sáp nhập Ban TĐ-KT các tỉnh vào Sở Nội vụ. Việc chuyển cơ quan quản lý nhà nước về công tác TĐKT ở Trung ương và cấp tỉnh vào ngành nội vụ chỉ giảm đầu mối trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, lại làm tăng thêm thủ tục hành chính đối với công tác TĐKT.

Bên cạnh đó, tổ chức làm công tác TĐKT các cấp cũng chưa ổn định,


kiện toàn đầy đủ. Nhiều cơ quan nhà nước chỉ có 02-03 cán bộ, công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác TĐKT thuộc biên chế của Văn phòng hoặc Vụ Tổ chức - Cán bộ. Ở cấp huyện hầu hết mới bố trí được 01 công chức kiêm nhiệm; nhiều địa phương bố trí được biên chế cho công tác TĐKT nhưng thực tế chức danh này vẫn phải đrm nhiệm thêm một số công việc khác của phòng Nội vụ. Ở cấp Sở, ban, ngành của địa phương hầu hết là kiêm nhiệm do thiếu biên chế. Tại cấp xã theo quy định mới bố trí ½ biên chế. Chính vì vậy, tổ chức làm công tác TĐKT hiện nay vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ của công tác TĐKT.

3.2.1.4. Hạn chế trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

Thứ nhất, hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến về thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng

Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức THPL TĐKT trong thời gian qua vẫn tồn tại một số điểm cần khắc phục. Một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm thường xuyên việc đổi mới các hình thức, phương pháp tuyên truyền. Các hình thức tuyêna truyền thiết thực, hiệu quả nhằm đưa các quy định của pháp luật TĐKT vào đời sống chưa đạt được nhiều kết quả nổiabật. Thực tế công tác TĐKT hiện nay chỉ được quan tâm, để ý khi các tổ chức, địa phương tiến hành bình xét TĐKT cuối năm. Không những vật, trong bình xét khen thưởng có tình trạng bình xét chủ yếu theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào các quy định pháp luật, dẫn đến công tác TĐKT không đạt được hiệu quả như mong đợi.

Cá biệt vẫn còn một số đơn vị, cá nhân có nhận thức và cách hiểu sai lầm về khen thưởng. Họ cho rằng khen thưởng là việc mặc nhiên phải có, có tổng kết là phải có khen thưởng. Họ không có sự đánh giá, đối chiếu về kết quả, hiệu quả công việc của mình, của đơn vị đạt được ở mức độ nào. Ở những cá nhân này, HTKT được coi như một thứ "trang sức", một thứ lợi ích chung để chia nhau, như vậy là rất sai lầm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023